Chất lượng không khí tại công sở ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của nhân viên

Nếu bạn cảm thấy uể oải ở công sở - ô nhiễm và thông gió kém có thể là nguyên nhân.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Harvard (Mỹ), công bố ngày 9/9 trên tạp chí Environmental Research Letters, đã phát hiện rằng chất lượng không khí trong văn phòng có thể tác động đáng kể đến khả năng nhận biết của nhân viên, bao gồm tốc độ phản ứng và khả năng tập trung.

Một trong các tác giả của nghiên cứu trên, ông Jose Guillermo Cedeno Laurent cho biết: “Đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của ô nhiễm ngoài trời, nhưng 90% thời gian của chúng ta là ở trong nhà”. Theo ông, một số ít nghiên cứu trước đây về các điều kiện không khí trong nhà chỉ tập trung vào các yếu tố như nhiệt độ, hơn là tác động đối với nhận thức.

Ông Cedeno Laurent và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu đối với các 302 nhân viên văn phòng ở 6 quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Thái Lan, Mỹ và Anh) trong thời gian 1 năm. Nghiên cứu kết thúc vào tháng 3/2020, khi đại dịch COVID-19 dẫn tới hàng loạt lệnh phong tỏa trên khắp thế giới. Những người tham gia nghiên cứu ở độ tuổi từ 18-65, làm việc ít nhất 3 ngày/tuần tại văn phòng và có chỗ ngồi cố định trong phòng. Nơi làm việc của họ được gắn một thiết bị cảm ứng môi trường để giám sát trong thời gian thực mật độ hạt bụi mịn kích thước từ 2,5 micrometers trở xuống (PM 2.5), cũng như CO2, nhiệt độ và độ ẩm. Người tham gia nghiên cứu được cấp một ứng dụng trên điện thoại để thực hiện các bài kiểm tra về nhận thức vào các thời điểm xác định trước hoặc khi thiết bị cảm ứng phát hiện mật độ PM 2.5 và CO2 giảm xuống dưới hoặc tăng vượt một số mốc đã định.

Mật độ CO2 thể hiện mức thông gió trong phòng. Ở ngoài trời, mật độ CO2 khoảng 400ppm được coi là giới hạn cao nhất, trong khi giới hạn trong phòng là 1.000ppm.

Trong nghiên cứu trên, có hai bài kiểm tra. Bài kiểm tra đầu tiên yêu cầu xác định chính xác màu sắc của từ hiện trên màn hình điện thoại trong khi nghĩa của từ là màu khác, qua đó đánh giá tốc độ nhận biết và khả năng tập trung. Bài kiểm tra thứ hai là phép tính cộng hoặc trừ số có hai chữ số để đánh giá khả năng nhận biết và ghi nhớ.

Kết quả cho thấy khi mức độ PM 2.5 tăng lên mức 10 micrograms/m3 làm giảm 1% tốc độ nhận biết trong cả hai bài kiểm tra và giảm hơn 1% độ chính xác trong câu trả lời. Để so sánh, mức PM2.5 ngoài trời tại thủ đô Washington của Mỹ là 13,9 micrograms/m3 vào ngày 9/9 (theo trang IQAir), trong khi con số này là 42 micrograms/m3 ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ.

Về nồng độ CO2, kết quả nghiên cứu cho thấy cứ tăng lên mức 500ppm sẽ dẫn tới giảm hơn 1% tốc độ phản ứng và hơn 2% độ chính xác trong hai kiểm tra trên.

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy phơi nhiễm PM2.5 trong thời gian dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và gây thoái hóa thần kinh. Nghiên cứu nói trên là nghiên cứu đầu tiên cho thấy các tác động tức thời của việc phơi nhiễm PM2.5.

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị một số biện pháp đối với các nhân viên công sở trở lại làm việc tại văn phòng. Trước tiên là mở cửa sổ. Nếu chất lượng không khí ngoài trời không tốt, cần nâng cấp hệ thống lọc khí của tòa nhà hoặc bổ sung các máy lọc không khí cầm tay cũng là biện pháp hiệu quả.

Nghiên cứu trên được công bố trong bối cảnh Quốc hội Mỹ đang thảo luận để thông qua gói hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Ông Cedeno Laurent cho rằng giờ là lúc phải lên kế hoạch cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả, xây dựng những tòa nhà có hệ thống thông gió và lọc khí tốt.

Bích Liên

Tin liên quan

Mười thành phố trên thế giới có chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe

Sáng 6/2, theo hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir có trụ sở chính tại Thụy Sỹ), top 10 trong số 92 thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới được quan trắc có chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe gồm Kolkata (Ấn Độ), Pristina (Kosovo), Dhaka (Bangladesh), Karachi (Pakistan), Thẩm Dương (Trung Quốc), Belgrade (Serbia), Kathmandu (Nepal), Mumbai (Ấn Độ), Lahore (Pakistan) và Delhi (Ấn Độ). Theo thang bảng này, Hà Nội của Việt Nam đang đứng thứ 11 và Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 30.


Giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí đối với trẻ em

Tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp đang ở mức đáng báo động và ngày càng trầm trọng.“Làn khói” mờ ảo xuất hiện cả ngày chính là lớp bụi mịn – một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp. Theo các chuyên gia, trẻ em nằm trong nhóm đối tượng dễ chịu tác động nhất của ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí là mối đe dọa đối với sức khỏe và sự phát triển não bộ của trẻ em.


Người dân nên hạn chế các hoạt động ngoài trời vào buổi sáng

Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong những ngày thời tiết ô nhiễm bụi mịn ở mức đỏ đến nâu, những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Trong những ngày chất lượng không khí ở mức kém và xấu thì hạn chế các hoạt động ngoài trời, luôn đeo khẩu trang chống được bụi mịn và hạn chế mở cửa nhà, nhất là tại các khu đông dân ở Hà Nội.


Chuyên gia y tế khuyến cáo bảo vệ sức khoẻ khi ô nhiễm không khí vượt ngưỡng

Sáng 30/9, theo ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí AirVisual quốc tế, Hà Nội tiếp tục là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với mức độ ô nhiễm vượt qua báo động đỏ, lên tới ngưỡng tím với chỉ số AQI là 272 vào lúc 6 giờ 30. Đây là mức nguy hại đến sức khỏe của tất cả mọi người. Ô nhiễm không khí và bụi mịn khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe.


Chủ động tìm hiểu để có biện pháp phòng tránh ô nhiễm không khí

Trong những ngày qua, chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng cao, trở thành vấn đề nóng được nhiều người dân quan tâm. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần chủ động tìm hiểu và có những biện pháp phòng tránh để giảm thiểu tác hại đến sức khỏe.


Khuyến cáo cách phòng tránh khi chất lượng không khí xuống thấp

Về hiện tượng nồng độ bụi mịn tăng cao trong không khí, các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương khuyến cáo, người dân cần theo dõi hàng ngày các quan trắc môi trường, nếu có báo động cam (AQI từ 101-200), đỏ (AQI từ 201-300) trở lên thì nên hạn chế ra đường.



Đề xuất