Đưa các anh an yên về với quê hương
Một sáng Chủ nhật trung tuần tháng 7/2018, những cựu chiến binh trong Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 (E429) nhóm họp bàn về công tác tổ chức cất bốc, di dời 35 hài cốt liệt sỹ từ các nghĩa trang ở các tỉnh phía Nam về quê nhà ở tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa.
Hơn 20 cựu chiến binh Trung đoàn 429, người ở Củ Chi, người Quận 6, quận Bình Chánh, Bình Tân… là những thành viên của Đoàn công tác đưa hài cốt liệt sỹ về quê nhà đã cùng nhau trao đổi, chốt lại những công việc cần làm cho “ngày G” đưa các đồng đội về quê hương dự kiến diễn ra sau đây 1 tháng.
Ông Nguyễn Văn Kiền - Trưởng ban Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, công tác chuẩn bị cho việc đưa các liệt sỹ trở về đợt này được triển khai từ đầu tháng 4/2018.
Sau khi nhận được đề nghị của gia đình liệt sỹ và Phòng Thương binh-Xã hội của các địa phương quê hương các liệt sỹ, Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 chia ra các tổ đến các nghĩa trang, tìm kiếm mộ liệt sỹ, kiểm tra, rà soát các thông tin giữa mộ liệt sỹ và hồ sơ; giải quyết các vấn đề phát sinh như chỉnh sửa tên, quê quán… Sau đó tổng hợp, lên kế hoạch cụ thể cho ngày đưa các liệt sỹ trở về quê hương.
Là một trong những người khởi xướng và tham gia nhiệt tình trong hoạt động này, ông Nguyễn Thanh Hợp, trưởng Đoàn công tác E429 đưa hài cốt đồng đội về quê cho biết: Vào khoảng năm 2013, qua các chuyến thăm hỏi đồng đội ở miền Bắc, các cựu chiến binh E429 tại Thành phố Hồ Chí Minh nắm được thông tin một số liệt sỹ E429 quê ở Thanh Hóa và Hòa Bình (nơi đã bổ sung một lượng lớn tân binh cho E429 thời chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam), vẫn đang nằm tại các nghĩa trang ở khu vực phía Nam do gia đình các liệt sỹ gặp khó khăn về kinh tế cũng như do khoảng cách địa lý xa xôi không thuận lợi cho cho quá trình làm thủ tục di dời liệt sỹ.
Đau đáu với nỗi niềm của gia đình đồng đội, Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí Minh họp bàn và thống nhất triển khai vận động các cựu chiến binh trong đơn vị tham gia hỗ trợ các gia đình đồng đội ở xa gặp khó khăn trong công tác tìm và hồi hương liệt sỹ về quê nhà, trong đó tập trung chủ yếu vào các liệt sỹ quê ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa. Năm 2014, trong lần đầu triển khai công tác này, các anh đã đưa được 9 liệt sỹ về quê; lần thứ hai vào năm 2016 là 23 liệt sỹ về với gia đình và năm nay dự kiến là 35 liệt sỹ.
Trực tiếp vào miền Nam rước chú mình là liệt sỹ Quách Mạnh Thêm (xã Tử Nê, Tân Lạc, Hòa Bình) trở về trong đợt tháng 9/2016, ông Quách Thông cho biết: Do điều kiện ở xa, kinh tế khó khăn nên dù biết liệt sỹ Thêm nằm ở Bình Dương nhưng gia đình đã nhiều năm chưa đón được chú về.
May nhờ có Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí Minh giúp đỡ mà gia đình đã đón được liệt sỹ Thêm trở về. “Mọi vấn đề giấy tờ thủ tục, cất bốc, di chuyển đều được các anh, các chú thu xếp, chu đáo đưa chú tôi về tận quê nhà.
Gia đình nhận hài cốt mà không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào. Những việc làm của các anh, các chú thật đáng quý, rất có ý nghĩa đối với gia đình chúng tôi. Bố tôi và các cô chú tôi (anh em của liệt sỹ Thêm) vô cùng cảm động và mãn nguyện khi được đón chú Thêm trở về với gia đình”, ông Thông xúc động nhớ lại.
Trọn tình đồng đội
Để đưa được các liệt sỹ trở về quê hương, các cựu chiến binh trong Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phải chuẩn bị từ nhiều tháng trước. Trong đó quan trọng nhất là việc kiểm tra, xác định liệt sỹ và hoàn thiện hồ sơ xin di dời - công việc chiếm khá nhiều thời gian và công sức của các thành viên Ban Liên lạc.
Trên thực tế, rất nhiều liệt sỹ đang nằm tại các nghĩa trang khu vực phía Nam, vì nhiều lý do khác nhau mà hồ sơ, bia mộ có những sai lệch cần phải được chỉnh sửa phù hợp để các liệt sỹ được phép di dời khỏi nghĩa trang.
Ông Nguyễn Trung Nam, cựu chiến binh E429, hiện ở quận Bình Tân, một trong những người đã trực tiếp tham gia các hoạt động xác minh, hoàn thiện hồ sơ cho liệt sỹ cho biết: Việc chỉnh sửa cho đúng các thông tin của liệt sỹ không hề đơn giản, cần sự phối hợp tốt của cả gia đình liệt sỹ, cơ quan chức năng của địa phương quê hương liệt sỹ và cơ quan quản lý nghĩa trang, thậm chí với cả đơn vị cũ.
Để đảm bảo cho gia đình liệt sỹ vào cất bốc không sai sót về cả thủ tục lẫn hài cốt liệt sỹ thì trung bình các tổ công tác của Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí Minh phải 3 lần tới nghĩa trang.
“Nếu phải điều chỉnh do gặp trục trặc hồ sơ hoặc chưa xác định đúng liệt sỹ thì thời gian không thể biết là bao nhiêu, bởi các nghĩa trang nằm rải rác, gần cũng vài chục kilomet, xa thì tới vài trăm cây số. Xác định có khi là cùng lứa nhập ngũ, có khi không nhưng đều là đồng đội, anh em E429 mình cả nên chúng tôi đều cố gắng làm cho bằng được. Mất công mất sức cũng không nề hà”, ông Nam cho biết.
Chia sẻ về hoàn cảnh của mình, ông Đèo Anh Tiến, một cựu chiến binh E429 hiện là chủ một doanh nghiệp in ấn tại quận Tân Phú và là Phó Đoàn công tác di dời hài cốt liệt sỹ về quê nhà đợt năm 2018 cho biết, mấy tháng nay, các ông đã gác việc nhà, chia nhau đi đến các nghĩa trang, các đơn vị quản lý liệt sỹ để hoàn tất hồ sơ. Rồi việc chuẩn bị cho chuyến đi đưa liệt sỹ ra Bắc cũng chiếm kha khá thời gian của mỗi người.
Ông Tiến hào sảng nói: “Bà xã tôi vừa bảo chuyến này ông ra Bắc về thì cái công ty nhà mình banh chành hết à. Nhưng kệ, mình cứ đi cho xong chuyến này rồi về sẽ tính. Bà ấy nói thì nói vậy thôi, chứ bả ấy vẫn lo hết mà. Nếu xưa kia một quả mìn nổ sớm một viên đạn trệch đi một chút, giờ này mình mới là người nằm dưới đất chứ không phải anh em, vì thế làm được gì cho anh em thì mình phải ráng mà làm”.
Sự nỗ lực, tận tâm của các cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với gia đình các liệt sỹ đồng đội đã được chính thân nhân các liệt sỹ ghi nhận.
Ông Bùi Văn Linh, hiện ở xã Phong Phú, Tân Lạc, Hòa Bình nói: Nhiều năm trước, gia đình tôi luôn băn khoăn về việc chưa vào miền Nam đón anh tôi là liệt sỹ Bùi Văn Kia về được. Thật may nhờ có các anh, các chú đồng đội cùng đơn vị mà hồi tháng 9/2016, tôi được đại diện gia đình vào đón anh tôi trở về với gia tộc, với quê hương.
Không chỉ gia đình tôi mà các lãnh đạo địa phương cũng cảm ơn và luôn ghi nhớ những việc làm cao đẹp ấy các anh, các chú trong việc đưa các người bạn, người đồng đội của mình về với gia tộc, với quê hương một cách an toàn, chính xác”.
Những việc làm không vì danh lợi của các cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí trong công tác hỗ trợ đưa liệt sỹ đồng đội trở về quê hương đã mang lại niềm hạnh phúc, sự an yên trong cuộc sống cho gia đình các liệt sỹ, là nghĩa cử thể hiện tính cách cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ luôn nêu cao tinh thần đồng đội và cũng là tình cảm đặc trưng của con người Việt Nam luôn trân quý, biết ơn những người con anh hùng của dân tộc đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống hòa bình, hạnh phúc hôm nay của người dân đất Việt./.
Một sáng Chủ nhật trung tuần tháng 7/2018, những cựu chiến binh trong Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 (E429) nhóm họp bàn về công tác tổ chức cất bốc, di dời 35 hài cốt liệt sỹ từ các nghĩa trang ở các tỉnh phía Nam về quê nhà ở tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa.
Quang cảnh lễ đón hài cốt liệt sỹ tại huyện Tân Lạc, Hòa Bình. Ảnh: TTXVN phát |
Ông Nguyễn Văn Kiền - Trưởng ban Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, công tác chuẩn bị cho việc đưa các liệt sỹ trở về đợt này được triển khai từ đầu tháng 4/2018.
Sau khi nhận được đề nghị của gia đình liệt sỹ và Phòng Thương binh-Xã hội của các địa phương quê hương các liệt sỹ, Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 chia ra các tổ đến các nghĩa trang, tìm kiếm mộ liệt sỹ, kiểm tra, rà soát các thông tin giữa mộ liệt sỹ và hồ sơ; giải quyết các vấn đề phát sinh như chỉnh sửa tên, quê quán… Sau đó tổng hợp, lên kế hoạch cụ thể cho ngày đưa các liệt sỹ trở về quê hương.
Là một trong những người khởi xướng và tham gia nhiệt tình trong hoạt động này, ông Nguyễn Thanh Hợp, trưởng Đoàn công tác E429 đưa hài cốt đồng đội về quê cho biết: Vào khoảng năm 2013, qua các chuyến thăm hỏi đồng đội ở miền Bắc, các cựu chiến binh E429 tại Thành phố Hồ Chí Minh nắm được thông tin một số liệt sỹ E429 quê ở Thanh Hóa và Hòa Bình (nơi đã bổ sung một lượng lớn tân binh cho E429 thời chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam), vẫn đang nằm tại các nghĩa trang ở khu vực phía Nam do gia đình các liệt sỹ gặp khó khăn về kinh tế cũng như do khoảng cách địa lý xa xôi không thuận lợi cho cho quá trình làm thủ tục di dời liệt sỹ.
Đau đáu với nỗi niềm của gia đình đồng đội, Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí Minh họp bàn và thống nhất triển khai vận động các cựu chiến binh trong đơn vị tham gia hỗ trợ các gia đình đồng đội ở xa gặp khó khăn trong công tác tìm và hồi hương liệt sỹ về quê nhà, trong đó tập trung chủ yếu vào các liệt sỹ quê ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa. Năm 2014, trong lần đầu triển khai công tác này, các anh đã đưa được 9 liệt sỹ về quê; lần thứ hai vào năm 2016 là 23 liệt sỹ về với gia đình và năm nay dự kiến là 35 liệt sỹ.
Trực tiếp vào miền Nam rước chú mình là liệt sỹ Quách Mạnh Thêm (xã Tử Nê, Tân Lạc, Hòa Bình) trở về trong đợt tháng 9/2016, ông Quách Thông cho biết: Do điều kiện ở xa, kinh tế khó khăn nên dù biết liệt sỹ Thêm nằm ở Bình Dương nhưng gia đình đã nhiều năm chưa đón được chú về.
May nhờ có Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí Minh giúp đỡ mà gia đình đã đón được liệt sỹ Thêm trở về. “Mọi vấn đề giấy tờ thủ tục, cất bốc, di chuyển đều được các anh, các chú thu xếp, chu đáo đưa chú tôi về tận quê nhà.
Gia đình nhận hài cốt mà không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào. Những việc làm của các anh, các chú thật đáng quý, rất có ý nghĩa đối với gia đình chúng tôi. Bố tôi và các cô chú tôi (anh em của liệt sỹ Thêm) vô cùng cảm động và mãn nguyện khi được đón chú Thêm trở về với gia đình”, ông Thông xúc động nhớ lại.
Trọn tình đồng đội
Để đưa được các liệt sỹ trở về quê hương, các cựu chiến binh trong Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phải chuẩn bị từ nhiều tháng trước. Trong đó quan trọng nhất là việc kiểm tra, xác định liệt sỹ và hoàn thiện hồ sơ xin di dời - công việc chiếm khá nhiều thời gian và công sức của các thành viên Ban Liên lạc.
Trên thực tế, rất nhiều liệt sỹ đang nằm tại các nghĩa trang khu vực phía Nam, vì nhiều lý do khác nhau mà hồ sơ, bia mộ có những sai lệch cần phải được chỉnh sửa phù hợp để các liệt sỹ được phép di dời khỏi nghĩa trang.
Ông Nguyễn Trung Nam, cựu chiến binh E429, hiện ở quận Bình Tân, một trong những người đã trực tiếp tham gia các hoạt động xác minh, hoàn thiện hồ sơ cho liệt sỹ cho biết: Việc chỉnh sửa cho đúng các thông tin của liệt sỹ không hề đơn giản, cần sự phối hợp tốt của cả gia đình liệt sỹ, cơ quan chức năng của địa phương quê hương liệt sỹ và cơ quan quản lý nghĩa trang, thậm chí với cả đơn vị cũ.
Đây là những việc làm thầm lặng mà cao cả của các cựu chiến binh thuộc Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 (Sư đoàn 320) tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trong thời gian qua, với mong ước tri ân gia đình những đồng đội đã ngã xuống trong chiến tranh. Ảnh: TTXVN |
Để đảm bảo cho gia đình liệt sỹ vào cất bốc không sai sót về cả thủ tục lẫn hài cốt liệt sỹ thì trung bình các tổ công tác của Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí Minh phải 3 lần tới nghĩa trang.
“Nếu phải điều chỉnh do gặp trục trặc hồ sơ hoặc chưa xác định đúng liệt sỹ thì thời gian không thể biết là bao nhiêu, bởi các nghĩa trang nằm rải rác, gần cũng vài chục kilomet, xa thì tới vài trăm cây số. Xác định có khi là cùng lứa nhập ngũ, có khi không nhưng đều là đồng đội, anh em E429 mình cả nên chúng tôi đều cố gắng làm cho bằng được. Mất công mất sức cũng không nề hà”, ông Nam cho biết.
Chia sẻ về hoàn cảnh của mình, ông Đèo Anh Tiến, một cựu chiến binh E429 hiện là chủ một doanh nghiệp in ấn tại quận Tân Phú và là Phó Đoàn công tác di dời hài cốt liệt sỹ về quê nhà đợt năm 2018 cho biết, mấy tháng nay, các ông đã gác việc nhà, chia nhau đi đến các nghĩa trang, các đơn vị quản lý liệt sỹ để hoàn tất hồ sơ. Rồi việc chuẩn bị cho chuyến đi đưa liệt sỹ ra Bắc cũng chiếm kha khá thời gian của mỗi người.
Ông Tiến hào sảng nói: “Bà xã tôi vừa bảo chuyến này ông ra Bắc về thì cái công ty nhà mình banh chành hết à. Nhưng kệ, mình cứ đi cho xong chuyến này rồi về sẽ tính. Bà ấy nói thì nói vậy thôi, chứ bả ấy vẫn lo hết mà. Nếu xưa kia một quả mìn nổ sớm một viên đạn trệch đi một chút, giờ này mình mới là người nằm dưới đất chứ không phải anh em, vì thế làm được gì cho anh em thì mình phải ráng mà làm”.
Sự nỗ lực, tận tâm của các cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với gia đình các liệt sỹ đồng đội đã được chính thân nhân các liệt sỹ ghi nhận.
Ông Bùi Văn Linh, hiện ở xã Phong Phú, Tân Lạc, Hòa Bình nói: Nhiều năm trước, gia đình tôi luôn băn khoăn về việc chưa vào miền Nam đón anh tôi là liệt sỹ Bùi Văn Kia về được. Thật may nhờ có các anh, các chú đồng đội cùng đơn vị mà hồi tháng 9/2016, tôi được đại diện gia đình vào đón anh tôi trở về với gia tộc, với quê hương.
Không chỉ gia đình tôi mà các lãnh đạo địa phương cũng cảm ơn và luôn ghi nhớ những việc làm cao đẹp ấy các anh, các chú trong việc đưa các người bạn, người đồng đội của mình về với gia tộc, với quê hương một cách an toàn, chính xác”.
Những việc làm không vì danh lợi của các cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 tại Thành phố Hồ Chí trong công tác hỗ trợ đưa liệt sỹ đồng đội trở về quê hương đã mang lại niềm hạnh phúc, sự an yên trong cuộc sống cho gia đình các liệt sỹ, là nghĩa cử thể hiện tính cách cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ luôn nêu cao tinh thần đồng đội và cũng là tình cảm đặc trưng của con người Việt Nam luôn trân quý, biết ơn những người con anh hùng của dân tộc đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống hòa bình, hạnh phúc hôm nay của người dân đất Việt./.
Xuân Khu
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN