Đây là sự kiện thường niên nhằm trao đổi thông tin giữa lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh với các doanh nghiệp, hiệp hội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông để tìm ra các giải pháp phát triển ngành.
Chủ đề về những giải pháp xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh là nội dung được các đại biểu tập trung trao đổi, đề xuất tại hội nghị năm nay.
Với việc triển khai đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025” và Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi sự tham gia tích cực và đồng hành của các doanh nghiệp trong và ngoài nước hiến kế, đầu tư dự án hạ tầng công nghệ với mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính, giao thông thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh…
Theo ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), với chủ trương đã có, Thành phố Hồ Chí Minh cần có một kế hoạch triển khai các công việc một cách cụ thể, có tầm nhìn dài hạn.
Hiện nay, rất nhiều nơi kêu gọi triển khai các dự án thông minh, thế nhưng nếu không có sự liên kết thì không thể trở thành thành phố thông minh. Phải làm sao để tất cả các dự án như giao thông, giáo dục, y tế… thông minh phải được liên kết một cách chặt chẽ bằng một hệ thống điều hành, quản lý, khai thác chung.
Ông Phạm Đức Long cho rằng, hiện nay dữ liệu thông tin đang nằm ở các sở, ngành, các đơn vị quận, huyện. Vì vậy cần xây dựng một trục liên thông các dữ liệu này để từ đó sẽ hình thành kho dữ liệu dùng chung như mục tiêu Thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra. VNPT mong muốn tiếp tục được tham gia hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh trong dự án này.
Còn theo ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía Nam, an toàn thông tin rất quan trọng đối với một thành phố thông minh. Một đô thị thông minh sẽ phải đối mặt với những thách thức an ninh về quyền riêng tư, bảo mật của dữ liệu; nguy cơ khi hỗ trợ xu thế mang thiết bị cá nhân; tội phạm không gian mạng… Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cần chuẩn bị sẵn những giải pháp công nghệ hiện đại để giải quyết những nguy cơ này, đồng thời xây dựng Trung tâm điều hành an toàn mạng.
Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Các đại biểu đã nhận thức rất chính xác thế nào là một đô thị thông minh và chỉ ra những vấn đề mà Thành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt trong việc này. Một đô thị thông minh là một đô thị quản lý phải có dự báo được sự phát triển của mọi mặt trong trung, dài hạn để có những giải pháp kịp thời.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, các đại biểu tham gia hỗ trợ chính quyền Thành phố rà soát, đi đầu trong xây dựng dự thảo các văn bản quy định về an toàn thông tin, gửi các bộ, ngành cho ý kiến và trình Chính phủ thông qua; đồng thời cần tiếp tục quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin; nghiên cứu hướng đi tiếp theo cho ngành vi mạch của thành phố; quy hoạch hệ thống hạ tầng viễn thông; tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ thông tin mở rộng thị trường ứng dụng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố.
Dịp này, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố đã ký kết hợp tác với Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - Chi hội phía Nam, Hội tin học và Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn Thành phố Hồ Chí Minh./.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân , Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Thành Chung - TTXVN |
Chủ đề về những giải pháp xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh là nội dung được các đại biểu tập trung trao đổi, đề xuất tại hội nghị năm nay.
Với việc triển khai đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025” và Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi sự tham gia tích cực và đồng hành của các doanh nghiệp trong và ngoài nước hiến kế, đầu tư dự án hạ tầng công nghệ với mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính, giao thông thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh…
Theo ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), với chủ trương đã có, Thành phố Hồ Chí Minh cần có một kế hoạch triển khai các công việc một cách cụ thể, có tầm nhìn dài hạn.
Hiện nay, rất nhiều nơi kêu gọi triển khai các dự án thông minh, thế nhưng nếu không có sự liên kết thì không thể trở thành thành phố thông minh. Phải làm sao để tất cả các dự án như giao thông, giáo dục, y tế… thông minh phải được liên kết một cách chặt chẽ bằng một hệ thống điều hành, quản lý, khai thác chung.
Ông Phạm Đức Long cho rằng, hiện nay dữ liệu thông tin đang nằm ở các sở, ngành, các đơn vị quận, huyện. Vì vậy cần xây dựng một trục liên thông các dữ liệu này để từ đó sẽ hình thành kho dữ liệu dùng chung như mục tiêu Thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra. VNPT mong muốn tiếp tục được tham gia hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh trong dự án này.
Còn theo ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía Nam, an toàn thông tin rất quan trọng đối với một thành phố thông minh. Một đô thị thông minh sẽ phải đối mặt với những thách thức an ninh về quyền riêng tư, bảo mật của dữ liệu; nguy cơ khi hỗ trợ xu thế mang thiết bị cá nhân; tội phạm không gian mạng… Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cần chuẩn bị sẵn những giải pháp công nghệ hiện đại để giải quyết những nguy cơ này, đồng thời xây dựng Trung tâm điều hành an toàn mạng.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thành Chung – TTXVN |
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, các đại biểu tham gia hỗ trợ chính quyền Thành phố rà soát, đi đầu trong xây dựng dự thảo các văn bản quy định về an toàn thông tin, gửi các bộ, ngành cho ý kiến và trình Chính phủ thông qua; đồng thời cần tiếp tục quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin; nghiên cứu hướng đi tiếp theo cho ngành vi mạch của thành phố; quy hoạch hệ thống hạ tầng viễn thông; tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ thông tin mở rộng thị trường ứng dụng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố.
Dịp này, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố đã ký kết hợp tác với Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - Chi hội phía Nam, Hội tin học và Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn Thành phố Hồ Chí Minh./.
Nguyễn Chung
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN