Xuân vui trên đảo Thạnh An

Xuân vui trên đảo Thạnh An
Hàng ngày hoạt động đi lại của người dân từ đất liền ra đảo Thạnh An và ngược lại luôn diễn ra tấp nập. Ảnh: Thạch RoBer
Hàng ngày hoạt động đi lại của người dân từ đất liền ra đảo Thạnh An và ngược lại luôn diễn ra tấp nập. Ảnh: Thạch RoBer
Tháng 4/2015 điện quốc gia kéo đến xã đảo Thạnh An. Ảnh: Thạch RoBer
Tháng 4/2015 điện quốc gia kéo đến xã đảo Thạnh An. Ảnh: Thạch RoBer

Ngoài đánh bắt thủy sản, nghề nuôi trồng thủy sản trên xã đảo Thạnh An cũng khá phát triển, nhất là nuôi hàu, tôm,  cá lồng, với diện tích nuôi trồng các loại thủy sản khoảng trên 40 ha.
Sản xuất muối cũng là nghề chính của các diêm dân trên đảo. với diện tích sản xuất muối khoảng 400 ha, bình quân mỗi năm cung cấp hàng chục ngàn tấn muối công nghiệp và  muối I ốt phục vụ cho nhân dân thành phố.
Hành khách trong tàu trên đường đi ra đảo. Ảnh: Thạch RoBer
Hành khách trong tàu trên đường đi ra đảo. Ảnh: Thạch RoBer
Thủy sản đánh bắt được của các ngư dân được thương lái thu mua ngay tại bến tàu. Ảnh: Thạch RoBer
Thủy sản đánh bắt được của các ngư dân được thương lái thu mua ngay tại bến tàu. Ảnh: Thạch RoBer
Ngư dân vá lưới chuẩn bị cho ngày ra khơi. Ảnh: Thạch RoBer
Ngư dân vá lưới chuẩn bị cho ngày ra khơi. Ảnh: Thạch RoBer

Thủy sản đánh bắt được bà con làm khô để bán. Ảnh: Thạch RoBer
Thủy sản đánh bắt được bà con làm khô để bán. Ảnh: Thạch RoBer
Trong năm 2016, xã sẽ hoàn thành việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng của địa phương là mắm tôm chua và mắm cá cơm. Ảnh: Thạch RoBer
Trong năm 2016, xã sẽ hoàn thành việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng của địa phương là mắm tôm chua và mắm cá cơm.
 Ảnh: Thạch RoBer
Là một xã đảo nên Thạnh An luôn nhận được sự quan tâm của Thành ủy và UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều chương trình, dự án mang tính đặc thù đã được ưu tiên triển khai thực hiện, vì vậy đời sống vật chất và tinh thần cuaa người dân trên đảo không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Trạm cấp điện quốc gia tuyến cáp ngầm 22 KV vượt biển phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân 24/24 giờ. Ảnh: Thạch RoBer
Trạm cấp điện quốc gia tuyến cáp ngầm 22 KV vượt biển phục vụ  cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân 24/24 giờ.  Ảnh: Thạch RoBer
Du lịch trải nghiệm ngày càng thu hút được nhiều khách, góp phần tăng thêm thu nhập cho địa phương. Ảnh: Thạch RoBer
Du lịch trải nghiệm ngày càng thu hút được nhiều khách, góp phần tăng thêm thu nhập cho địa phương. Ảnh: Thạch RoBer
Đặc biệt, tháng 4/2015, tuyến cáp ngầm 22 kV vượt biển đã hoàn thành, đưa điện lưới quốc gia phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của bà con trên đảo. Đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Nếu như đầu năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của xã là 28,9% thì cuối năm giảm xuống còn 15,18%. Các công trình nước sạch cũng được ưu tiên đầu tư xây dựng, đảm bảo 100 % số hộ dân được sử dụng nước sạch .Công tác y tế, giáo dục chuyển biến tích cực, với tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học được đến lớp đạt gần  97 %, trong đó mầm non và tiểu học đạt 100%, Trạm y tê xã Thạnh An được xây dựng khang trang, có nhiều thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban ban đầu cho nhân dân trên đảo, giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên.
Bác sĩ ở trạm y tế xã đảo Thạnh An thường xuyên tổ chức khám bệnh tại nhà cho người dân. Ảnh: Thạch RoBer
Bác sĩ ở trạm y tế xã đảo Thạnh An  thường xuyên tổ chức khám bệnh tại nhà cho người dân. Ảnh: Thạch RoBer

Đơn vị đoàn thanh niên huyện Bình Chánh tặng quà cho bà con hộ nghèo chuẩn bị đón tết 2016. Ảnh: Thạch RoBer
Đơn vị đoàn thanh niên huyện Bình Chánh tặng quà cho bà con hộ nghèo chuẩn bị đón tết 2016. Ảnh: Thạch RoBer


Xuân Bính Thân 2016 này, trên khắp con đường trải nhựa vào các xóm ấp và những ngôi nhà khang trang ấm cúng, báo hiệu một mùa xuân tràn đầy niềm vui, ấm no đến với người dân xã đảo Thạnh An.

Một góc chợ hải sản tươi sống Cần Giờ. Ảnh: Thạch RoBer
Một góc chợ hải sản tươi sống Cần Giờ. Ảnh: Thạch RoBer

Có thể bạn quan tâm