Kiên Giang triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn

Kiên Giang triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn
Thi công đập tạm ngăn mặn, giữ ngọt bằng cừ thép Larsen trên kênh ông Hiển, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành (Kiên Giang). Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN
Thi công đập tạm ngăn mặn, giữ ngọt bằng cừ thép Larsen trên kênh ông Hiển, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành (Kiên Giang). Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, trên cơ sở dự báo tình hình khí tượng - thủy văn mùa khô 2019 - 2020 của ngành chức năng Trung ương và địa phương, ngay trước mùa khô này, tỉnh xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại, ổn định sản xuất. Theo đó, thủy lợi được xác định là giải pháp quan trọng, hiệu quả nhất trong số các giải pháp ứng phó với hạn mặn đến thời điểm hiện nay.

Theo ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Kiên Giang, các địa phương vùng bị ảnh hưởng mặn như: Kiên Lương, Rạch Giá, An Minh, An Biên, Giang Thành, Gò Quao, Giồng Riềng, Châu Thành đã hoàn thành gia cố, đắp mới gần 200 đập ngăn mặn theo thời vụ để bảo vệ lúa vụ Đông Xuân 2019 - 2020 và tiếp tục phòng, chống hạn mặn cho vụ Hè Thu 2020.

Ông Nguyễn Phùng Như, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Riềng cho hay, trước tình trạng xâm nhập mặn sâu vào sông Cái Bé, huyện đắp 8 đập tạm tại các đầu kênh thủy lợi, kênh xáng thông ra sông này để ngăn mặn, giữ ngọt trên địa bàn, tạm thời khắc phục được tình trạng mặn xâm nhập vào đất sản xuất.

Đến nay, độ mặn bên trong các đập giảm dưới 1‰, đảm bảo an toàn cho lúa, nhưng đây là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân, huyện không chủ quan, tiếp tục đo độ mặn thường xuyên, cập nhật theo dõi dự báo thời tiết để kịp thời ứng phó với những tình huống bất lợi xảy ra trong mùa khô, bảo vệ sản xuất và đời sống dân sinh.

Ông Lương Văn Thái, ấp Năm Hải, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng phấn khởi bày tỏ, vụ Đông Xuân là vụ sản xuất chính trong năm. Lúa gieo sạ được khoảng 50 ngày tuổi, bắt đầu giai đoạn đòng trỗ rất cần có nước đầy đủ. Tuy nhiên, sau Tết âm lịch thì sông Cái Bé bị nước mặn xâm nhiễm với nồng độ mặn khá cao nên huyện và xã kịp thời hỗ trợ nông dân đắp các con đập ngay đầu kênh để ngăn mặn.

"Hiện nay, chúng tôi rất an tâm về nước mặn xâm nhập ở sông Cái Bé, không còn lo mặn xâm nhập vào đồng ruộng, lúa đang phát triển tốt. Vụ lúa Đông Xuân năm nay sẽ không thua kém mọi năm về năng suất, sản lượng và chất lượng do nông dân ứng dụng kỹ thuật vào đồng ruộng tiến bộ nhiều hơn trước.", ông Lương Văn Thái nói

Tương tự, ông Huỳnh Văn Nhã, Giám đốc Hợp tác xã Năm Hải, huyện Giồng Riềng cho hay, hiện nay lúa 45 - 50 ngày tuổi không bị ảnh hưởng hạn mặn do huyện đã kịp thời xuống các bờ đập ngăn mặn từ sông Cái Bé vào nội đồng. Hợp tác xã khuyến cáo bà con nông dân thành viên thường xuyên theo dõi độ mặn, đo độ mặn chính xác trước khi bơm nước vào đồng ruộng dự trữ tưới cho lúa để tránh thiệt hại, tăng cường thăm đồng để sớm phát hiện sâu bệnh gây hại, phòng trừ kịp thời cũng như ứng phó với những tình huống bất lợi khác.

Vụ Đông Xuân 2019 - 2020 ở tỉnh Kiên Giang đến nay đã thu hoạch hơn 40.500 ha, đạt trên 14% diện tích gieo trồng, số diện tích còn lại hơn 24.520 chủ yếu ở giai đoạn đòng trỗ và trỗ chín. Dự kiến, vùng Tây sông Hậu sẽ thu hoạch dứt điểm vào khoảng giữa tháng 3/2020 và vùng Tứ giác Long Xuyên cuối tháng 3/2020.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, độ mặn mùa khô 2019 - 2020 xuất hiện sớm hơn mùa khô 2015 - 2016 khoảng 20 ngày, sớm hơn trung bình nhiều năm 2 tháng, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và nội đồng trên địa bàn tỉnh xuống rất thấp. Độ mặn ven biển tăng cao gây xâm nhập sâu vào nội đồng trong tháng 1 và  đầu tháng 2/2020 và hiện đang diễn biến phức tạp, khó lường.
Diện tích lúa bị thiệt hại do mặn đến nay gần 600 ha, tập trung ở 2 huyện Hòn Đất và Kiên Lương, giảm năng suất 30 - 70%. Nguyên nhân chủ yếu là tại các khu vực này, sản xuất lúa - tôm đan xen sử dụng chung kênh thủy lợi cấp, thoát nước. Các hộ nuôi tôm trong quá trình cải tạo, vệ sinh ao đầm nuôi đã bơm xả nước mặn ra trực tiếp một số tuyến kênh gây nhiễm mặn, ảnh hưởng đến sản xuất lúa.

Theo Đài Khí tượng - Thủy văn Kiên Giang, dự báo tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh này trong thời gian tới tiếp tục ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, tương đương mùa khô 2015 - 2016. Thời gian độ mặn xảy ra gay gắt nhất năm khả năng xuất hiện trong tháng 3 và nửa đầu tháng 4/2020.

Trước tình hình này, tỉnh Kiên Giang tiếp tục chỉ đạo các huyện, thành phố tập trung theo dõi chặt chẽ tình hình khô hạn, xâm nhập mặn và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ”, không lơ là, chủ quan. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân kiểm tra chất lượng nước trước khi bơm tưới, tích trữ sử dụng nguồn nước một cách khoa học, tiết kiệm và hợp lý, bảo vệ tốt, an toàn các trà lúa Đông Xuân 2019 - 2020 đang giai đoạn đòng trỗ không bị thiếu nước, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa gạo.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang chỉ đạo đơn vị chức năng quan trắc môi trường đúng định kỳ, cập nhật thông tin về tình hình nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn để chủ động ứng phó; theo dõi, kiểm tra chặt chẽ và tiếp tục đắp đập trên những tuyến kênh rạch có khả năng xâm nhập mặn vào nội đồng, khuyến cáo nông dân không bơm tưới nước cho lúa có độ mặn trên 2‰, không xuống giống sớm vụ lúa Hè Thu 2020.

Lê Huy Hải

Có thể bạn quan tâm

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 3/4, có 53/54 tỉnh đã triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh sởi được 762.320/800.719 đối tượng, đạt 95,2%. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ do đã hoàn thành việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng đạt tỷ lệ cao trong năm 2024 và đầu năm 2025 nên còn số ít đối tượng cần tiêm chủng và triển khai lồng ghép vào ngày tiêm chủng thường xuyên.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Chiều 4/4, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trước thông tin một số báo chí phản ánh, cánh đồng lúa vụ Đông Xuân của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ở hai bên đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công bị thiệt hại do công trình bơm cát đắp nền, do hai bên cao tốc không có mương thoát nước nên phèn và nước mặn tràn thấm xuống ruộng.

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Chiều 2/4, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, lực lượng chức năng của đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn và bắt quả tang 47 đối tượng liên quan.

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Ngày 2/4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về vụ việc bác sỹ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, bị hành hung ngày 31/3. Vụ việc đã gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực công tác khám, chữa bệnh, an toàn của người bệnh và nhân viên y tế.

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Chung tay cùng cả nước, tỉnh Bạc Liêu đã huy động tối đa nguồn lực từ sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, triển khai thực hiện chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần mang lại “mái ấm” kiên cố cho người dân trong tỉnh vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Ngày 1/4, Giám đốc Ban Quản lý, Bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn (Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn) Phùng Đức Hạnh cho biết, để đảm bảo an toàn cho người và các phượng tiện tham gia giao thông, đặc biệt là dân sinh sống gần khu vực sụt lún, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn đã đề nghị UBND huyện Na Rì chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân không đi lại, chăn thả gia súc vào gần khu vực sụt lún, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản; theo dõi và tuyên truyền cho người dân sống gần khu vực sụt lún; nếu hố lún tiếp tục phát triển và mở rộng thêm, mất an toàn cho người dân sống trong khu vực, phải có phương án di dời người dân.