Bế mạc Phiên họp thứ 41 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 7/1, sau 1,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

potal-chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-phat-bieu-be-mac-phien-hop-thu-41-cua-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-7794326.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 4 dự án luật: Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Việc làm (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo, bám sát kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo Luật đảm bảo thuyết phục để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua 2 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Hội đồng nhân dân các cấp.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện phối hợp với Thường trực Ủy ban Pháp luật để hoàn thiện 2 dự thảo nghị quyết, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành, lưu ý những nội dung liên quan đến việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy hiện nay để quy định cho phù hợp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12/2024; cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành"; cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Nêu rõ thời gian từ nay đến khi diễn ra Kỳ họp bất thường lần thứ 9 không còn nhiều, trong khi các nội dung được xem xét rất quan trọng để phục vụ sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho Kỳ họp, xem xét cụ thể các nội dung, làm việc ngày đêm, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật.

Về nội dung Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội xem xét, sửa đổi các Luật: Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đặc biệt, sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để Chính phủ có thể sửa các nghị định, thông tư phục vụ quá trình điều hành kinh tế - xã hội ngay từ tháng đầu, quý đầu của năm 2025. Khi Chính phủ đảm bảo các điều kiện, hồ sơ trình thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để gửi ngay cho đại biểu Quốc hội. Các cơ quan của Quốc hội phối hợp, giám sát để đôn đốc thẩm tra từ sớm, từ xa một cách kỹ lưỡng, đầy đủ.

Cùng với việc chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội cần tập trung cao để triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, hoàn thành các đề án, văn bản đảm bảo tiến độ trình Hội nghị Trung ương giữa tháng 2/2025, nhất là các nhiệm vụ cần hoàn thành trước ngày 15/1/2025 theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương.

Bên cạnh những nhiệm vụ then chốt trên, thời gian tới, các cơ quan phải chuẩn bị tổ chức thành công Diễn đàn Quốc hội về hoạt động giám sát, Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Diễn đàn Nghị viện về hợp tác Pháp ngữ về Nông nghiệp bền vững, An ninh lương thực và Ứng phó với biến đổi khí hậu do Việt Nam đăng cai tổ chức; xây dựng triển khai hoạt động của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội dịp Tết Nguyên đán đảm bảo chu đáo, thiết thực, hiệu quả.

potal-chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-phat-bieu-be-mac-phien-hop-thu-41-cua-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-7794323.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Trong sáng 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, trên cơ sở chủ trương của cấp có thẩm quyền về việc tiến hành Kỳ họp bất thường vào cuối tháng 2/2025 để xem xét sửa đổi, ban hành các luật, nghị quyết có liên quan về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, căn cứ đề xuất của các cơ quan và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ tập trung trình Quốc hội xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

potal-ubtv-quoc-hoi-y-kien-ve-giam-sat-bao-ve-moi-truong-va-chuan-bi-ky-hop-bat-thuong-lan-thu-9-7794048.jpg
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Các nội dung bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số Bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026; Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Đối với 3 nội dung khác Chính phủ có đề xuất, Tổng Thư ký Quốc hội thông tin: Về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), đề nghị Chính phủ thông tin rõ về tiến độ, trường hợp chuẩn bị kịp hồ sơ tài liệu của dự án Luật thì trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trường hợp chuẩn bị kịp và chất lượng tốt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và thấy đủ điều kiện thì mới trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần này.

Về Tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ hơn về tiến độ hoàn thiện hồ sơ, tài liệu; đồng thời, đề nghị Ủy ban Kinh tế của Quốc hội theo lĩnh vực phụ trách, báo cáo ý kiến về vấn đề này.

Phan Phương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Từ ngày 7 - 8/1, Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã phối hợp tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho người dân các xã Hướng Việt, Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Thái Nguyên đang dồn lực triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng trăm hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Thái Nguyên đã có nhà mới, kiên cố để đón mùa xuân mới thêm vui.

Công bố Nghị quyết về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Công bố Nghị quyết về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 7/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì buổi lễ.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển Gia Lai trở thành tỉnh khá của khu vực Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển Gia Lai trở thành tỉnh khá của khu vực Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên

Sáng 6/1, tại tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI đến tháng 12/2024.

Lễ trao Giải Diên Hồng - Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ ba

Lễ trao Giải Diên Hồng - Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ ba

Tối 5/1, Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba năm 2025 đã được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội). Đây là sự kiện quan trọng, rất có ý nghĩa kỷ niệm 79 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2025).

Tặng 1.300 suất quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Nam

Tặng 1.300 suất quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Nam

Trong hai ngày (4 - 5/1), Cơ quan Thường trú khu vực miền Trung - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam, Hội Thầy thuốc Trẻ thành phố Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức Chương trình “Trao quà Tết - Kết nối yêu thương Xuân Ất Tỵ 2025”.

Phiên họp thứ 41 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp Quốc hội bất thường

Phiên họp thứ 41 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp Quốc hội bất thường

Văn phòng Quốc hội cho biết, theo dự kiến, Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 1,5 ngày (ngày 6 và sáng 7/1/2025), tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Đắk Nông tăng cường lực lượng tại các điểm “nóng” về phá rừng, lấn chiếm đất rừng

Đắk Nông tăng cường lực lượng tại các điểm “nóng” về phá rừng, lấn chiếm đất rừng

Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký văn bản yêu cầu các ngành chức năng, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng dịp lễ, Tết. Qua đó, chủ động ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật, giảm thiểu thiệt hại về rừng trong thời điểm lễ, Tết và cùng với đó là bắt đầu cao điểm mùa khô.

Trao quyết định chuẩn y ông Lê Hồng Vinh làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Trao quyết định chuẩn y ông Lê Hồng Vinh làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Ngày 3/1, thay mặt Ban Tổ chức Trung ương, Vụ trưởng Vụ địa phương I, Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Văn Tùng đã công bố Quyết định số 1789-QĐNS/TW, ngày 31/12/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y đồng chí Lê Hồng Vinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Bầu Chủ tịch HĐND và UBND tỉnh Bắc Giang

Bầu Chủ tịch HĐND và UBND tỉnh Bắc Giang

Sáng 2/1, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để thực hiện công tác nhân sự theo thẩm quyền. Theo đó, HĐND tỉnh xem xét và tiến hành bầu Chủ tịch HĐND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021-2026.

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Nhân dịp đón năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng:

Chủ tịch nước Lương Cường trả lời phỏng vấn của TTXVN: Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Chủ tịch nước Lương Cường trả lời phỏng vấn của TTXVN: Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp đón Năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2024

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2024

Ngày 31/12, tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn đã phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 với 6 nhiệm vụ trọng tâm; trong đó, yêu cầu các cấp, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” chủ đề “Mái ấm cho đồng bào Bắc Giang”.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về tổ chức bộ máy mới

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về tổ chức bộ máy mới

Sáng 31/12, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì Hội nghị công bố và triển khai Quyết định của Bộ Chính trị khóa XIII về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo

Hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, để tiếp tục thực hiện tốt công tác giảm nghèo, 2025 sẽ là năm đẩy nhanh tiến độ rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo theo hướng tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực khác nhau để không bị chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.