Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), tàu đổ bộ Mặt Trăng Peregrine, do công ty tư nhân Astrobotic Technology (Mỹ) phát triển, đang quay trở lại Trái Đất và sẽ bốc cháy trong bầu khí quyển.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết trực thăng Ingenuity đã hoàn thành chuyến bay thứ 67 trên Sao Hỏa vào cuối tuần qua. Theo NASA, chiếc trực thăng đã đạt độ cao 12 mét và di chuyển quãng đường 393 mét trong hơn 2 phút ngày 2/12.
Ngày 21/9, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết thông qua sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng James Webb của cơ quan này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện CO2 từ đại dương ngầm dưới mặt băng Mặt Trăng Europa của Sao Mộc. Phát hiện này đem lại hy vọng rằng nguồn nước ngầm này có thể nuôi dưỡng sự sống.
Nhà khí hậu học hàng đầu của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), ông Gavin Schmidt nhận định tháng 7/2023 có thể là tháng nóng nhất của thế giới "trong hàng trăm, thậm chí hàng nghìn" năm qua.
Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện một hố đen có kích thước rất lớn đang hoạt động ở khoảng cách xa Trái Đất nhất từ trước tới nay.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 19/10 cho biết các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên đo và vẽ được bản đồ các tia X phân cực từ tàn dư của một vụ nổ sao (siêu tân tinh) bằng việc sử dụng tàu thăm dò đo phân cực bằng quét tia X (IXPE).
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học ngày 7/7, tàu vũ trụ OSIRIS-REx của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tới tiểu hành tinh Bennu và thu được 1 mẫu vật nặng khoảng 250 gr để mang về Trái Đất.
Giám đốc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson ngày 29/6 cho biết cơ quan này sẽ công bố "hình ảnh sâu nhất về vũ trụ" do kính viễn vọng không gian James Webb chụp lại.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 6/9 xác nhận rằng tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance đã thành công trong việc thu thập mẫu đá đầu tiên cho các nhà khoa học để nghiên cứu xem khi nào một sứ mệnh trong tương lai có thể đưa mẫu đá này trở về Trái Đất.
Tháng 8 năm nay đánh dấu 9 năm Curiosity, robot thăm dò của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), đáp xuống bề mặt sao Hỏa và duy trì hoạt động khám phá hành tinh Đỏ cho đến ngày nay. Ngày 17/8, NASA công bố một bức ảnh toàn cảnh (panorama) với góc rộng 360 độ mà Curiosity chụp được để kỷ niệm 9 năm thực hiện sứ mệnh.
Nghiên cứu mới về bầu khí quyển của Sao Kim kết luận rằng sự sống sẽ không thể tồn tại trên hành tinh này vì nồng độ nước trong bầu khí quyển quá thấp trong khi acid sulphuric lại là thành phần chính trong các đám mây bao phủ bầu trời.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 2/6 thông báo kế hoạch triển khai hai sứ mệnh khoa học mới để khám phá sao Kim trong giai đoạn giữa năm 2028 và 2030 để nghiên cứu bầu khí quyển và lịch sử địa chất của "hàng xóm gần nhất" với Trái Đất.
Ngày 11/5, kính thiên văn không gian lớn nhất thế giới James Webb (JWST) đã mở mặt gương vàng lần cuối trên Trái Đất, một mốc quan trọng trước khi kính viễn vọng trị giá 10 tỷ USD này được phóng vào không gian trong năm nay.
Tàu thăm dò Perseverance của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã lần đầu tiên ghi lại được tiếng vù vù tầm thấp của chiếc trực thăng Ingenuity khi những chiếc cánh quạt nhỏ xíu của thiết bị này bay trong bầu khí quyển loãng của Sao Hỏa.
Với việc tàu vũ trụ Crew Dragon Endeavour của Công ty hàng không vũ trụ SpaceX (Mỹ), mang theo 4 phi hành gia, ghép nối thành công với Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) ngày 24/4, "dân số" tại trạm không gian này đang đông nhất trong hơn 1 thập niên qua, với tổng cộng 11 nhà du hành.
Sau khi máy bay trực thăng mini Ingenuity làm nên lịch sử với việc thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên trên một hành tinh khác (Sao Hỏa) cách đây vài ngày, tàu thám hiểm Perseverance của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tiếp tục ghi dấu ấn mới ngoạn mục khi lần đầu tiên tạo ra oxy ở "Hành tinh Đỏ".
Thiết bị trực thăng không người lái Ingenuity mà tàu thám hiểm Perseverance của Mỹ mang theo lên Sao Hỏa vẫn hoạt động tốt sau khi trải qua đêm đầu tiên với mức nhiệt độ lạnh cóng -90 độ C trên bề mặt hành tinh này. Đây được cho là một "dấu mốc quan trọng" trong hành trình hướng tới chuyến bay đầu tiên của Ingenuity, cũng là chuyến bay của thiết bị gắn động cơ đầu tiên trong lịch sử loài người trên Sao Hỏa.
Tàu thăm dò Perseverance của NASA, sáng 19-2 theo giờ Việt Nam, đã hạ cánh xuống sao Hỏa để tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống cổ đại. Perseverance là bước tiến mới nhất trong lịch sử khám phá hành tinh Đỏ lâu đời của NASA, dựa trên các bài học kinh nghiệm từ các nhiệm vụ trước đó, với các mục tiêu mới để làm sáng tỏ hơn lịch sử của sao Hỏa.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 11/3 cho biết tiểu hành tinh lớn nhất bay qua Trái Đất trong năm 2021 sẽ tiếp cận Hành tinh Xanh vào ngày 21/3 tới ở khoảng cách 2 triệu km.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 22/2 đã công bố đoạn băng ghi âm cùng video đầu tiên do tàu thám hiểm Perseverance gửi về từ Sao Hỏa, sau khi tàu này đáp xuống bề mặt Hành tinh Đỏ hồi tuần trước, với sứ mệnh tìm kiếm dấu hiệu của sự sống từng tồn tại nơi đây.
Trước đây, giới khoa học cho rằng nước chỉ xuất hiện ở vùng tối của Mặt Trăng. Tuy nhiên, 2 nghiên cứu mới được công bố ngày 26/10 phát hiện nước khả năng còn tồn tại ở nhiều khu vực trên Mặt Trăng, thậm chí cả ở vùng sáng của Mặt Trăng.
Những người yêu thích thiên văn học có thể tranh thủ cơ hội chiêm ngưỡng bộ 3 hành tinh gồm Hỏa tinh, Mộc tinh và Thổ tinh vào thời điểm trước bình minh trong tháng 3 này.
Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển một kỹ thuật mới nhằm dò tìm khí ôxy trong khí quyển của các hành tinh khác ngoài Trái Đất, tạo điều kiện thúc đẩy cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Ngày 19/10, các nhà khoa học đã công bố bản đồ địa chất đầu tiên trên vệ tinh Titan của Sao Thổ, với nhiều đồng bằng và đụn gò gồm các chất hữu cơ đã đóng băng và nhiều hồ chứa methane dạng lỏng, làm sáng tỏ một thế giới mới lạ được xem là một ứng cử viên "sáng giá" để nghiên cứu sự sống ngoài Trái Đất.
Hành trình tàu không gian Voyager 2 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đến những điểm xa nhất của hệ Mặt trời trong 42 năm đã giúp cho các nhà khoa học có khám phá mới về ranh giới hệ Mặt trời, nơi đánh dấu nơi kết thúc phạm vi ảnh hưởng của năng lượng Mặt trời và bắt đầu không gian liên sao.
Sau sự cố hồi đầu năm nay về trang phục du hành làm dấy lên tranh cãi về sự thành kiến giới tính, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hiện đang lên kế hoạch cho chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên trong lịch sử thế giới chỉ dành cho nữ giới trong tuần này.
Kể từ sau khi đáp xuống bề mặt Sao Hỏa vào tháng 11/2018 đến nay, thiết bị đổ bộ InSight của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện tổng cộng hơn 100 xung động trên hành tinh này, trong đó có 21 xung động mạnh được đánh giá như động đất.
Theo thông báo ngày 26/9 của Phòng thí nghiệm động cơ phản lực (JPL) thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà khoa học lần đầu tiên đã quan sát được hiện tượng 3 thiên hà cùng va vào nhau, đặt những siêu hố đen tại trung tâm của chúng vào quỹ đạo để hợp nhất. Hình ảnh về hiện tượng bất thường này đã được một số đài quan sát ghi lại, trong số đó có cả 3 kính viễn vọng không gian của NASA.
Một nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên arxiv.org đã khẳng định khả năng hình thành một "hệ mặt trời" khổng lồ với ngôi sao mẹ là một… lỗ đen "quái vật".