Tiền Giang chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho người dân vùng ngập lũ đầu nguồn

Tiền Giang chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho người dân vùng ngập lũ đầu nguồn

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phía Bắc Quốc lộ 1 thuộc vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền (tỉnh Tiền Giang), địa phương đã chuyển đổi gần 6.200 ha đất canh tác kém hiệu quả sang trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, chủ yếu là sầu riêng, mít Thái siêu sớm và rau màu… mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, giúp nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phòng tránh lũ lụt, thiết thực góp phần giảm phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường và nâng cao thu nhập.

Đắk Lắk chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa khô

Đắk Lắk chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa khô

Tỉnh Đắk Lắk đã vào giai đoạn mùa khô, nhiều khu vực được xác định có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương chủ động phòng, chống cháy rừng để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy; sẵn sàng lực lượng nhằm chữa cháy kịp thời, không để cháy lớn, kéo dài gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.

Học sinh trường trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng sử dụng ly giấy để hạn chế rác thải nhựa. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Khơi nguồn lối sống xanh từ môi trường học đường

Nhắc đến Trường Trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng (Cần Thơ), người ta không chỉ nghĩ đến một ngôi trường có thành tích học tập đáng nể mà còn ấn tượng bởi một "làn sóng xanh” đang lan tỏa mạnh mẽ từ ngôi trường này. Câu chuyện về hành trình “xanh hóa” đầy cảm hứng của học sinh của trường là minh chứng cho sức ảnh hưởng mạnh mẽ về ý thức bảo vệ môi trường đến từ thế hệ trẻ.

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Hiện nay, tại các điểm di sản thiên nhiên của Bình Định được công nhận là di sản thiên nhiên cấp Quốc gia, công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhiều du khách và người dân địa phương khi đến tham quan, du lịch chưa có ý thức cao về công tác bảo vệ môi trường. Vẫn còn tình trạng du khách xả rác, ăn uống bừa bãi gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường của di sản. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường đối với các di sản này vẫn chưa được các Sở, ngành phối hợp triển khai chặt chẽ và đồng bộ.

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Tỉnh Ninh Thuận đang tăng cường huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Qua đó, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của địa phương trong giai đoạn tới.

Giảm thiểu phát thải khí mê-tan từ cánh đồng lúa

Giảm thiểu phát thải khí mê-tan từ cánh đồng lúa

Ngày 13/1, tọa đàm với chủ để “Phát thải khí mê-tan từ đồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long” đã diễn ra tại tỉnh Trà Vinh, thu hút gần 100 đại biểu là lãnh đạo ngành nông nghiệp, tài nguyên - môi trường, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các viện, trường trong và ngoài nước tham dự.

Nông dân Trà Vinh sản xuất gắn với bảo vệ môi trường

Nông dân Trà Vinh sản xuất gắn với bảo vệ môi trường

Tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích trồng lúa gần 82.500 ha, chiếm trên 58% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh. Địa phương xác định đây là cây trồng chủ lực; không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cây lúa ở Trà Vinh còn tạo sinh kế, mang lại nguồn thu nhập chính cho khoảng 60% người dân nông thôn.

Nông dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm cho vườn mãng cầu xiêm. Ảnh: Hồng Thái - TTXVN

Hậu Giang: Bảo vệ môi trường nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu

Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 nông nghiệp, nông thôn đảm bảo môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, môi trường sống an toàn, lành mạnh. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh thực hiện quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai.

Bảo vệ môi trường trên suối Bà Sự (Tây Ninh)

Bảo vệ môi trường trên suối Bà Sự (Tây Ninh)

Nhiều hộ dân ở ấp Hòa Bình, xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên suối Bà Sự kéo dài nhiều năm, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống, sinh hoạt.

“Sữa sinh thái” - sản phẩm từ những con bò ăn rong biển

“Sữa sinh thái” - sản phẩm từ những con bò ăn rong biển

Ashgrove đang thử nghiệm cung cấp cho các siêu thị "sữa sinh thái", nhãn hiệu đầu tiên trên thế giới được sản xuất từ những con bò được nuôi bằng rong biển, giúp chúng thải ra lượng khí metan thấp hơn, giúp bảo vệ môi trường.

Môi trường sạch, đẹp góp phần phát triển bền vững ở Ninh Thuận

Môi trường sạch, đẹp góp phần phát triển bền vững ở Ninh Thuận

Xác định vai trò quan trọng của bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai đồng bộ các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ở khu vực đô thị, ven biển và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhân Ngày Môi trường thế giới 5/6: Gắn bảo tồn di sản thiên nhiên với phát triển du lịch

Nhân Ngày Môi trường thế giới 5/6: Gắn bảo tồn di sản thiên nhiên với phát triển du lịch

Ngày 5/6, tại Hà Nội, Viện Địa lý nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo "Bảo vệ môi trường các di sản thiên nhiên theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020". Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững đất nước; thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2024. Hội thảo thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều nhà khoa học, chuyên gia và cán bộ trong lĩnh vực môi trường; đồng thời, tạo diễn đàn để thảo luận, chia sẻ những biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ và phát triển bền vững các di sản thiên nhiên quý báu của đất nước.

Khẩn trương khắc phục hậu quả môi trường tại xí nghiệp giấy ở Yên Bái

Khẩn trương khắc phục hậu quả môi trường tại xí nghiệp giấy ở Yên Bái

Sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với số tiền gần 400 triệu đồng, đến nay, Xí nghiệp giấy Âu Lâu (thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hapaco Yên Sơn), thôn Nước Mát, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) đã khẩn trương khắc phục những vi phạm, quay trở lại hoạt động.

Hội thảo đẩy mạnh hoạt động bảo tồn sinh học, bảo vệ môi trường bền vững

Hội thảo đẩy mạnh hoạt động bảo tồn sinh học, bảo vệ môi trường bền vững

Chiều 24/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng (Liên hiệp hội) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) và Viện Gustav-Stresemann (GSI) tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Huy động nguồn tài chính cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường bền vững tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam”.
Ngày hội tái chế Huế 2023: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong học sinh

Ngày hội tái chế Huế 2023: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong học sinh

Sáng 5/11, tại thành phố Huế, Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên WWF Na Uy thông qua WWF Việt Nam) và Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) tổ chức sự kiện Ngày hội tái chế Huế 2023 lần thứ 2.
Các giáo viên và phụ huynh Trường Mầm non A Xing, huyện Hướng Hóa may tặng học sinh túi vải để thay thế túi ni lông đựng đồ. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN

Quảng Trị: Hiệu quả từ những mô hình bảo vệ môi trường tại trường học

Các mô hình bảo vệ môi trường trong các đơn vị trường học của tỉnh Quảng Trị đã phát huy hiệu quả thiết thực. Được triển khai sâu rộng từ bậc Mầm non đến Phổ thông, trong nội dung dạy học chính khóa và các hoạt động giáo dục ngoại khóa, những mô hình này đã góp phần thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh. Qua đó, chung tay bảo vệ môi trường, vì một thế giới “xanh, sạch đẹp”, hạn chế rác thải.
Người dân làng O Gia, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (Gia Lai) bức xúc vì nước thải của 3 trang trại nuôi heo trên địa bàn xả thải trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Nhiều trang trại chăn nuôi tại Gia Lai vi phạm về bảo vệ môi trường

Ông Thái Anh Tuấn, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai (Gia Lai) thông tin: UBND huyện đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính 32,5 triệu đồng đối với hộ kinh doanh Trần Thị Ái Liên (làng O Gia, xã Ia Pếch) do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Dù không có giấy phép môi trường theo quy định, hộ kinh doanh này đã chăn nuôi 600 con lợn thịt.
Nhiều lợi ích khi nông dân sử dụng máy thu gom rơm rạ ở Hà Tĩnh

Nhiều lợi ích khi nông dân sử dụng máy thu gom rơm rạ ở Hà Tĩnh

Tại Hà Tĩnh, trước đây, việc đốt rơm trên đồng ruộng mỗi khi kết thúc vụ thu hoạch lúa diễn ra khá phổ biến, dẫn tới tình trạng khói bụi, gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng hệ sinh thái, lãng phí nguyên liệu. Khắc phục hạn chế đó, nông dân một số địa phương đã sử dụng máy cuốn thu gom rơm rạ. Nhờ vậy, rơm rạ sau thu hoạch đã được xử lý, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho bà con.
Mô hình trồng rừng gỗ lớn phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu tại Hợp tác xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN

Nói “không” với sản xuất nông nghiệp gây phá rừng (Bài 1)

Từ sau ngày 31/12/2024 các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam cũng như của các quốc gia khác muốn vào được thị trường châu Âu thì phải lọt qua cánh cửa hẹp là Quy định không gây mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR – EU Deforestation-free Regulation).
Rác thải tập kết lâu ngày không xử lý kịp thời, đúng quy định gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Công Luật - TTXVN

Tiền Giang: Tăng cường xử lý rác thải, bảo vệ môi trường

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang, hằng ngày, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng từ 501,97 tấn/ngày đến 600 tấn/ngày, trong đó, phát sinh nhiều nhất là thành phố Mỹ Tho (khoảng 172 tấn/ngày) và thấp nhất là Tân Phú Đông (trên 6 tấn/ngày).
Ninh Thuận chung tay xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên

Ninh Thuận chung tay xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên

Sáng 5/6, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Đại dương thế giới năm 2023 với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” và “Hành tinh đại dương: Thủy triều đang thay đổi”, tại công viên biển Bình Sơn - Ninh Chữ (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm). Sự kiện thu hút động đảo sự tham gia của đại diện sở, ngành, chính quyền các địa phương cùng hơn 700 cán bộ, đoàn viên, thanh niên và lực lượng vũ trang.
Bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) xanh - sạch - đẹp. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Ninh Thuận: Bảo vệ môi trường góp phần phát triển du lịch bền vững

Ninh Thuận là một trong những địa phương có tốc độ phục hồi khá nhanh về hoạt động du lịch sau COVID-19. Để bảo đảm phát triển du lịch bền vững, bên cạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tỉnh tăng cường quản lý, thu gom xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa ven biển để xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, tạo ấn tượng tốt với du khách.