Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án chủ trì hội nghị.
Đề án tập trung vào bốn mục tiêu tổng quát là đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, hướng đến kinh tế tri thức, kinh tế số; quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo; nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; tăng cường sự tham gia quản lý của người dân.
Với mục tiêu đó, tầm nhìn của Đề án đến năm 2025 là “Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững, trên nền tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm đô thị”.
Các mục tiêu của Đề án sẽ được thực hiện với bốn chủ thể chính của đô thị: Chính quyền, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Cụ thể, thành phố thông minh sẽ đáp ứng nhu cầu dự báo phát triển chính xác hơn và thông qua xây dựng chính quyền điện tử, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu nhằm gia tăng hiệu quả điều hành trên các lĩnh vực; người dân sẽ được cung cấp các tiện ích hỗ trợ để ra quyết định tối ưu; doanh nghiệp sẽ có môi trường minh bạch, đơn giản, thuận tiện hoạt động và được cung cấp nhiều thông tin để có quyết định kinh doanh chính xác; đối với các tổ chức xã hội, đô thị thông minh tạo ra kết nối phản hồi thông tin để họ tham gia một cách hiệu quả vào quá trình cung cấp các dịch vụ cho đô thị.
Dẫn chứng một số lợi ích cho người dân khi xây dựng đô thị thông minh, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, người dân sẽ được trải nghiệm hệ thống vận tải hành khách công cộng chất lượng cao, xuyên suốt với vé điện tử liên thông; giải pháp thu phí thông minh, đỗ xe thông minh giúp người dân thuận lợi trong việc gửi và đỗ xe; dữ liệu mở về giao thông và thông tin dự báo giao thông giúp người dân tìm lộ trình di chuyển phù hợp, giảm ùn tắc; bệnh án điện tử sẽ cho phép người dân truy cập bằng thiết bị điện thoại di động để xem, lưu trữ và chia sẻ với đội ngũ chăm sóc y tế…
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nếu Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh được xem như động lực trực tiếp, thì việc xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh được xem như một đòn bẩy để thành phố tăng trưởng vượt bậc so với phương pháp tăng trưởng truyền thống, chủ yếu dựa vào vốn và lao động.
Đây còn được kỳ vọng như một làn gió mới để thu hút đầu tư, tạo ra những giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Ngoài những tiện ích do đô thị thông minh mang lại, có một ưu điểm rất lớn của đô thị thông minh là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện và phát triển bao trùm.
Ông Nguyễn Thành Phong khẳng định, Ban điều hành Đề án sẽ đẩy mạnh huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, khuyến khích doanh nghiệp phát triển công nghiệp vi mạch; tăng cường đầu tư và phát triển thị trường cho thuê các dịch vụ công nghệ thông tin.
Các cơ quan, đơn vị của thành phố sẽ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong từng lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
Về giải pháp thực hiện Đề án, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Đề án tập trung vào bốn trụ cột là xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố; xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố; xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; thành lập Trung tâm An toàn thông tin thành phố.
Việc xây dựng các Trung tâm sẽ được Thành phố kêu gọi, thu hút các nguồn lực từ xã hội, nhất là các doanh nghiệp.
Ngoài ra, Thành phố cũng xây dựng Khung công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho đô thị thông minh./.
Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân gặp gỡ trao đổi với các đại biểu. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN |
Với mục tiêu đó, tầm nhìn của Đề án đến năm 2025 là “Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững, trên nền tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm đô thị”.
Các mục tiêu của Đề án sẽ được thực hiện với bốn chủ thể chính của đô thị: Chính quyền, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Cụ thể, thành phố thông minh sẽ đáp ứng nhu cầu dự báo phát triển chính xác hơn và thông qua xây dựng chính quyền điện tử, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu nhằm gia tăng hiệu quả điều hành trên các lĩnh vực; người dân sẽ được cung cấp các tiện ích hỗ trợ để ra quyết định tối ưu; doanh nghiệp sẽ có môi trường minh bạch, đơn giản, thuận tiện hoạt động và được cung cấp nhiều thông tin để có quyết định kinh doanh chính xác; đối với các tổ chức xã hội, đô thị thông minh tạo ra kết nối phản hồi thông tin để họ tham gia một cách hiệu quả vào quá trình cung cấp các dịch vụ cho đô thị.
Dẫn chứng một số lợi ích cho người dân khi xây dựng đô thị thông minh, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, người dân sẽ được trải nghiệm hệ thống vận tải hành khách công cộng chất lượng cao, xuyên suốt với vé điện tử liên thông; giải pháp thu phí thông minh, đỗ xe thông minh giúp người dân thuận lợi trong việc gửi và đỗ xe; dữ liệu mở về giao thông và thông tin dự báo giao thông giúp người dân tìm lộ trình di chuyển phù hợp, giảm ùn tắc; bệnh án điện tử sẽ cho phép người dân truy cập bằng thiết bị điện thoại di động để xem, lưu trữ và chia sẻ với đội ngũ chăm sóc y tế…
Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong phát biểu. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN |
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Quốc hội vừa có Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, thì việc công bố Đề án đã thể hiện sự chủ động, quyết tâm của Thành phố nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đô thị thông minh chính là cách giải quyết vấn đề đô thị và việc Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh sẽ giúp giải quyết các vấn đề bức thiết trong phát triển. Ngoài ra, thông qua đô thị thông minh, bản thân người dân, tổ chức sẽ phát huy tối đa năng lực của mình, là chủ thể sáng tạo, đồng thời người dân sẽ giám sát thực hiện, xã hội phát triển có kiểm soát.
Đặt vấn đề bao giờ hết kẹt xe và ngập nước, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, chúng ta chưa có câu trả lời do chưa dự báo được. Nếu chúng ta có số liệu, dữ liệu và các phần mềm hiện đại để thu thập, phân tích dữ liệu thì sẽ dự báo được. Do vậy, mục tiêu quan trọng nhất của Đề án là phát triển kinh tế bền vững, trong đó phải dự báo, thấy trước khó khăn, giải pháp phòng ngừa và liên kết tốt; phải làm sao kết hợp các nguồn lực để đạt hiệu quả cao hơn trong khi từng nguồn lực không thay đổi, cùng với đó tạo môi trường sống của người dân phải tốt trong các vấn đề như hạ tầng, chất lượng không khí, thúc đẩy dịch vụ y tế… Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân gặp gỡ trao đổi với các đại biểu. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN |
Đây còn được kỳ vọng như một làn gió mới để thu hút đầu tư, tạo ra những giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Ngoài những tiện ích do đô thị thông minh mang lại, có một ưu điểm rất lớn của đô thị thông minh là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện và phát triển bao trùm.
Ông Nguyễn Thành Phong khẳng định, Ban điều hành Đề án sẽ đẩy mạnh huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, khuyến khích doanh nghiệp phát triển công nghiệp vi mạch; tăng cường đầu tư và phát triển thị trường cho thuê các dịch vụ công nghệ thông tin.
Các cơ quan, đơn vị của thành phố sẽ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong từng lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
Về giải pháp thực hiện Đề án, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Đề án tập trung vào bốn trụ cột là xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố; xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố; xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; thành lập Trung tâm An toàn thông tin thành phố.
Việc xây dựng các Trung tâm sẽ được Thành phố kêu gọi, thu hút các nguồn lực từ xã hội, nhất là các doanh nghiệp.
Ngoài ra, Thành phố cũng xây dựng Khung công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho đô thị thông minh./.
Tiến Lực