Toàn cảnh ao nuôi cá chép áp dụng công nghệ “sông trong ao” tại hộ gia đình anh Phan Nhân Lợi ở thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội).
Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp Hà Nội, toàn thành phố hiện có khoảng 21.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó một số vùng nuôi trồng thủy sản lớn của Hà Nội có thể kể đến là Ba Vì, Phú Xuyên… Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thu hút sự tham gia của trên 18.000 hộ, 23 hợp tác xã thủy sản và 17 cơ sở sản xuất giống. Hiện tại, sản lượng thủy sản toàn thành phố đạt trên 110.000 tấn/năm, tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ của thị trường Hà Nội.
Nuôi cá áp dụng công nghệ “sông trong ao” là mô hình được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội từ tháng 4 đến tháng 11/2018.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Hà Nội vào khoảng 250.000 tấn/năm. Để đáp ứng nhu cầu về sản lượng và chất lượng thủy sản, việc ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản được ngành nông nghiệp Hà Nội xem là giải pháp quan trọng. Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã triển khai mô hình nuôi cá áp dụng công nghệ “sông trong ao” trên địa bàn thành phố. Mô hình này được thực hiện tại 3 huyện: Quốc Oai, Thường Tín, Phú Xuyên với quy mô 5 ha và 5 hộ tham gia. Tham gia mô hình này, các hộ được hỗ trợ 100% cá, 30% thức ăn công nghiệp và 30% chế phẩm sinh học cho 01 ha.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thăm quan mô hình nuôi cá chépáp dụng công nghệ “sông trong ao” của gia đình ông Phan Nhân Lợi (điện thoại: 0165.2033.222) ở thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội).
Theo bà Vũ Thị Hương - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đánh giá, nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” có nhiều ưu điểm như: Nước trong ao gần như không cần phải thay thế nhưng vẫn có sự tuần hoàn, chỉ cần xử lý nước ở ngoài khu vực nuôi và sử dụng men vi sinh để quản lý chất lượng nước ao nuôi. Hệ số sử dụng thức ăn giảm, tỷ lệ dịch bệnh thấp, cá tăng trọng nhanh, thịt cá săn chắc, thơm ngon, chu kỳ chăn nuôi ngắn, năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần so với cách nuôi cá truyền thống. Sau khi thu hoạch cá cho phép thả con giống nuôi mới ngay mà không cần xử lý đáy ao. Thức ăn dư thừa và phân cá được thu gom ra bên ngoài nên môi trường nước không bị ô nhiễm.
Thay vì nuôi cá ở môi trường nước tĩnh trong ao, ông Phan Nhân Lợi ở thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai lại thiết kế các bể nhỏ có nước chảy liên tục. Khi sống trong môi trường nước chảy liên tục, đàn cá vận động và bơi ngược dòng 24/24 giờ. Nhờ vậy, chất lượng thịt cá thu hoạch trở nên săn chắc, thơm ngon hơn.
Năm 2017 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cũng đã triển khai thí điểm nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn sinh học ứng dụng công nghệ Biofloc, được thực hiện tại 4 vùng sinh thái của thành phố cho năng suất trung bình lên tới 20 tấn/ha (cao hơn 2 lần so cách thức nuôi truyền thống). Qua đó, giúp tăng giá trị kinh tế trên 30% cho người nuôi.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ (thứ ba, từ trái sang) trao đổi kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản với ông Phan Nhân Lợi ở thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội).
Là một trong 05 hộ tham gia mô hình nuôi cá áp dụng công nghệ “sông trong ao” do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai, ông Phan Nhân Lợi (điện thoại: 0165.2033.222) ở thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai chia sẻ: “Đây là công nghệ “sông trong ao”. Sau khi được cho đi tập huấn, tôi thấy mô hình này hay, mới lạ nên học theo. Ưu điểm lớn của công nghệ này là tăng được mật độ nuôi thả. Trước đây, trong ao tôi chỉ thả nuôi được 1 - 2 con/m2 còn bây giờ mỗi m3 bể tôi thả nuôi được tới 60 con. Năng suất thu hoạch về sau tăng cao hơn hẳn”. Do tính chất nuôi thả với mật độ cao nên hệ thống nước tuần hoàn và sục khí cần hoạt động liên tục 24/24h. Để đảm bảo điều này, người nuôi cần lựa chọn thực hiện ở những khu vực có nguồn điện mạnh liên tục hoặc chuẩn bị sẵn sàng máy phát điện khi xảy ra sự cố mất điện.
Áp dụng công nghệ “sông trong ao” để nuôi cá rô phi tại hộ gia đình anh Nguyễn Tuấn Văn ở thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội).
Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” là mô hình mới được du nhập vào Việt Nam vài năm nay. Các loại cá được nuôi trong mô hình này chủ yếu là rô phi, cá chép, cá trắm. Việc phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản như mô hình nuôi cá áp dụng công nghệ “sông trong ao” sẽ góp phần nâng cao chất lượng, sản lượng thủy sản của Hà Nội, mở ra một hướng đi mới trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, giúp người nuôi trồng thủy sản Hà Nội khai thác tối đa diện tích ao nuôi.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thăm quan mô hình nuôi cá rô phi đơn tính áp dụng công nghệ “sông trong ao” của gia đình anh Nguyễn Tuấn Văn ở thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội).
Lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho biết, UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 bến xe liên tỉnh đặt tại huyện Đông Anh - nơi đón, trả khách các tuyến đi Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu...
Thành phố Hà Nội vừa đề ra kế hoạch khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ và đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu dựa trên nhu cầu và lợi thế phát triển của Thủ đô Hà Nội, phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của cả nước.
Tối 5/5, ông Đoàn Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết: Đến 0 giờ ngày 6/5 sẽ tiến hành dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh sau 28 ngày cách ly. Hiện địa phương này đã qua 21 ngày liên tiếp không có thêm trường hợp người dân nào mắc COVID-19. Cùng với đó, toàn bộ người dân thôn Hạ Lôi đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội xét nghiệm, đều cho kết quả âm tính với COVID-19.
Theo công văn số 1602/UBND-KGVX ngày 29/4 của UBND thành phố Hà Nội, ngày 4/5, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông sẽ trở lại trường học tập sau 3 tháng nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19. Ngay trong các ngày nghỉ lễ từ 2-3/5, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện công tác vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn toàn bộ khuôn viên của trường và trong các lớp học, phòng chức năng, phòng làm việc… Ban giám hiệu các trường cũng đã xây dựng kịch bản để đón học sinh tới trường, tổ chức dạy và học trong thời gian tới.
Hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2020 với chủ đề “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, sáng 25/4, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái tổ chức chương trình “Chung tay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19”. Chương trình diễn ra trong hai ngày (25 – 26/4), tại Trường Tiểu học Tô Hoàng (29 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội), trao 1.000 suất quà gồm nhu yếu phẩm, lương thực thiết yếu.
Sáng 23/4, sau khi thành phố Hà Nội nới lỏng cách ly xã hội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội chính thức tổ chức vận hành lại trên 104 tuyến xe buýt với chỉ tiêu mới là 3.709 lượt xe/ngày, đạt 22,5%.
Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5 và 66 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng tới đông đảo các tầng lớp nhân dân về giá trị, ý nghĩa lịch sử, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội kiêm Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Thành phố Hà Nội Lê Thị Đức Hạnh cho biết, theo kế hoạch năm 2020, dự kiến đơn vị thu nợ khoảng 712 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ dự kiến thu được khoảng 300 tỷ đồng, nợ chưa thể thu hồi là 412 tỷ đồng.
Chiều 15/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về kéo dài thời gian giãn cách xã hội, thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ít nhất đến ngày 22/4.
Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các làng nghề truyền thống Hà Nội chịu không ít tác động. Vượt lên khó khăn đó, nhiều cơ sở sản xuất ở làng nghề vẫn cố gắng cầm cự hoạt động, thay đổi cách thức sản xuất để phòng tránh dịch và chuẩn bị các điều kiện cho việc khôi phục sản xuất khi dịch bệnh đi qua.
Ngày 7/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội cho biết, Thường trực HĐND thành phố vừa đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội bổ sung 650 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do dịch COVID-19.
Tin từ Sở Y tế Hà Nội, Hà Nội đã chuẩn bị cho kịch bản ứng phó với cấp độ 4 của dịch COVID-19, theo phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo nhân lực tham gia điều trị được tập huấn phác đồ điều trị, chuyên môn, kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn với mục tiêu cứu chữa khỏi cho người bệnh và giảm tối đa tỷ lệ bệnh nhân tử vong. Đặc biệt là phòng chống lây nhiễm trong khối bệnh viện, các cán bộ y tế, giữa các nhân viên phục vụ và người bệnh.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang hình thành một số mô hình trồng hoa công nghệ cao (CNC) cho thu nhập hàng tỷ đồng/ha/năm. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến nay toàn thành phố có khoảng 2.700 ha trồng hoa, trong đó có hơn 50 vùng trồng hoa có quy mô 20 ha/vùng.
Nhiều quận, huyện đã ghi nhận có người dương tính với virus SARS-CoV-2. Điều này cho thấy mức độ phức tạp của dịch bệnh này trên địa bàn Thủ đô. Mặc dù vậy, người dân Hà Nội vẫn không hoảng loạn, bình tĩnh chống dịch bệnh. Trong lúc khó khăn, người Hà Nội đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là “pháo đài” chống dịch, mỗi tòa chung cư là cụm dân cư an toàn nhằm ngăn chặn sự lây lan, tiến tới đẩy lùi dịch bệnh.
Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID – 19 thành phố Hà Nội có công văn hỏa tốc số 1119 CV/BCĐ gửi Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố về việc rà soát những trường hợp liên quan ổ dịch COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai.
Tối 31/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT - UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID -19.
Sáng 29/3, tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID - 19 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, tại đầu cầu Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề xuất những vấn đề cấp bách ngăn ngừa dịch COVID-19 phát tán ra cộng đồng, đặc biệt từ ổ dịch khu vực Bệnh viện Bạch Mai.
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người kể từ 0 giờ ngày 28/3 đến hết ngày 15/4. Theo đó, thành phố Hà Nội tạm dừng toàn bộ hoạt động xe buýt đến ngày 15/4, yêu cầu xe taxi hạ kính cửa, bắt buộc lái xe và hành khách đeo khẩu trang, khử khuẩn trước và sau khi đón trả khách.
Xác định hiện nay Hà Nội đang có đủ các yếu tố nguy cơ cao lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội chiều 25/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị tất cả các cửa hàng dịch vụ, kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu (trừ kinh doanh lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, rau củ quả, xăng dầu) phải tạm đóng cửa, ngừng kinh doanh, trước mắt đến ngày 5/4/2020 để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch COVID-19.
Sáng 20/3, trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội với nội dung “Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành phong tỏa”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định: Đây là thông tin sai sự thật, thành phố Hà Nội đang kiểm soát tốt các diễn biến của dịch COVID-19.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt quyết định về việc bổ sung kinh phí xét nghiệm sàng lọc COVID-19 đối với các trường hợp được cách ly tập trung trước khi bàn giao về cách ly tại địa phương với số tiền 3,5 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách thành phố.
Ngày 10/3, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bàn giao và cấp giấy xác nhận hoàn thành 14 ngày cách ly, đủ điều kiện trở về học tập, công tác tại địa phương cho 98 công dân đầu tiên. Bốn người còn lại trong đợt này đang chờ kết quả xét nghiệm của bệnh viện.
Ngày 10/3, thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, từ ngày 9/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp sản xuất, phát sóng Chương trình học trên truyền hình các môn học năm học 2019 - 2020 dành cho học sinh lớp 9 và 12 nhằm giúp các em chủ động ôn luyện, học tập trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19. Trong ngày đầu tiên phát sóng, chương trình nhận được phản hồi khá tích cực về nội dung cũng như phương pháp truyền đạt của giáo viên.
Ngày 8/3, trước diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều phức tạp khi Hà Nội đã ghi nhận nhiều trường hợp có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, lãnh đạo thành phố chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm đột xuất của thành phố để phòng, chống dịch bệnh với nỗ lực, quyết tâm cao nhất, để bảo đảm an toàn cuộc sống của nhân dân. Người dân sống gần khu vực bị cách ly chủ động nâng cao ý thức phòng dịch.
Thực hiện Nghị Quyết 895/NQ - UBTVQH 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội, ngày 1/3, UBND thành phố Hà Nội đã công bố và ra mắt các đơn vị hành chính gồm: phường Phạm Đình Hổ và phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng).
Ngày 21/2, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 tổ chức kỳ họp thứ 13. Đây là kỳ họp không thường kỳ nhằm xem xét, quyết định vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố, đồng thời tổ chức phổ biến Luật số 47/2019/QH14: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới đáp ứng được 60% nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn; số còn lại nhập từ các tỉnh, thành phố và nhập khẩu. Ngoài 128 siêu thị, 600 cửa hàng tiện ích, các kênh phân phối nông sản phần lớn qua các chợ đầu mối, chợ dân sinh… Tuy nhiên, do phần lớn hàng hóa được thương lái thu gom từ các nơi nên các mặt hàng bán tại chợ đầu mối, chợ dân sinh chưa đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ngày 4/2, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội có công văn hỏa tốc gửi UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, trong hoạt động lễ hội năm 2020.