Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Thành phố Hồ Chí Minh muốn gộp 3 quận gồm 2, 9, Thủ Đức thành đô thị sáng tạo phía Đông của thành phố; trong đó, quận Thủ Đức là nơi tập trung năng lực về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, quận 2 với Khu Đô thị mới Thủ Thiêm sẽ giữ vai trò trung tâm tài chính quốc tế còn quận 9 sẽ là nơi nghiên cứu và phát triển với điểm nhấn Khu Công nghệ cao.
“Trong năm 2018, thành phố sẽ tổ chức cuộc thi với sự tham gia của các đơn vị tư vấn quốc tế để xây dựng tầm nhìn và các bước triển khai cụ thể, sau đó xây dựng quy hoạch tổng thể cho khu đô thị đổi mới sáng tạo thành phố”, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân thông tin.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước và cũng là nơi có lực lượng lao động chất lượng cao, năng suất lao động gấp 2,7 lần so với bình quân cả nước. Ngoài ra, thành phố có các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, đóng góp 82% cho nền kinh tế thành phố. Tuy nhiên, hiện nay thành phố đang phải đối mặt với nhiều thách thức; trong đó có kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm không khí.
Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X đã xác định 7 chương trình đột phá. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, đến năm 2017 thành phố bổ sung thêm đề án xây dựng đô thị thông minh với 4 mục tiêu chính là tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, tạo môi trường sống tốt cho người dân và sự tham gia của người dân vào việc giám sát hoạt động của chính quyền. Sau đó thành phố có điều chỉnh, đề ra mục tiêu mới cho giai đoạn 5 năm tiếp theo là xây dựng đô thị sáng tạo gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo sự tương tác giữa các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ,… cũng như hỗ trợ các tỉnh xung quanh gồm Đồng Nai và Bình Dương để tạo ra cụm động lực phát triển kinh tế cho khu vực phía Nam.
Tại hội thảo, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, đô thị sáng tạo đòi hỏi phải có tất cả các yếu tố cơ bản phối hợp đồng bộ với những chính sách nhất quán, rõ ràng, Với Thành phố Hồ Chí Minh, việc xây dựng khu đô thị sáng tạo cần xem xét toàn bộ hệ sinh thái của khu đô thị sáng tạo về quy hoạch, chính sách, thiết kế, cơ sở hạ tầng và tổ chức, chứ không chỉ về công nghệ.
Còn theo ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, bản chất của khu đô thị sáng tạo là nơi có các hoạt động sáng tạo và khởi nghiệp diễn ra với cường độ và mật độ cao. Kế hoạch xây dựng khu đô thị sáng tạo phía Đông thành phố là chất xúc tác cho nhiều ý tưởng trong bối cảnh chuyển dịch mạnh mẽ kinh tế thành phố; trong đó sự kết nối là tâm điểm bao gồm kết nối phần cứng (giao thông) và phần mềm (các chương trình liên kết, hợp tác).
Góp ý về giải pháp triển khai khu đô thị sáng tạo, ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên chính sách công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đề xuất ý tưởng định hướng khu đô thị sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dịch vụ có sức cạnh tranh toàn cầu, là nơi đặt các trụ sở quốc tế và phối hợp hoạt động của các công ty toàn cầu, trung tâm dịch vụ tài chính, trung tâm nghiên cứu và phát triển phần mềm, trung tâm nghiên cứu về khoa học đời sống kết hợp với nghiên cứu thử nghiệm, trung tâm dịch vụ chia sẻ cung cấp các dịch vụ cho các công ty toàn cầu.
Ông Huỳnh Thế Du đề xuất 3 giai đoạn phát triển cho khu đô thị sáng tạo thành phố gồm giai đoạn xây dựng nền tảng ban đầu (từ năm 2018 – 2025) tiếp tục mô hình chính quyền đô thị; giai đoạn phát triển theo chiều sâu (2025 – 2050) hoàn thiện kết nối giữa các địa phương trong vùng; sau năm 2050 sẽ là giai đoạn phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức và công nghệ. Muốn xây dựng thành công khu đô thị sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải tạo đột phá về thể chế, cải cách cán bộ, cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.
Trong khi đó, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng khu đô thị sáng tạo thành phố có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều thách thức như thiếu điều kiện hạ tầng, quỹ đất chưa khai thác còn khá lớn nhưng không tập trung mà nằm rải rác trên nhiều khu vực, thủ tục hành chính còn phức tạp, chuyển biến chậm trong áp dụng Chính phủ điện tử. Về giải pháp, thành phố cần các chính sách thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, phát triển tại khu đô thị sáng tạo cũng như các chuyên gia, nhà khoa học và sự liên kết giữa khu đô thị sáng tạo với các trung tâm khác của thành phố.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi xướng ý tưởng quy hoạch xây dựng tích hợp quận 2, 9, Thủ Đức thành khu đô thị sáng tạo với vai trò là một khu vực đô thị công nghệ cao và thông minh trọng điểm của thành phố và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tầm nhìn của khu đô thị sáng tạo là trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của thành phố và khu vực trên nền tảng phát triển kinh tế tri thức./.
Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu. Ảnh: Trần Xuân Tình – TTXVN |
“Trong năm 2018, thành phố sẽ tổ chức cuộc thi với sự tham gia của các đơn vị tư vấn quốc tế để xây dựng tầm nhìn và các bước triển khai cụ thể, sau đó xây dựng quy hoạch tổng thể cho khu đô thị đổi mới sáng tạo thành phố”, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân thông tin.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước và cũng là nơi có lực lượng lao động chất lượng cao, năng suất lao động gấp 2,7 lần so với bình quân cả nước. Ngoài ra, thành phố có các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, đóng góp 82% cho nền kinh tế thành phố. Tuy nhiên, hiện nay thành phố đang phải đối mặt với nhiều thách thức; trong đó có kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm không khí.
Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X đã xác định 7 chương trình đột phá. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, đến năm 2017 thành phố bổ sung thêm đề án xây dựng đô thị thông minh với 4 mục tiêu chính là tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, tạo môi trường sống tốt cho người dân và sự tham gia của người dân vào việc giám sát hoạt động của chính quyền. Sau đó thành phố có điều chỉnh, đề ra mục tiêu mới cho giai đoạn 5 năm tiếp theo là xây dựng đô thị sáng tạo gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo sự tương tác giữa các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ,… cũng như hỗ trợ các tỉnh xung quanh gồm Đồng Nai và Bình Dương để tạo ra cụm động lực phát triển kinh tế cho khu vực phía Nam.
Tại hội thảo, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, đô thị sáng tạo đòi hỏi phải có tất cả các yếu tố cơ bản phối hợp đồng bộ với những chính sách nhất quán, rõ ràng, Với Thành phố Hồ Chí Minh, việc xây dựng khu đô thị sáng tạo cần xem xét toàn bộ hệ sinh thái của khu đô thị sáng tạo về quy hoạch, chính sách, thiết kế, cơ sở hạ tầng và tổ chức, chứ không chỉ về công nghệ.
Còn theo ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, bản chất của khu đô thị sáng tạo là nơi có các hoạt động sáng tạo và khởi nghiệp diễn ra với cường độ và mật độ cao. Kế hoạch xây dựng khu đô thị sáng tạo phía Đông thành phố là chất xúc tác cho nhiều ý tưởng trong bối cảnh chuyển dịch mạnh mẽ kinh tế thành phố; trong đó sự kết nối là tâm điểm bao gồm kết nối phần cứng (giao thông) và phần mềm (các chương trình liên kết, hợp tác).
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Trần Xuân Tình – TTXVN |
Góp ý về giải pháp triển khai khu đô thị sáng tạo, ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên chính sách công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đề xuất ý tưởng định hướng khu đô thị sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dịch vụ có sức cạnh tranh toàn cầu, là nơi đặt các trụ sở quốc tế và phối hợp hoạt động của các công ty toàn cầu, trung tâm dịch vụ tài chính, trung tâm nghiên cứu và phát triển phần mềm, trung tâm nghiên cứu về khoa học đời sống kết hợp với nghiên cứu thử nghiệm, trung tâm dịch vụ chia sẻ cung cấp các dịch vụ cho các công ty toàn cầu.
Ông Huỳnh Thế Du đề xuất 3 giai đoạn phát triển cho khu đô thị sáng tạo thành phố gồm giai đoạn xây dựng nền tảng ban đầu (từ năm 2018 – 2025) tiếp tục mô hình chính quyền đô thị; giai đoạn phát triển theo chiều sâu (2025 – 2050) hoàn thiện kết nối giữa các địa phương trong vùng; sau năm 2050 sẽ là giai đoạn phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức và công nghệ. Muốn xây dựng thành công khu đô thị sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải tạo đột phá về thể chế, cải cách cán bộ, cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.
Trong khi đó, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng khu đô thị sáng tạo thành phố có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều thách thức như thiếu điều kiện hạ tầng, quỹ đất chưa khai thác còn khá lớn nhưng không tập trung mà nằm rải rác trên nhiều khu vực, thủ tục hành chính còn phức tạp, chuyển biến chậm trong áp dụng Chính phủ điện tử. Về giải pháp, thành phố cần các chính sách thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, phát triển tại khu đô thị sáng tạo cũng như các chuyên gia, nhà khoa học và sự liên kết giữa khu đô thị sáng tạo với các trung tâm khác của thành phố.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi xướng ý tưởng quy hoạch xây dựng tích hợp quận 2, 9, Thủ Đức thành khu đô thị sáng tạo với vai trò là một khu vực đô thị công nghệ cao và thông minh trọng điểm của thành phố và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tầm nhìn của khu đô thị sáng tạo là trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của thành phố và khu vực trên nền tảng phát triển kinh tế tri thức./.
Trần Xuân Tình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN