Chàng kỹ sư trẻ Hồ Xuân Vinh với “khát vọng xanh”

Chàng kỹ sư trẻ Hồ Xuân Vinh với “khát vọng xanh”

"Đối với một sáng chế khoa học, công nghệ điều đầu tiên là phải đánh giá được tính khả thi và tính ứng dụng vào cuộc sống. Đặc biệt, để làm nên một sáng chế, điều quan trọng là vốn và kỹ thuật, phải hiểu rất sâu về kỹ thuật và có đầu tư vốn dài hạn cho nó. Mỗi sáng chế phải trải qua nhiều lần thử nghiệm đòi hỏi sự kiên trì, vậy nên đừng bao giờ nghĩ đến chuyện "một phát ăn ngay...". Đó là chia sẻ của chàng kỹ sư trẻ Hồ Xuân Vinh, người vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen với hàng loạt sáng chế góp phần bảo vệ môi trường.

Chàng kỹ sư trẻ Hồ Xuân Vinh với “khát vọng xanh” ảnh 1Kỹ sư Hồ Xuân Vinh (giữa), Phó Giám đốc TNHH Hồ Hoàn Cầu, cùng các công nhân công ty sản xuất máy móc tại công ty. Ảnh: Văn Tý-TTXVN

Không ngừng đổi mới, sáng tạo

Hồ Xuân Vinh sinh năm 1987, ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Anh là một kỹ sư trẻ với nhiều sáng kiến về khoa học, công nghệ. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ tại Đại học Bách Khoa Hà Nội và trải nghiệm công việc tại đây, năm 2012, Vinh trở về quê nối nghiệp bố, điều hành Nhà máy cơ khí Hồ Hoàn Cầu. Được truyền đam mê chế tạo máy móc, cơ khí từ bố cùng với những kiến thức từ giảng đường Đại học, anh liên tục có những sáng chế mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chàng kỹ sư trẻ Hồ Xuân Vinh với “khát vọng xanh” ảnh 2Kỹ sư Hồ Xuân Vinh (phải), Phó Giám đốc TNHH Hồ Hoàn Cầu, cùng các công nhân công ty sản xuất máy móc tại công ty. Ảnh: Văn Tý-TTXVN

Sản phẩm đầu tiên và thành công nhất của Hồ Xuân Vinh là máy sản xuất gạch không nung. Nhận thấy sự chuyển dịch từ vật liệu nung sang vật liệu không nung ngày càng bức thiết song trên thị trường máy sản xuất rất ít, năng suất thấp nhưng giá thành cao, sau nhiều năm mày mò, gặp không ít thất bại, năm 2014, anh đã cải tiến thành công máy đóng gạch bằng tay lên máy ép gạch cơ.

Không dừng lại ở đó, Vinh liên tiếp cải tiến, phát triển dòng máy ép gạch cơ lên dòng máy ép gạch công nghệ thủy lực 2 chiều rồi máy ép gạch thế hệ thứ 9 với tính năng tự động hoàn toàn có công suất 15.000 viên/ca. Sản phẩm sau đó đã đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo khoa học và công nghệ Nghệ An năm 2017 và được khách hàng phản hồi rất tích cực.

Cũng trong năm 2017, Hồ Xuân Vinh được Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Thế giới, Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam chọn làm Chủ nhiệm và tài trợ dự án sáng tạo chống biến đổi khí hậu với đề tài "Giảm sử dụng đất sét nông nghiệp, giảm khí thải, giảm lượng chất đốt tiêu thụ của việc sản xuất gạch không nung bằng giải pháp máy đúc gạch không nung Hồ Hoàn Cầu". Trong 1 năm thực hiện, dự án đã vượt qua chỉ tiêu và được đánh giá rất cao khi cung cấp ra thị trường 520 bộ máy, sản xuất được 728 triệu viên gạch.

Vinh tâm sự: "Ở nước ta, tình trạng sao chép, xâm phạm bản quyền về máy móc rất nhiều. Bản thân các sản phẩm của công ty sau khi tung ra thị trường cũng bị nhiều đơn vị sao chép nhưng cũng khó khởi kiện vì vừa tốn chi phí, thời gian, công sức. Vì vậy, bên cạnh thực hiện các chiến lược về hậu mãi, chăm sóc khách hàng tốt hơn thì mình phải không ngừng cải tiến sản phẩm để luôn là người đi trước".

Một số sản phẩm được Vinh phát triển thành công và được thị trường đón nhận như máy ép gạch Terrazzo, máy bẻ đai thép tự động, máy trộn bê tông tươi. Từ hai dòng sản phẩm ban đầu, hiện Nhà máy cơ khí Hồ Hoàn Cầu đã có 16 danh mục sản phẩm. Các dây chuyền sản xuất vật liệu không nung Hồ Hoàn Cầu hiện đã có mặt tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Lào, Campuchia, Thái Lan, Angola, Bờ Biển Ngà, Cuba...

"Ngay tại quê hương xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) có hơn 250 bộ máy gạch không nung do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồ Hoàn Cầu cung cấp, đã tạo thành một làng nghề gạch không nung bền vững, tạo sinh kế cho hàng trăm cơ sở sản xuất và việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương. Đây cũng là xã duy nhất và đầu tiên của cả nước có làng nghề gạch không nung, là điểm sáng trong Chương trình 567 của Chính phủ, Bộ Xây dựng về phát triển gạch không nung", anh Vinh tự hào cho biết.

Tiếp nối khát vọng xanh

Nối tiếp thành công từ các sản phẩm máy xây dựng, mới đây, anh Hồ Xuân Vinh tiếp tục sáng chế thành công máy chế biến sợi từ thân chuối. Anh cho biết: "Dây chuyền có thể chẻ, tách sợi từ thân chuối, biến bẹ chuối thành một lượng sợi lớn làm nguyên liệu cho nhiều ngành ở Việt Nam như ngành sợi thời trang, bao bì, giấy. Ngoài ra, phần bã chuối tưởng sẽ bỏ đi được tôi nghiên cứu công nghệ ép tách bã khô và nước, sau đó nước sẽ được ủ lên men để thành nước dinh dưỡng giàu Kali là phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng, còn bã có thể làm các loại bát, đĩa, khay dùng 1 lần hay ủ làm phân hữu cơ bón lại chính các vườn chuối. Dây chuyền này giúp người nông dân có thêm nguồn thu nhập ổn định".

Chàng kỹ sư trẻ Hồ Xuân Vinh với “khát vọng xanh” ảnh 3Kỹ sư Hồ Xuân Vinh nhận Giải thưởng Lương Đình Của năm 2021 của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN phát

Để thực hiện sứ mệnh trong ngành chế biến sợi tự nhiên, năm 2021, anh Hồ Xuân Vinh mạnh dạn thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn ABACA Việt Nam. Công ty sẽ dẫn dắt thị trường và làm ra dây chuyền công nghệ, làm ra các mô hình để chứng minh tính hiệu quả. Mô hình sáng tạo này đã được Trung ương Đoàn đánh giá cao và là một trong ba mô hình thanh niên sáng tạo được giới thiệu trong Diễn đàn thanh niên quốc tế 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia năm 2021, được Cụm đoàn Bắc Trung Bộ chứng nhận là mô hình sáng tạo tiêu biểu cấp cụm năm 2021. Dự án Phát triển ngành sợi chuối Việt Nam đã đạt giải nhất Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2021; giải nhất Cuộc thi toàn quốc khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo do Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức; giải nhì, giải ba Sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC Nghệ An 2021. Ngoài ra, dự án đã đạt giải ba dự án xuất sắc nhất Chương trình Phát triển dự án khởi nghiệp Quốc gia năm 2021.

Không chỉ là gương sáng về khởi nghiệp, sáng tạo khoa học, Hồ Xuân Vinh còn là đảng viên gương mẫu, năng động trong các hoạt động phong trào. Trên cương vị là Phó Bí thư Chi bộ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồ Hoàn Cầu, Hồ Xuân Vinh được cấp trên đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 3 năm liên tục từ năm 2018 đến 2020, là "Đảng viên trẻ tiêu biểu" tỉnh Nghệ An năm 2021.

Anh Đặng Ngọc Minh, Bí thư Huyện đoàn Quỳnh Lưu chia sẻ: "Đồng chí Vinh đang là Ủy viên Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Quỳnh Lưu, một gương sáng về khởi nghiệp, làm kinh tế giỏi. Không chỉ tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương mà đồng chí Vinh còn tham gia đóng góp nhiều hoạt động thiện nguyện, xây dựng nông thôn mới. Điển hình như năm 2017, Công ty Hồ Hoàn Cầu đã ủng hộ 500 triệu đồng xây dựng đường giao thông nông thôn..."

Với những sáng chế, giải pháp hữu ích, cung cấp ra thị trường cả nước các giải pháp sáng tạo, có tính lan tỏa ảnh hưởng mạnh trong ngành vật liệu không nung, ngành sợi tự nhiên, anh Hồ Xuân Vinh được nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2021 và được nhiều bằng khen, giấy khen, giải thưởng của nhiều ban, ngành từ Trung ương đến địa phương trao tặng.

Văn Tý

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khuyến nông cộng đồng tích cực hỗ trợ cho nông dân ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc

Khuyến nông cộng đồng tích cực hỗ trợ cho nông dân ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 19/12, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên tổ chức Tọa đàm truyền thông mô hình khuyến nông cộng đồng. Dự tọa đàm có ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hơn 100 khuyến nông viên tiêu biểu của tỉnh Điện Biên; đại diện 5 Trung tâm khuyến nông cộng đồng thuộc 5 tỉnh miền núi phía Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Phú Thọ và Điện Biên.

Cam Xã Đoài “tiến Vua” rụng hàng loạt trước vụ Tết

Cam Xã Đoài “tiến Vua” rụng hàng loạt trước vụ Tết

Hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, những ngày này, các vườn cam Xã Đoài, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc bắt đầu chín và cho thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều diện tích cam của các nhà vườn đang đối diện với hiện tượng cam rụng hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân, nguy cơ thất thu vụ Tết. Do lo ngại số lượng cam trên cây không đủ để cung ứng dịp Tết, nhiều nhà vườn buộc phải từ chối nhận cọc từ khách hàng.

Lạng Sơn phòng chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi ở vùng núi cao

Lạng Sơn phòng chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi ở vùng núi cao

Những ngày gần đây, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giảm sâu, một số khu vực núi cao ở nhiều thời điểm đã ghi nhận nhiệt độ chỉ ở mức khoảng 4 - 5 độ C. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cùng chính quyền địa phương đã hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc, bảo vệ để đàn vật nuôi không bị chết vì đói, rét...

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc” với sự tham gia của 120 người đến từ 36 đội thuộc các huyện, thành phố, đơn vị, nhà hàng…

Cần quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống

Cần quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống

Tại hội thảo tham vấn "Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Cần Thơ từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ tổ chức chiều 16/12, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nhấn mạnh, quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống cung ứng cho thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung là điều rất cần thiết.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế - Chìa khóa tăng trưởng cho tỉnh Kon Tum

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế - Chìa khóa tăng trưởng cho tỉnh Kon Tum

Nhiệm kỳ 2020 – 2025 được xem là một nhiệm kỳ thành công của tỉnh Kon Tum trong tăng trưởng kinh tế, khi liên tiếp tạo ra sức đột phá, dẫn đầu khu vực Tây Nguyên. Có được thành quả đó, không chỉ là sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, mà còn là sự chung sức, đồng lòng của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Một trong những dấu ấn quan trọng để kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển chính là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tối đa giá trị của các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra sức bật cho nền kinh tế của Kon Tum – một trong những tỉnh nghèo của cả nước.

Các huyện vùng cao Hà Giang chủ động chống rét bảo vệ đàn gia súc

Các huyện vùng cao Hà Giang chủ động chống rét bảo vệ đàn gia súc

Nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang nổi bật với những dãy núi đá hùng vĩ, sương mù dày đặc và mùa đông giá lạnh, nơi nhiệt độ có thể xuống dưới 10 độ C, và những đợt rét đậm, rét hại có thể khiến nhiệt độ giảm sâu hơn nữa, đôi khi chỉ còn 2-3 độ C. Với khí hậu khắc nghiệt như vậy, đàn gia súc ở đây luôn đối mặt với nguy cơ chết rét và thiếu thức ăn. Tuy nhiên, sự chủ động của chính quyền địa phương và ý thức bảo vệ tài sản của đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp giảm thiểu thiệt hại đáng kể, đồng thời bảo vệ được nguồn sinh kế bền vững cho người dân.

Quảng Trị dành gần 180 tỷ đồng phát triển lúa hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị

Quảng Trị dành gần 180 tỷ đồng phát triển lúa hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị

Từ năm 2025 – 2030, tỉnh Quảng Trị đầu tư gần 180 tỷ đồng để phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững; trong đó, năm 2025 tỉnh đầu tư trên 16 tỷ đồng để phát triển thêm 684 ha lúa hữu cơ, qua đó đưa tổng diện tích lúa loại này lên 1.000 ha. Từ năm 2026 – 2030 tỉnh đầu tư hơn 163 tỷ đồng để phát triển thêm 1.000 ha lúa hữu cơ, qua đó đưa tổng diện tích lúa loại này lên 2.000 ha.

Tiền Giang khẩn trương dập dịch sâu đầu đen hại dừa

Tiền Giang khẩn trương dập dịch sâu đầu đen hại dừa

Bùng phát trong những tháng đầu năm 2024, dịch sâu đầu đen hại dừa tập trung tấn công các vườn dừa ở các vùng chuyên canh lớn của tỉnh Tiền Giang với diện tích gần 280 ha; trong đó, huyện Chợ Gạo trên 245 ha, huyện Tân Phú Đông trên 33ha, còn lại nằm rải rác ở các địa phương khác, tăng trên 242 ha so với năm 2023.

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

Tận dụng mùa nước nổi kéo dài từ 5- 6 tháng, người dân trên cồn Phước sống dọc theo sông Mỹ Luông, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang gieo trồng lúa mùa nổi. Đây là giống lúa độc đáo, trong suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc, làm cỏ. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.

Gắn lợi ích của dân với rừng ở Yên Bái

Gắn lợi ích của dân với rừng ở Yên Bái

Chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao để phù hợp với từng loại rừng, liên tục mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, từ đó cải thiện hiệu quả cho sự cân bằng của hệ sinh thái và tạo sinh kế cho người dân. Lợi ích mang lại từ rừng ở Yên Bái từng bước đáp ứng mục tiêu “người trồng rừng phải sống được từ rừng” để rừng phát triển ngày càng bền vững.

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Ngày 10/12, tại làng Tu Thó (xã Tê Xăng), Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Hội thảo “Sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn”.

Tăng lợi nhuận khi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Sóc Trăng

Tăng lợi nhuận khi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Sóc Trăng

Tại Sóc Trăng, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Đây là mô hình sản xuất giúp tăng độ màu mỡ của đất, hạn chế ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất cho nông dân.

Quảng Ngãi chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ớt giúp tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững

Thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, gắn sản xuất liên kết với tiêu thụ. Qua đó từng bước gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu, những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân ở tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng cho các nông sản chủ lực. Từ đó, nhiều nông sản của tỉnh Gia Lai đã được xuất khẩu chính ngạch tới các thị trường trên thế giới.

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Dịp cuối năm 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình liên quan đến tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP và văn hóa, du lịch. Đây là các hoạt động có ý nghĩa đón chào năm mới 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Trồng dược liệu Thìa Canh nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trồng dược liệu Thìa Canh nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định phát triển cây dược liệu là một trong những hướng đi mới góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo cú hích trong phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã vận động người dân hình thành các vùng dược liệu tập trung, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế.

Biến đất bạc màu thành vùng cây ăn quả trù phú

Biến đất bạc màu thành vùng cây ăn quả trù phú

Nhờ sự cần cù, chăm chỉ và có hướng đi đúng đắn, nhiều nông dân ở xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã biến vùng đất khô cằn, đồi dốc trở thành vùng cây ăn quả "hái" ra tiền, phủ một màu xanh trên đất nông nghiệp kém hiệu quả.

Thái Nguyên nhân rộng vùng quả ngọt

Thái Nguyên nhân rộng vùng quả ngọt

Nhằm giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, từng bước vươn lên trong cuộc sống, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực hỗ trợ người dân trong việc nhân rộng, phát triển các vườn, đồi xanh.

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Khai thác lợi thế để không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm nông nghiệp đặc sản trở thành hàng hóa, tỉnh Yên Bái kịp thời hỗ trợ mạnh mẽ những cơ sở chế biến nhằm nâng tầm giá trị sản phẩm và kết nối thị trường tiêu thụ, tạo bước đột phá phát triển bền vững nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh.

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Tỉnh Đắk Lắk là một trong 10 tỉnh, thành phố có số lượng nhà yến và sản lượng yến cao nhất cả nước. Tỉnh có nhiều dư địa phát triển ngành hàng yến sào, do đó, số nhà yến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để phát triển bền vững ngành hàng yến sào, tỉnh Đắk Lắk đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sớm có các giải pháp gỡ khó cho ngành hàng này.

Giá lúa tăng cao, nông dân Bạc Liêu kỳ vọng vụ mùa bội thu

Giá lúa tăng cao, nông dân Bạc Liêu kỳ vọng vụ mùa bội thu

Những ngày qua, nông dân vùng trồng lúa trên đất tôm ở huyện Hồng Dân, Phước Long, thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) đón tin vui về giá lúa tăng; trong đó, giá lúa ST (chủ yếu là ST24, ST25) hiện đang đạt mức giá cao nhất từ trước đến nay, dao động từ 12.000 – 13.000 đồng/kg, cao hơn cả giá lúa ST vụ lúa trên đất tôm năm trước. Với giá lúa này, nông dân trồng lúa ST đang rất háo hức chờ đợi ngày thu hoạch bội thu.

Y Lim, người bảo tồn nghề nấu rượu cần dân tộc Xơ Đăng

Y Lim, người bảo tồn nghề nấu rượu cần dân tộc Xơ Đăng

Được biết đến như “đầu tàu” trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Kon Plông, những năm qua, Nghệ nhân ưu tú Y Lim (sinh năm 1970, trú Làng du lịch cộng đồng Kon Pring, thị trấn Măng Đen) đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng và lan tỏa hình ảnh, văn hóa, nghệ thuật độc đáo của người Xơ Đăng đến với du khách trong và ngoài nước. Một trong những nét độc đáo của người Xơ Đăng đã được Nghệ nhân ưu tú Y Lim bảo tồn và phát huy là nghề nấu rượu cần – loại rượu đặc trưng của người dân tộc thiểu số tại chỗ khu vực Tây Nguyên.

Người dân vùng biên Bình Phước thu nhập ổn định nhờ trồng rau hữu cơ

Người dân vùng biên Bình Phước thu nhập ổn định nhờ trồng rau hữu cơ

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện biên giới Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) thực hiện mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ an toàn đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế. Trồng rau trong nhà lưới giúp hạn chế sâu bệnh gây hại, mang về nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.