Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, Việt Nam - Bulgaria có quan hệ truyền thống vững chắc gần 70 năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác Việt Nam - Bulgaria đã có những bước phát triển mới rất tích cực trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế, thương mại và hợp tác giữa các địa phương của hai nước. Tuy nhiên, kết quả hợp tác vẫn còn ở mức rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của hai bên.
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Bulgaria năm 2017 đạt 109 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Bulgaria sang Việt Nam đạt 71 triệu USD, với cá sản phảm chủ yếu là tân dược, thuốc bảo vệ thực vật, lúa mì, thức ăn gia súc, máy móc thiết bị cơ khí và xây dựng.
Ở chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Bulgaria đạt 38 triệu USD, các sản phẩm chủ lực là gạo, hạt điều, cà phê, thủy sản đông lạnh, giày da, may mặc, máy tính và linh kiện điện tử.
Về đầu tư, Bulgaria hiện có 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 58 triệu USD, tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo, thông tin truyền thông, khoa học công nghệ, đặc biệt có dự án xử lý dầu thải thành dầu công nghiệp.
Theo ông Võ Tân Thành, để tận dụng tiềm năng, thế mạnh của hai nước trong việc phát triển kinh tế, lãnh đạo hai bên đã thống nhất sẽ xây dựng “Mô hình hợp tác kinh tế mới”.
Theo đó, hai bên tạo điều kiện để Việt Nam tăng cường hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của mình sang Bulgaria, sau đó gia công, chế biến trực tiếp tại các cảng của Bulgaria rồi xuất tiếp vào thị trường châu Âu và khu vực Balkan.
Mô hình hợp tác này được kỳ vọng sẽ tận dụng tốt thế mạnh của mỗi bên để thúc đẩy trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Bulgaria.
Ông Emil Karanikolov, Bộ trưởng Kinh tế Bulgaria cho biết, Việt Nam và Bulgaria còn có nhiều lợi thế bổ sung cho nhau trong việc phát triển kinh tế, trong đó, Việt Nam là thị trường, đối tác thương mại quan trọng của Bulgaria ở khu vực châu Á.
Ngược lại Bulgaria cũng đóng vai trò là cửa ngõ, trung tâm trung chuyển hàng hóa giữa các nước châu Á và châu Âu. Bên cạnh hợp tác thương mại, Việt Nam và Bulgaria cũng có thể thúc đẩy hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực như khu công nghiệp, chế biến thực phẩm, kỹ thuật cơ khí…
Mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư vào Bulgaria, ông Stamen Yanev, đại diện cục đầu tư Bulgaria thông tin, Bulgaria đang có nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, chế tạo máy móc và công nghiệp giải trí.
Theo đó, Chính phủ Bulgaria có chương trình hỗ trợ đặc biệt về mặt thủ tục, giấy phép đầu tư, tài chính và cung ứng nhân lực cho nhà đầu tư nước ngoài.
Thêm vào đó, khi đầu tư vào Bulgaria, doanh nghiệp được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân khá thấp, ở mức 10% và có ưu thế dễ dàng tiếp cận vào thị trường châu Âu với dân số lên tới 500 triệu người.
Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc bán hàng Công ty Royal Cargo Vietnam cho rằng, Việt Nam - Bulgaria có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, logistics nhưng chưa được khai thác đúng tầm.
Theo ông Nguyễn Duy Anh, Việt Nam có quan hệ hợp tác thương mại với nhiều nước châu Âu nhưng giá trị trao đổi với Bulgary còn khiêm tốn, trong khi đó Bulgary là một trong những cửa ngõ quan trọng để hàng hóa nước ngoài tiến vào châu Âu. Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp hai bên có nhiều thông tin và nắm bắt được nhu cầu của đối tác.
Với việc triển khai mô hình hợp tác kinh tế mới, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng cường việc đưa nguyên liệu vào Bulgaria, xây dựng kho, nhà máy chế biến và mở rộng quy mô hoạt động tại khu vực cửa ngõ châu Âu.
Hoạt động này không chỉ thúc đẩy trao đổi thương mại mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu, đầu tư chế biến thực phẩm cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước./.
Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI phát biểu khai mạc Diễn đàn. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Ở chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Bulgaria đạt 38 triệu USD, các sản phẩm chủ lực là gạo, hạt điều, cà phê, thủy sản đông lạnh, giày da, may mặc, máy tính và linh kiện điện tử.
Về đầu tư, Bulgaria hiện có 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 58 triệu USD, tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo, thông tin truyền thông, khoa học công nghệ, đặc biệt có dự án xử lý dầu thải thành dầu công nghiệp.
Theo ông Võ Tân Thành, để tận dụng tiềm năng, thế mạnh của hai nước trong việc phát triển kinh tế, lãnh đạo hai bên đã thống nhất sẽ xây dựng “Mô hình hợp tác kinh tế mới”.
Theo đó, hai bên tạo điều kiện để Việt Nam tăng cường hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của mình sang Bulgaria, sau đó gia công, chế biến trực tiếp tại các cảng của Bulgaria rồi xuất tiếp vào thị trường châu Âu và khu vực Balkan.
Mô hình hợp tác này được kỳ vọng sẽ tận dụng tốt thế mạnh của mỗi bên để thúc đẩy trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Bulgaria.
Ông Emil Karanikolov, Bộ trưởng Kinh tế Bulgaria, phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Ngược lại Bulgaria cũng đóng vai trò là cửa ngõ, trung tâm trung chuyển hàng hóa giữa các nước châu Á và châu Âu. Bên cạnh hợp tác thương mại, Việt Nam và Bulgaria cũng có thể thúc đẩy hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực như khu công nghiệp, chế biến thực phẩm, kỹ thuật cơ khí…
Mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư vào Bulgaria, ông Stamen Yanev, đại diện cục đầu tư Bulgaria thông tin, Bulgaria đang có nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, chế tạo máy móc và công nghiệp giải trí.
Doanh nghiệp Việt Nam và Bulgaria tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Diễn đàn. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Thêm vào đó, khi đầu tư vào Bulgaria, doanh nghiệp được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân khá thấp, ở mức 10% và có ưu thế dễ dàng tiếp cận vào thị trường châu Âu với dân số lên tới 500 triệu người.
Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc bán hàng Công ty Royal Cargo Vietnam cho rằng, Việt Nam - Bulgaria có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, logistics nhưng chưa được khai thác đúng tầm.
Các đại biểu trao đổi thông tin bên lề Diễn đàn. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Với việc triển khai mô hình hợp tác kinh tế mới, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng cường việc đưa nguyên liệu vào Bulgaria, xây dựng kho, nhà máy chế biến và mở rộng quy mô hoạt động tại khu vực cửa ngõ châu Âu.
Hoạt động này không chỉ thúc đẩy trao đổi thương mại mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu, đầu tư chế biến thực phẩm cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước./.
Xuân Anh
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN