Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Thiên văn Tự nhiên (Nature Astronomy), các nhà khoa học thuộc Đại học California mô tả phương pháp này là dò tìm tín hiệu mạnh được tạo ra khi các phân tử ôxy va chạm nhau. Dấu hiệu này có thể giúp các nhà khoa học phân biệt giữa các hành tinh có thể hỗ trợ sự sống và các hành tinh không có sự sống.
Khí ôxy được dùng như một chỉ dẫn về sự sống, vì nó được sự sống trên Trái Đất tạo ra khi các sinh vật như cây cối và tảo biến đổi ánh sáng Mặt trời thành năng lượng hóa học.
Nhóm nhà khoa học trên gợi ý có thể phát hiện sự tập trung cao độ của khí ô-xy từ các tiến trình không có sự sống bằng cách sử dụng kính viễn vọng không gian James Webb của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bắt đầu từ năm 2021. Theo nghiên cứu, khi các phân tử ô-xy va chạm với nhau, chúng ngăn chặn một phần quang phổ ánh sáng hồng ngoại mà một kính viễn vọng có thể quan sát được. Như vậy, bằng cách phân tích điều này trong ánh sáng, các nhà khoa học có thể xác định thành phần của khí quyển tại hành tinh đang được quan sát.
Nếu một hành tinh nào đó ở vị trí rất gần với ngôi sao của mình hoặc nhận quá nhiều ánh sáng từ ngôi sao đó, khí quyển của nó trở nên ấm hơn rất nhiều và thấm đẫm hơi nước từ các đại dương bốc hơi. Lượng nước này có thể bị phá vỡ bởi bức xạ cực tím siêu mạnh thành các nguyên tử hydro và ô-xy. Hydro nhẹ nên có thể dễ dàng bốc hơi, để lại khí ô-xy bên dưới.
Qua thời gian, tiến trình này có thể khiến cả những đại dương biến mất hoàn toàn trong khi tạo ra một bầu khí quyển đầy ô-xy. Như vậy, lượng ô-xy dồi dào trong khí quyển của hành tinh đó có thể cần thiết cho sự sống, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy một câu chuyện về lượng nước mất đi.
Theo nhà thiên văn học Edward Schwieterman thuộc nhóm trên, "điều quan trọng là phải biết các hành tinh chết có phát ra ô-xy trong khí quyển hay không và bao nhiêu, như vậy chúng ta mới có thể nhận ra một hành tinh đó có thể sống được hay không".
Khí ôxy được dùng như một chỉ dẫn về sự sống, vì nó được sự sống trên Trái Đất tạo ra khi các sinh vật như cây cối và tảo biến đổi ánh sáng Mặt trời thành năng lượng hóa học.
Nhóm nhà khoa học trên gợi ý có thể phát hiện sự tập trung cao độ của khí ô-xy từ các tiến trình không có sự sống bằng cách sử dụng kính viễn vọng không gian James Webb của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bắt đầu từ năm 2021. Theo nghiên cứu, khi các phân tử ô-xy va chạm với nhau, chúng ngăn chặn một phần quang phổ ánh sáng hồng ngoại mà một kính viễn vọng có thể quan sát được. Như vậy, bằng cách phân tích điều này trong ánh sáng, các nhà khoa học có thể xác định thành phần của khí quyển tại hành tinh đang được quan sát.
Nếu một hành tinh nào đó ở vị trí rất gần với ngôi sao của mình hoặc nhận quá nhiều ánh sáng từ ngôi sao đó, khí quyển của nó trở nên ấm hơn rất nhiều và thấm đẫm hơi nước từ các đại dương bốc hơi. Lượng nước này có thể bị phá vỡ bởi bức xạ cực tím siêu mạnh thành các nguyên tử hydro và ô-xy. Hydro nhẹ nên có thể dễ dàng bốc hơi, để lại khí ô-xy bên dưới.
Qua thời gian, tiến trình này có thể khiến cả những đại dương biến mất hoàn toàn trong khi tạo ra một bầu khí quyển đầy ô-xy. Như vậy, lượng ô-xy dồi dào trong khí quyển của hành tinh đó có thể cần thiết cho sự sống, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy một câu chuyện về lượng nước mất đi.
Theo nhà thiên văn học Edward Schwieterman thuộc nhóm trên, "điều quan trọng là phải biết các hành tinh chết có phát ra ô-xy trong khí quyển hay không và bao nhiêu, như vậy chúng ta mới có thể nhận ra một hành tinh đó có thể sống được hay không".
Bích Liên