Tại đây, Chủ tịch Jica Shinichi Kitaoka, khẳng định mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản vô cùng thân thiết, đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất. Nhật Bản đang là quốc gia hỗ trợ vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam và cũng là nước đầu tư nước ngoài hàng đầu vào Việt Nam.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, thành phố là địa phương đóng góp kinh tế lớn nhất nước với 27% nguồn thu ngân sách mỗi năm cho cả nước. Tuy nhiên, thành phố đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó có vấn đề hạ tầng, ùn tắc giao thông, ngập nước.
Trong bối cảnh đó, thành phố đã nhận được sự hỗ trợ vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản để thực hiện nhiều dự án trọng điểm như Đại lộ phố Đông - Tây, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, cải thiện môi trường nước.... Qua đó, góp phần to lớn chỉnh trang diện mạo đô thị, nâng cao chất lượng sống của người dân.
Thay mặt đoàn đại biểu cao cấp Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cá nhân Chủ tịch Jica Shinichi Kitaoka và Tổ chức Jica đã hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt thời gian vừa qua.
Đề cập đến chuyến thăm, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ mong muốn được tìm hiểu kinh nghiệm về chống ngập, sáng tạo khởi nghiệp và xây dựng đô thị sáng tạo, thông minh.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân mong muốn JICA xem xét, tiếp tục hỗ trợ vốn ODA và hợp tác nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo trong lĩnh vực thoát nước, môi trường và hạ tầng đô thị. Thành phố cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư, kiên quyết tháo gỡ vướng mắc để các dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản triển khai thuận lợi, đúng tiến độ.
Chiều cùng ngày, Đoàn lãnh đạo cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và trao đổi công việc với Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản.
Tại đây, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Keiichi Ishii đánh giá và vui mừng về mối quan hệ hữu nghị hết sức tốt đẹp Việt Nam – Nhật Bản. Bản thân ông Keiichi Ishii có mối quan hệ tốt đẹp từ lâu với Việt Nam.
Dịp này, ông Keiichi Ishii cho biết sẽ tiếp tục hợp tác hỗ trợ xây dựng công trình chất lượng cao vì sự phát triển của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Nhật Bản đã có nhiều sự giúp đỡ Việt Nam, nhất là vấn đề hạ tầng với dự án đầu tiên đầy ấn tượng là cầu Cần Thơ, sau này là cầu Nhật Tân Hà Nội, làm thay đổi đời sống của người dân đồng bằng việc thay đổi tiện ích đi lại.
Với Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân thừa nhận sự yếu kém về hạ tầng đã cản trở sự phát triển của thành phố, nhất là giao thông, hệ thống thoát nước. Vì thế thành phố mong muốn Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản hỗ trợ thành phố về hạ tầng để phát triển thành đô thị hiện đại, thông minh, sáng tạo.
Cũng trong chiều ngày 19/3, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân đã đến chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono. Tại đây, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono vui mừng đón tiếp Đoàn lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh do Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân là Trưởng đoàn, coi đây là hoạt động thiết thực nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ chiến lược Việt Nam – Nhật Bản. Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đã gửi lời chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân đã gửi lời cảm ơn chia buồn của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono và khẳng định, mối quan hệ 2 nước Việt Nam – Nhật Ban đang phát triển hết sức tốt đẹp. Chuyến thăm và làm việc lần này của Đoàn lãnh đạo cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong bối cảnh năm 2018 hai nước sẽ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
Trong chiều ngày 19/3, Đoàn lãnh đạo cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi thăm và làm việc với Thành phố khoa học Tsukuba.
Ông Igarashi Tastuo, Thị trưởng Thành phố Tsukuba chia sẻ, thành phố khoa học Tsukuba là dự án quốc gia của Nhật được thực hiện trên khu vực trải rộng 6km từ đông sang tây và 18km từ bắc xuống nam ở phía nam tỉnh Ibaraki. Khu vực 2.700 ha này được phát triển thành một thành phố khoa học qui hoạch bao gồm các nhà ở lân cận, các cơ sở giáo dục và thương mại, các văn phòng, các viện thử nghiệm và nghiên cứu quốc gia.
Hiện nay Thành phố khoa học Tsukuba có 250.000 dân, được thành lập nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo, di chuyển một phần dân cư khỏi Tokyo với hai vùng chính là vùng nghiên cứu hàn lâm và vùng phát triển ngoại vi. Trong đó, thành phố chú trọng việc đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn phục vụ người dân như xây dựng phòng đổi mới chính sách, tiếp nhận và công khai thi tuyển các ý tưởng sáng tạo vì cộng đồng.
Hiện tại thành phố cũng đang bắt đầu xây dựng đô thị siêu thông minh 5.0 theo chủ trương của Chính phủ Nhật Bản. Để thực hiện điều này, thành phố đã mời các nhà khoa học hàng đầu, trong đó có 2 nhà khoa học đoạt giải Nobel đang sinh sống tại chính thành phố Tsukuba để thiết kế ý tưởng sáng tạo.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang hoàn thiện kế hoạch xây dựng và phát triển khu đô thị sáng tạo nhằm kết nối 3 quận gồm quận 2 (trung tâm tài chính tương lai), quận 9 (khu vực phát triển khoa học công nghệ) và quận Thủ Đức (khu vực tập trung nhiều trường đại học) để xây dựng một hệ sinh thái thuận lợi nhằm đẩy mạnh phong trào đổi mới sáng tạo, khai thác tiềm lực của cộng đồng tri thức trẻ địa phương.
Sau khi lắng nghe chia sẻ của lãnh đạo Thành phố Tsukuba, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu lãnh đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh ở lại tiếp tục làm việc, thảo luận với các đơn vị liên quan, tham quan thực tế để tìm hiểu sâu hơn về hình mẫu đô thị khoa học của Thành phố Tsukuba, từ đó hoàn thiện kế hoạch xây dựng Khu đô thị sáng tạo của Thành phố Hồ Chí Minh.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cũng chia sẻ kế hoạch sẽ tổ chức hội thảo quốc tế về chủ đề về thành phố khoa học và mong muốn lãnh đạo Thành phố Tsukuba tham gia, chia sẻ kinh nghiệm.
Trước đó, thăm và làm việc tại Trường Đại học Tsukuba, tỉnh Bí thư thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch phát triển thành đô thị sáng tạo hiện đại, phát triển bền vững trong tương lai, lấy khoa học công nghệ làm hạt nhân.
Hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng Khu công nghệ cao quy mô 900ha, thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Ngoài ra thành phố còn có Trường Đại học Quốc gia thành phố. Sắp tới thành phố cũng sẽ xây dựng trung tâm tài chính, thể thao và nhà hát có quy mô lớn nhất tại Việt Nam.
Ông Nagata Kyosuke, Hiệu trưởng Trường Đại học Tsukuba bày tỏ ấn tượng về sự phát triển mạnh mẽ và “tính cách” sôi động của Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là trung tâm kinh tế của Việt Nam.
Trường Đại học Tsukuba là trường đại học đầu tiên của Nhật Bản hợp tác với Việt Nam, có mối liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh về nghiên cứu giao dục và tiếp tục mong muốn hợp tác với thành phố trong thời gian tới.
Hiện tại Trường Đại học Tsukuba có 83 lưu hoc sinh Việt Nam đang theo học, nghiên cứu. Sau mô hình Trường Đại học Việt Nhật được thành lập tại Hà Nội, Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét kế hoạch thành lập Trường Đại học Việt Nhật tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Keiichi Ishii |
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, thành phố là địa phương đóng góp kinh tế lớn nhất nước với 27% nguồn thu ngân sách mỗi năm cho cả nước. Tuy nhiên, thành phố đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó có vấn đề hạ tầng, ùn tắc giao thông, ngập nước.
Trong bối cảnh đó, thành phố đã nhận được sự hỗ trợ vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản để thực hiện nhiều dự án trọng điểm như Đại lộ phố Đông - Tây, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, cải thiện môi trường nước.... Qua đó, góp phần to lớn chỉnh trang diện mạo đô thị, nâng cao chất lượng sống của người dân.
Quang cảnh làm giữa Đoàn lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh việc với JICA |
Thay mặt đoàn đại biểu cao cấp Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cá nhân Chủ tịch Jica Shinichi Kitaoka và Tổ chức Jica đã hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt thời gian vừa qua.
Đề cập đến chuyến thăm, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ mong muốn được tìm hiểu kinh nghiệm về chống ngập, sáng tạo khởi nghiệp và xây dựng đô thị sáng tạo, thông minh.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân mong muốn JICA xem xét, tiếp tục hỗ trợ vốn ODA và hợp tác nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo trong lĩnh vực thoát nước, môi trường và hạ tầng đô thị. Thành phố cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư, kiên quyết tháo gỡ vướng mắc để các dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản triển khai thuận lợi, đúng tiến độ.
Chiều cùng ngày, Đoàn lãnh đạo cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và trao đổi công việc với Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản.
Tại đây, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Keiichi Ishii đánh giá và vui mừng về mối quan hệ hữu nghị hết sức tốt đẹp Việt Nam – Nhật Bản. Bản thân ông Keiichi Ishii có mối quan hệ tốt đẹp từ lâu với Việt Nam.
Dịp này, ông Keiichi Ishii cho biết sẽ tiếp tục hợp tác hỗ trợ xây dựng công trình chất lượng cao vì sự phát triển của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân tìm hiểu mô hình Thành phố khoa học Tsukuba |
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Nhật Bản đã có nhiều sự giúp đỡ Việt Nam, nhất là vấn đề hạ tầng với dự án đầu tiên đầy ấn tượng là cầu Cần Thơ, sau này là cầu Nhật Tân Hà Nội, làm thay đổi đời sống của người dân đồng bằng việc thay đổi tiện ích đi lại.
Với Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân thừa nhận sự yếu kém về hạ tầng đã cản trở sự phát triển của thành phố, nhất là giao thông, hệ thống thoát nước. Vì thế thành phố mong muốn Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản hỗ trợ thành phố về hạ tầng để phát triển thành đô thị hiện đại, thông minh, sáng tạo.
Cũng trong chiều ngày 19/3, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân đã đến chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono. Tại đây, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono vui mừng đón tiếp Đoàn lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh do Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân là Trưởng đoàn, coi đây là hoạt động thiết thực nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ chiến lược Việt Nam – Nhật Bản. Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đã gửi lời chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân đã gửi lời cảm ơn chia buồn của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono và khẳng định, mối quan hệ 2 nước Việt Nam – Nhật Ban đang phát triển hết sức tốt đẹp. Chuyến thăm và làm việc lần này của Đoàn lãnh đạo cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong bối cảnh năm 2018 hai nước sẽ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
Trong chiều ngày 19/3, Đoàn lãnh đạo cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi thăm và làm việc với Thành phố khoa học Tsukuba.
Ông Igarashi Tastuo, Thị trưởng Thành phố Tsukuba chia sẻ, thành phố khoa học Tsukuba là dự án quốc gia của Nhật được thực hiện trên khu vực trải rộng 6km từ đông sang tây và 18km từ bắc xuống nam ở phía nam tỉnh Ibaraki. Khu vực 2.700 ha này được phát triển thành một thành phố khoa học qui hoạch bao gồm các nhà ở lân cận, các cơ sở giáo dục và thương mại, các văn phòng, các viện thử nghiệm và nghiên cứu quốc gia.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân trao quà kỷ niệm cho ông Nagata Kyosuke, Hiệu trưởng Trường Đại học Tsukuba |
Hiện nay Thành phố khoa học Tsukuba có 250.000 dân, được thành lập nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo, di chuyển một phần dân cư khỏi Tokyo với hai vùng chính là vùng nghiên cứu hàn lâm và vùng phát triển ngoại vi. Trong đó, thành phố chú trọng việc đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn phục vụ người dân như xây dựng phòng đổi mới chính sách, tiếp nhận và công khai thi tuyển các ý tưởng sáng tạo vì cộng đồng.
Hiện tại thành phố cũng đang bắt đầu xây dựng đô thị siêu thông minh 5.0 theo chủ trương của Chính phủ Nhật Bản. Để thực hiện điều này, thành phố đã mời các nhà khoa học hàng đầu, trong đó có 2 nhà khoa học đoạt giải Nobel đang sinh sống tại chính thành phố Tsukuba để thiết kế ý tưởng sáng tạo.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang hoàn thiện kế hoạch xây dựng và phát triển khu đô thị sáng tạo nhằm kết nối 3 quận gồm quận 2 (trung tâm tài chính tương lai), quận 9 (khu vực phát triển khoa học công nghệ) và quận Thủ Đức (khu vực tập trung nhiều trường đại học) để xây dựng một hệ sinh thái thuận lợi nhằm đẩy mạnh phong trào đổi mới sáng tạo, khai thác tiềm lực của cộng đồng tri thức trẻ địa phương.
Sau khi lắng nghe chia sẻ của lãnh đạo Thành phố Tsukuba, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu lãnh đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh ở lại tiếp tục làm việc, thảo luận với các đơn vị liên quan, tham quan thực tế để tìm hiểu sâu hơn về hình mẫu đô thị khoa học của Thành phố Tsukuba, từ đó hoàn thiện kế hoạch xây dựng Khu đô thị sáng tạo của Thành phố Hồ Chí Minh.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cũng chia sẻ kế hoạch sẽ tổ chức hội thảo quốc tế về chủ đề về thành phố khoa học và mong muốn lãnh đạo Thành phố Tsukuba tham gia, chia sẻ kinh nghiệm.
Bí thư Thành uỷ chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono |
Trước đó, thăm và làm việc tại Trường Đại học Tsukuba, tỉnh Bí thư thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch phát triển thành đô thị sáng tạo hiện đại, phát triển bền vững trong tương lai, lấy khoa học công nghệ làm hạt nhân.
Hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng Khu công nghệ cao quy mô 900ha, thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Ngoài ra thành phố còn có Trường Đại học Quốc gia thành phố. Sắp tới thành phố cũng sẽ xây dựng trung tâm tài chính, thể thao và nhà hát có quy mô lớn nhất tại Việt Nam.
Ông Nagata Kyosuke, Hiệu trưởng Trường Đại học Tsukuba bày tỏ ấn tượng về sự phát triển mạnh mẽ và “tính cách” sôi động của Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là trung tâm kinh tế của Việt Nam.
Trường Đại học Tsukuba là trường đại học đầu tiên của Nhật Bản hợp tác với Việt Nam, có mối liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh về nghiên cứu giao dục và tiếp tục mong muốn hợp tác với thành phố trong thời gian tới.
Hiện tại Trường Đại học Tsukuba có 83 lưu hoc sinh Việt Nam đang theo học, nghiên cứu. Sau mô hình Trường Đại học Việt Nhật được thành lập tại Hà Nội, Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét kế hoạch thành lập Trường Đại học Việt Nhật tại Thành phố Hồ Chí Minh.