Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái
Theo bà Trịnh Thanh Hằng, Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện cả nước có 2,5 triệu lao động dệt may, trong đó tỉ lệ lao động nữ chiếm rất cao. Thống kê tại Việt Nam gần đây cho thấy 58% phụ nữ đã từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời. Thông qua diễn đàn này, công nhân lao động trực tiếp, nhất là nữ công nhân lao động trong ngành dệt may có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống.
Bà Trịnh Thanh Hằng, Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Bà Trịnh Thanh Hằng, Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
 
Bà Lê Thị Linh Trang - Tiến sĩ tâm lý, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái vẫn còn diễn biến phức tạp. Tình trạng này khiến họ không chỉ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn là đối tượng bị mua bán, xâm hại tình dục và chịu nhiều hình thức bạo lực ngoài phạm vi gia đình.
 
Bà Lê Thị Linh Trang cũng chia sẻ thực trạng chung liên quan đến bạo lực gia đình, cách nhận diện hành vi bạo lực gia đình, quấy rối tình dục; đồng thời bày tỏ mong muốn sau diễn đàn, mỗi công nhân lao động sẽ là một tuyên truyền viên vận động bạn bè, người thân và cộng đồng cùng "nói không với bạo lực gia đình, bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái".
Bà Lê Thị Linh Trang, Tiến sĩ tâm lý, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với công nhân lao động về việc chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Bà Lê Thị Linh Trang, Tiến sĩ tâm lý, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với công nhân lao động về việc chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
 
Nhiều công nhân lao động tham dự diễn đàn đã bày tỏ nguyện vọng được hướng dẫn các giải pháp để phòng, chống bạo hành, xây dựng gia đình hạnh phúc, nhất là được tham gia các hoạt động tìm hiểu về ngày gia đình Việt Nam, cần làm gì khi bị bạo hành, xâm hại tình dục…

Cũng tại diễn đàn, các chuyên gia tâm lý đã chia sẻ quan điểm về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, các hình thức bạo lực đối với phụ nữ, phương pháp phòng chống bạo hành, xâm hại tình dục… bằng những câu chuyện thực tiễn trong cuộc sống.
Công nhân lao động ngành dệt may chia sẻ về nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Công nhân lao động ngành dệt may chia sẻ về nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
 
Các chuyên gia cũng xác định việc nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng; đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ góp phần xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, tạo sự ổn định của xã hội./.
  Thanh Vũ
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm