Cây đực, cây cái
Già Ploong Cril (thôn arrung, xã Bhalêê – Tây Giang, Quảng Nam) chỉ tay vào khóm cây tr’đin mọc bên bờ con suối nhỏ cho biết: Cây tr’đin sống thích hợp nơi ẩm ướt, râm mát, nơi gần các khe suối. Ngoài ra, người Cơ Tu còn trồng cây tr’đin bằng hạt và nếu có cây nhỏ thì nhổ cây con mang về trồng gần nhà. Người có kinh nghiệm thường chọn lấy giống từ cây to, cao (tr’đin a’jốh), lấy hạt dẹt (hạt cái).
Một cây tr’đin thường ra 4 -5 buồng trong 4 - 5 năm, một buồng ra hàng ngàn trái, một trái thường 1-2 hạt. Nên lấy hạt ở buồng ra thứ nhất, thứ nhì thì về sau nước ra nhiều hơn, cây sống thọ, không ra buồng sớm. Còn chọn hạt tròn (là hạt đực), cây sớm ra buồng, không thọ và nếu lấy hạt ở buồng ra cuối, cây ít ra nước.
Người Cơ Tu phải nhìn kỹ khi cây có đọt mới nhú lên khoảng 10 - 15 cm trở lên thì nhổ cây đem trồng. Lúc này cây đang có rễ non - trồng dễ sống. Còn cây chưa có đọt thì trồng sẽ chết vì rễ già mọc dài; nhổ đứt rễ, cây trồng không sống. Cây tr’đin sinh trưởng tương đối nhanh, trồng 6 - 7 năm thì khai thác được. Có nhiều cây thọ lâu có thể trên 30 năm vẫn “cho rượu”.
Cây cho món gỏi tr’đin
Khách đến chơi, chủ mang rựa ra vườn rừng chọn một cây tr’đin vừa phải, chặt ngọn, lọt bỏ bẹ già, mang vào nhà rửa sạch để ráo, sau đó xắt lát dài 10 cm, rộng 1 cm để chế biến món gỏi (ađiing).
Có thể lấy một lon tép khô, rửa sạch, để ráo. Khử dầu ăn bỏ vào vài tép tỏi đập dập, khi dầu và tỏi đã bốc mùi thơm, bỏ tép (tép bắt dưới suối phơi khô) vào khuấy đều, nêm nước mắm, gia vị…sau đó đổ lam tr’đin đã xắt nhỏ vào xoong, đảo nhiều lần cho đều; rải đậu phụng rang (giã dập), rau thơm, ớt rừng vào, tiêu rừng (amất) vào. Món gỏi này ăn vừa dòn vừa thơm, mát ngọt… “nổi trội” hơn các nguyên liệu khác như tù hủ dừa, cau, chà là…Vừa ăn vừa uống rượu tr’đin thì rất hợp.
Cây cho “rượu Giàng”
Già Ploong Cril cho biết: Muốn lấy rượu tr’đin thì phải đục vào thân cây.
Sau khi đục xong, cứ mỗi ngày họ đến cắt mỏng một lớp để tạo “vết thương” và khi nào thấy có đọt mới nhú ở trong lên thì sắp có nước chảy ra. Thông thường ba đến sáu ngày sẽ thấy có nước trăng trắng, sệt sệt (k’mă) tứa ra.
Khi nước ra nhiều từ vết cắt thì làm máng nhỏ từ vết cắt để nước tr’đin chảy theo đường máng chảy vào ống lồ ô lớn đã hứng sẵn (trong ống lồ ô đã bỏ vỏ apăng để lên men). Từ đó cứ mỗi ngày đến cắt một lát mỏng chỗ “vết thương” và lấy tr’đin về uống. Trung bình mỗi cây tr’đin cho ra khoảng 10 - 15 lít/ngày đêm. Còn nếu cho trẻ con và phụ nữ uống ngọt thì không bỏ apăng, nước ngọt lịm và thơm ngon như hương vị đường thốt nốt. Đúng là thứ rượu Giàng cho nơi miền biên giới Việt Lào.
Cây cho bột làm bánh tr’đin
Ngoài chức năng cho rượu, cây tr’đin còn cho tinh bột để cư dân Trường Sơn ăn vào những ngày giáp hạt, thiếu đói. Muốn khai thác bột tr’đin, người ta chặt, hạ thân cây xuống và chặt ra từng khúc có chiều dài khoảng 1,5 mét, sau đó tách các đoạn này làm hai, bóc lớp vỏ thân cây bên ngoài, lấy phần ruột mềm bên trong, ép kiệt nước và giã nát sau đó tách tinh bột ra khỏi chất xơ thân cây bằng nước, gạn hết nước là có tinh bột đem phơi khô cất vào ché hoặc ống lồ ô để dự trữ ăn dần.
Ngoài ra, người ta lấy phần ruột đem xắt mỏng và phơi khô hoặc xông trên giàn bếp như sắn lát để nấu, nướng hoặc giả nhỏ (bột thô) làm bánh đều ăn được.
Trung bình mỗi cây tr’đin trưởng thành cho khoảng 5-10 kg bột. Ngày nay, đời sống của người Cơ Tu ở Trường Sơn đã được nâng cao. Chuyện ăn bột cây tr’đin trở thành câu chuyện kể của người già quanh bếp lửa hồng cho lớp con cháu nghe như là “chuyện xưa tích cũ”...
Già Ploong Cril (thôn arrung, xã Bhalêê – Tây Giang, Quảng Nam) chỉ tay vào khóm cây tr’đin mọc bên bờ con suối nhỏ cho biết: Cây tr’đin sống thích hợp nơi ẩm ướt, râm mát, nơi gần các khe suối. Ngoài ra, người Cơ Tu còn trồng cây tr’đin bằng hạt và nếu có cây nhỏ thì nhổ cây con mang về trồng gần nhà. Người có kinh nghiệm thường chọn lấy giống từ cây to, cao (tr’đin a’jốh), lấy hạt dẹt (hạt cái).
Một cây tr’đin thường ra 4 -5 buồng trong 4 - 5 năm, một buồng ra hàng ngàn trái, một trái thường 1-2 hạt. Nên lấy hạt ở buồng ra thứ nhất, thứ nhì thì về sau nước ra nhiều hơn, cây sống thọ, không ra buồng sớm. Còn chọn hạt tròn (là hạt đực), cây sớm ra buồng, không thọ và nếu lấy hạt ở buồng ra cuối, cây ít ra nước.
Người Cơ Tu phải nhìn kỹ khi cây có đọt mới nhú lên khoảng 10 - 15 cm trở lên thì nhổ cây đem trồng. Lúc này cây đang có rễ non - trồng dễ sống. Còn cây chưa có đọt thì trồng sẽ chết vì rễ già mọc dài; nhổ đứt rễ, cây trồng không sống. Cây tr’đin sinh trưởng tương đối nhanh, trồng 6 - 7 năm thì khai thác được. Có nhiều cây thọ lâu có thể trên 30 năm vẫn “cho rượu”.
Cây tr'đin vừa làm được rượu, làm được bánh, vừa chế biến được món gỏi |
Khách đến chơi, chủ mang rựa ra vườn rừng chọn một cây tr’đin vừa phải, chặt ngọn, lọt bỏ bẹ già, mang vào nhà rửa sạch để ráo, sau đó xắt lát dài 10 cm, rộng 1 cm để chế biến món gỏi (ađiing).
Có thể lấy một lon tép khô, rửa sạch, để ráo. Khử dầu ăn bỏ vào vài tép tỏi đập dập, khi dầu và tỏi đã bốc mùi thơm, bỏ tép (tép bắt dưới suối phơi khô) vào khuấy đều, nêm nước mắm, gia vị…sau đó đổ lam tr’đin đã xắt nhỏ vào xoong, đảo nhiều lần cho đều; rải đậu phụng rang (giã dập), rau thơm, ớt rừng vào, tiêu rừng (amất) vào. Món gỏi này ăn vừa dòn vừa thơm, mát ngọt… “nổi trội” hơn các nguyên liệu khác như tù hủ dừa, cau, chà là…Vừa ăn vừa uống rượu tr’đin thì rất hợp.
Cây cho “rượu Giàng”
Già Ploong Cril cho biết: Muốn lấy rượu tr’đin thì phải đục vào thân cây.
Sau khi đục xong, cứ mỗi ngày họ đến cắt mỏng một lớp để tạo “vết thương” và khi nào thấy có đọt mới nhú ở trong lên thì sắp có nước chảy ra. Thông thường ba đến sáu ngày sẽ thấy có nước trăng trắng, sệt sệt (k’mă) tứa ra.
Khi nước ra nhiều từ vết cắt thì làm máng nhỏ từ vết cắt để nước tr’đin chảy theo đường máng chảy vào ống lồ ô lớn đã hứng sẵn (trong ống lồ ô đã bỏ vỏ apăng để lên men). Từ đó cứ mỗi ngày đến cắt một lát mỏng chỗ “vết thương” và lấy tr’đin về uống. Trung bình mỗi cây tr’đin cho ra khoảng 10 - 15 lít/ngày đêm. Còn nếu cho trẻ con và phụ nữ uống ngọt thì không bỏ apăng, nước ngọt lịm và thơm ngon như hương vị đường thốt nốt. Đúng là thứ rượu Giàng cho nơi miền biên giới Việt Lào.
Cây cho bột làm bánh tr’đin
Ngoài chức năng cho rượu, cây tr’đin còn cho tinh bột để cư dân Trường Sơn ăn vào những ngày giáp hạt, thiếu đói. Muốn khai thác bột tr’đin, người ta chặt, hạ thân cây xuống và chặt ra từng khúc có chiều dài khoảng 1,5 mét, sau đó tách các đoạn này làm hai, bóc lớp vỏ thân cây bên ngoài, lấy phần ruột mềm bên trong, ép kiệt nước và giã nát sau đó tách tinh bột ra khỏi chất xơ thân cây bằng nước, gạn hết nước là có tinh bột đem phơi khô cất vào ché hoặc ống lồ ô để dự trữ ăn dần.
Ngoài ra, người ta lấy phần ruột đem xắt mỏng và phơi khô hoặc xông trên giàn bếp như sắn lát để nấu, nướng hoặc giả nhỏ (bột thô) làm bánh đều ăn được.
Trung bình mỗi cây tr’đin trưởng thành cho khoảng 5-10 kg bột. Ngày nay, đời sống của người Cơ Tu ở Trường Sơn đã được nâng cao. Chuyện ăn bột cây tr’đin trở thành câu chuyện kể của người già quanh bếp lửa hồng cho lớp con cháu nghe như là “chuyện xưa tích cũ”...
Một số dân làng cho biết: Già Ploong Cril là người đầu tiên mang hạt giống cây tr’đin này ở biên giới Việt Lào về trồng tại “lâm trang” của mình cách đây hơn 25 năm. Hiện nay, cây tr’đin đã được nhiều người trong thôn trồng. Trong tổng số hơn 150 cây tr’đin của ông Cril, có khoảng 100 cây “cho rượu”. Ông bán mỗi lít là 30.000 đồng. Trong mâm cơm cúng Giàng vào các dịp Lễ, Tết, nhất thiết đều phải có các món: Rượu, gỏi và bánh tr’đin. |
Theo giaoducthoidai.vn