Kinh lá buông – Thư tịch cổ độc đáo vùng Bảy Núi

Kinh lá buông – Thư tịch cổ độc đáo vùng Bảy Núi
Các bộ Kinh Phật viết trên lá Buông có tuổi đời hàng trăm năm được lưu giữ tại chùa Xvayton ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn. Ảnh: Công Mạo
Các bộ Kinh Phật viết trên lá Buông có tuổi đời hàng trăm năm được lưu giữ tại chùa Xvayton ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn. Ảnh: Công Mạo

Đây là tài liệu quý, chỉ sử dụng trong những dịp quan trọng như: lễ Phật đản, lễ Kathina (lễ dâng bông, dâng y cà sa), lễ Cúng trăng… Được viết bằng tiếng Khmer cổ hay tiếng Pali, xuất hiện từ thế kỷ 19, Kinh lá Buông có 4 loại: Kinh Phật; Truyện cổ dân gian; Hội hè, trò chơi dân gian và Bài giáo huấn dân gian. Mỗi bộ Kinh có từ 4 - 10 cuốn (quyển), mỗi cuốn có 20 - 60 lá Kinh. Hiện có 30/65 ngôi chùa Khmer ở 2 huyện là Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) đang lưu giữ trên 100 bộ Kinh Phật bằng lá Buông. Với cách chạm khắc trên lá Buông rất đặc biệt, Kinh lá Buông chứa đựng giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo người Khmer.

Hòa thượng Chau Sóc Pholly, Sư cả chùa Xvayton ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (An Giang), người cất giữ bộ Kinh lá Buông lớn nhất Việt Nam gồm 120 cuốn. Ảnh: Công Mạo
Hòa thượng Chau Sóc Pholly, Sư cả chùa Xvayton ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (An Giang), người cất giữ bộ Kinh lá Buông lớn nhất Việt Nam gồm 120 cuốn. Ảnh: Công Mạo

Hòa thượng Chau Sóc Pholly, Sư cả chùa Xvayton ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn giới thiệu những nét độc đáo của bộ Kinh Phật được viết trên lá Buông. Ảnh: Công Mạo
Hòa thượng Chau Sóc Pholly, Sư cả chùa Xvayton ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn giới thiệu những nét độc đáo của bộ Kinh Phật được viết trên lá Buông. Ảnh: Công Mạo

Vương Thoại Trung - Công Mạo

Báo in t3/2018

Có thể bạn quan tâm