Trao giải cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo lần thứ ba - năm 2019

Trao giải cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo lần thứ ba - năm 2019
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn với các tác giả đoạt giải. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
 Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn với các tác giả đoạt giải. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia Vương Đình Huệ; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng dự chương trình. Cùng dự có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và 41 tập thể, cá nhân đoạt giải của cuộc thi.

Báo chí góp phần vào công tác giảm nghèo

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Trong hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có thành tựu nổi bật về xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm mạnh từ trên 58% năm 1993 xuống còn khoảng trên 5,35% theo chuẩn đa chiều vào cuối năm 2018. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ mà Việt Nam hoàn thành trước thời hạn, được Liên hợp quốc ghi nhận, cộng đồng quốc tế đánh giá cao, coi Việt Nam là một điểm sáng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên toàn cầu.

Trong điều kiện đất nước còn khó khăn, Đảng, Nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo. Chính phủ hiện đang tiến hành song song hai chương trình mục tiêu quan trọng: xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016-2020. Kết quả giảm nghèo đã đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra, bình quân mỗi năm giảm khoảng 1,55% (tương ứng với trên 300 nghìn hộ nghèo thoát nghèo/năm). Dự kiến, đến cuối năm 2019, có khoảng 20 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; khoảng 90 xã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Quang cảnh Lễ trao giải. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
 Quang cảnh Lễ trao giải. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Thời gian qua, Chính phủ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các ban, bộ, ngành đã nỗ lực xây dựng nhiều chương trình huy động sức mạnh tổng lực của toàn xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng chung tay xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Kết quả sau 10 năm đã huy động được hơn 50 nghìn tỷ đồng từ cộng đồng xã hội cho chương trình giảm nghèo bền vững. Chương trình nhắn tin vì người nghèo qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400 năm 2019 từ khi phát động đến nay đã thu được gần 5 tỷ đồng; phấn đấu mục tiêu đến cuối năm đạt 30 tỷ đồng. Bên cạnh sự chung tay của cả cộng đồng, nhiều người nghèo cũng có ý thức chia sẻ, giúp đỡ người nghèo hơn, xin ra khỏi hộ nghèo. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo cao; vì vậy, rất cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan báo chí trong việc chung tay vì người nghèo.

Ghi nhận sự đóng góp của các nhà báo, phóng viên, cộng tác viên thời gian qua đã luôn đồng hành với công tác giảm nghèo, thay mặt Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng chúc mừng các tập thể, cá nhân đoạt giải; mong thời gian tới các nhà báo, phóng viên sẽ có nhiều tác phẩm xuất sắc hơn nữa về công tác giảm nghèo.

Phó Thủ tướng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, đơn vị, các nhà tài trợ đã đồng hành, đóng góp cho chương trình giảm nghèo bền vững; đánh giá cao Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức cuộc thi và đề nghị năm 2020 - cũng là năm tổng kết Cuộc thi báo chí viết về công tác giảm nghèo giai đoạn 2017-2020, các bộ cần tổ chức Gala để vinh danh các nhà báo, phóng viên, cộng tác viên trong những năm qua đã viết về hai chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, góp phần cùng với cả nước hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Để thu hút mạnh mẽ hơn nữa cuộc thi trong năm 2020, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo cũng như về Cuộc thi; động viên các phóng viên, biên tập viên tích cực tham gia.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cũng gửi lời kêu gọi đồng bào cả nước, các nhà hảo tâm tiếp tục nhắn tin vào Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, với cú pháp VNN n, gửi 1408. Mỗi tin nhắn tối thiểu là 20 nghìn đồng và tối đa là 2 triệu đồng, qua đó góp phần giảm bớt những khó khăn, tạo niềm tin cho người nghèo vươn lên thoát nghèo.

Thúc đẩy giảm nghèo bền vững thời gian tới

Tại chương trình, Ban Tổ chức đã trao 4 giải A; 8 giải B; 14 giải C; 15 giải Khuyến khích tặng các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải ở 5 thể loại: Báo in, Báo Điện tử, Báo Hình, Báo Phát Thanh, Báo Ảnh (thể loại Báo Ảnh không có giải A).

Theo đó, 4 giải A được trao cho các tác phẩm: "Phát triển kinh tế biển ở đồng bằng sông Cửu Long" của nhóm tác giả Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Thanh Phong, Trần Trọng Duy (Báo Thời Nay); "Chuyện những người Dao xin thoát nghèo" của tác giả Nguyễn Thị Vân Khánh (Báo điện tử Dân sinh); "Bí thư của dân Bưng Chụm" của nhóm tác giả Kim Sang, Lâm Huy, Quốc Thắng, Lan Chi (STV1 Truyền hình Sóc Trăng); "Nông nghiệp Sơn La: Bội thu nhờ chủ trương đúng'' của nhóm tác giả Tuyết Lan, Thu Thùy, Thanh Thủy (Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc - Đài Tiếng nói Việt Nam).

Tham dự cuộc thi, Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) có 2 tác phẩm đoạt giải B; 1 tác phẩm đoạt giải C; 2 tác phẩm đoạt giải Khuyến khích. Cụ thể, hai giải B thuộc về các tác phẩm: "Chính sách của Đảng về nơi khô hạn" của tác giả Ngọc Tú (Báo Tin Tức); ''Chính sách lớn giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo" của tác giả Trần Quốc Việt. Một giải C thuộc về tác phẩm "Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam giúp người dân khu vực biên giới xóa đói giảm nghèo" của tác giả Nguyễn Anh Tuấn. Hai giải Khuyến khích được trao cho các tác phẩm: ''Quỹ quốc gia về việc làm góp phần quan trọng hỗ trợ người lao động '' của tác giả Bùi Cương Quyết (Minh Quyết); "Thoát nghèo bền vững từ sử dụng nguồn vốn tín dụng hiệu quả" của tác giả Chu Thị Hồng Kiều (Báo điện tử VietnamPlus).

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi nhận định: Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 lần thứ 3 đã thu hút hàng trăm phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương tham gia. Tính đến 31/8, Ban Tổ chức đã nhận được 325 tác phẩm dự thi với các thể loại: phóng sự, ghi chép, bút ký, bài phản ánh, phóng sự ảnh, phát thanh, truyền hình... Nhiều cơ quan báo chí Trung ương, địa phương gửi tham dự nhiều tác phẩm như: Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội, Báo Lao động và Xã hội, Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh Truyền hình Lai Châu...

Các tác phẩm dự thi đã có sự đầu tư kỹ, đồng đều; nhiều tác phẩm dài kỳ về công cuộc giảm nghèo tại địa phương, cơ sở (3 - 4 kỳ trở lên). Nhiều tác phẩm phát thanh, truyền hình, báo in có chất lượng tốt, phát hiện cách làm hay hiệu quả; phản ánh những bất cập trong công tác điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo, khắc phục, loại bỏ tâm lý trông chờ dự án, chương trình đầu tư của Nhà nước. Nhiều tác giả đi sâu phân tích, lý giải nguyên nhân nghèo đói tại địa phương; so sánh với việc thực hiện các nhóm chính sách giảm nghèo từng giai đoạn; đề ra khuyến nghị để thúc đẩy công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn tới, hướng tới truyền thông điệp "Mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 không đơn thuần là giúp hộ nghèo có đủ cơm ăn áo mặc, còn phải đảm bảo để họ có thể tiếp cận bình đẳng đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin".

Dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu Quốc gia; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn và các đại biểu đã gửi tin nhắn đến Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia để hưởng ứng ''Ngày Quốc tế chống đói nghèo", ''Ngày Vì người nghèo ở Việt Nam.
Phúc Hằng

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội phê duyệt quy hoạch bến xe liên tỉnh quy mô lớn

Hà Nội phê duyệt quy hoạch bến xe liên tỉnh quy mô lớn

Lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho biết, UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 bến xe liên tỉnh đặt tại huyện Đông Anh - nơi đón, trả khách các tuyến đi Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu...
Dịch COVID-19: Hà Nội dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi vào 0 giờ ngày 6/5

Dịch COVID-19: Hà Nội dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi vào 0 giờ ngày 6/5

Tối 5/5, ông Đoàn Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết: Đến 0 giờ ngày 6/5 sẽ tiến hành dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh sau 28 ngày cách ly. Hiện địa phương này đã qua 21 ngày liên tiếp không có thêm trường hợp người dân nào mắc COVID-19. Cùng với đó, toàn bộ người dân thôn Hạ Lôi đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội xét nghiệm, đều cho kết quả âm tính với COVID-19.
Các trường ở Hà Nội xây dựng kịch bản khi học sinh đi học trở lại

Các trường ở Hà Nội xây dựng kịch bản khi học sinh đi học trở lại

Theo công văn số 1602/UBND-KGVX ngày 29/4 của UBND thành phố Hà Nội, ngày 4/5, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông sẽ trở lại trường học tập sau 3 tháng nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19. Ngay trong các ngày nghỉ lễ từ 2-3/5, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện công tác vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn toàn bộ khuôn viên của trường và trong các lớp học, phòng chức năng, phòng làm việc… Ban giám hiệu các trường cũng đã xây dựng kịch bản để đón học sinh tới trường, tổ chức dạy và học trong thời gian tới.
Hà Nội: Trợ giúp 5.000 - 7.000 lượt người có hoàn cảnh khó khăn trong Tháng Nhân đạo năm 2020

Hà Nội: Trợ giúp 5.000 - 7.000 lượt người có hoàn cảnh khó khăn trong Tháng Nhân đạo năm 2020

Hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2020 với chủ đề “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, sáng 25/4, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái tổ chức chương trình “Chung tay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19”. Chương trình diễn ra trong hai ngày (25 – 26/4), tại Trường Tiểu học Tô Hoàng (29 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội), trao 1.000 suất quà gồm nhu yếu phẩm, lương thực thiết yếu.
Hà Nội trang hoàng, cổ động kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hà Nội trang hoàng, cổ động kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5 và 66 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng tới đông đảo các tầng lớp nhân dân về giá trị, ý nghĩa lịch sử, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hà Nội cần khoảng 1 nghìn tỷ đồng bổ sung vốn vay cho hộ nghèo

Hà Nội cần khoảng 1 nghìn tỷ đồng bổ sung vốn vay cho hộ nghèo

Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội kiêm Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Thành phố Hà Nội Lê Thị Đức Hạnh cho biết, theo kế hoạch năm 2020, dự kiến đơn vị thu nợ khoảng 712 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ dự kiến thu được khoảng 300 tỷ đồng, nợ chưa thể thu hồi là 412 tỷ đồng.
Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ít nhất đến ngày 22/4

Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ít nhất đến ngày 22/4

Chiều 15/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về kéo dài thời gian giãn cách xã hội, thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ít nhất đến ngày 22/4.
Làng nghề truyền thống Hà Nội chủ động vượt qua đại dịch COVID-19

Làng nghề truyền thống Hà Nội chủ động vượt qua đại dịch COVID-19

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các làng nghề truyền thống Hà Nội chịu không ít tác động. Vượt lên khó khăn đó, nhiều cơ sở sản xuất ở làng nghề vẫn cố gắng cầm cự hoạt động, thay đổi cách thức sản xuất để phòng tránh dịch và chuẩn bị các điều kiện cho việc khôi phục sản xuất khi dịch bệnh đi qua.
Hà Nội: Hỗ trợ bốn nhóm đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19

Hà Nội: Hỗ trợ bốn nhóm đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19

Ngày 7/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội cho biết, Thường trực HĐND thành phố vừa đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội bổ sung 650 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do dịch COVID-19.
Hà Nội chuẩn bị cho kịch bản ứng phó với cấp độ 4 của dịch

Hà Nội chuẩn bị cho kịch bản ứng phó với cấp độ 4 của dịch

Tin từ Sở Y tế Hà Nội, Hà Nội đã chuẩn bị cho kịch bản ứng phó với cấp độ 4 của dịch COVID-19, theo phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo nhân lực tham gia điều trị được tập huấn phác đồ điều trị, chuyên môn, kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn với mục tiêu cứu chữa khỏi cho người bệnh và giảm tối đa tỷ lệ bệnh nhân tử vong. Đặc biệt là phòng chống lây nhiễm trong khối bệnh viện, các cán bộ y tế, giữa các nhân viên phục vụ và người bệnh.
Hà Nội đẩy mạnh trồng hoa ứng dụng công nghệ cao

Hà Nội đẩy mạnh trồng hoa ứng dụng công nghệ cao

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang hình thành một số mô hình trồng hoa công nghệ cao (CNC) cho thu nhập hàng tỷ đồng/ha/năm. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến nay toàn thành phố có khoảng 2.700 ha trồng hoa, trong đó có hơn 50 vùng trồng hoa có quy mô 20 ha/vùng.
Cụm dân cư an toàn phòng, chống dịch COVID-19: Sáng tạo từ thực tế tại Hà Nội

Cụm dân cư an toàn phòng, chống dịch COVID-19: Sáng tạo từ thực tế tại Hà Nội

Nhiều quận, huyện đã ghi nhận có người dương tính với virus SARS-CoV-2. Điều này cho thấy mức độ phức tạp của dịch bệnh này trên địa bàn Thủ đô. Mặc dù vậy, người dân Hà Nội vẫn không hoảng loạn, bình tĩnh chống dịch bệnh. Trong lúc khó khăn, người Hà Nội đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là “pháo đài” chống dịch, mỗi tòa chung cư là cụm dân cư an toàn nhằm ngăn chặn sự lây lan, tiến tới đẩy lùi dịch bệnh.
Dịch COVID - 19: Hà Nội đề xuất các vấn đề cấp bách ngăn ngừa dịch phát tán ra cộng đồng

Dịch COVID - 19: Hà Nội đề xuất các vấn đề cấp bách ngăn ngừa dịch phát tán ra cộng đồng

Sáng 29/3, tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID - 19 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, tại đầu cầu Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề xuất những vấn đề cấp bách ngăn ngừa dịch COVID-19 phát tán ra cộng đồng, đặc biệt từ ổ dịch khu vực Bệnh viện Bạch Mai.
Dịch COVID-19: Hà Nội hạn chế tụ tập đông người và dừng hoạt động xe buýt đến hết ngày 15/4

Dịch COVID-19: Hà Nội hạn chế tụ tập đông người và dừng hoạt động xe buýt đến hết ngày 15/4

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người kể từ 0 giờ ngày 28/3 đến hết ngày 15/4. Theo đó, thành phố Hà Nội tạm dừng toàn bộ hoạt động xe buýt đến ngày 15/4, yêu cầu xe taxi hạ kính cửa, bắt buộc lái xe và hành khách đeo khẩu trang, khử khuẩn trước và sau khi đón trả khách.
COVID-19: Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch lây lan ra cộng đồng

COVID-19: Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch lây lan ra cộng đồng

Xác định hiện nay Hà Nội đang có đủ các yếu tố nguy cơ cao lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội chiều 25/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị tất cả các cửa hàng dịch vụ, kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu (trừ kinh doanh lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, rau củ quả, xăng dầu) phải tạm đóng cửa, ngừng kinh doanh, trước mắt đến ngày 5/4/2020 để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch COVID-19.
Dịch COVID-19: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định thông tin về việc “Hà Nội tiến hành phong tỏa” là sai sự thật

Dịch COVID-19: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định thông tin về việc “Hà Nội tiến hành phong tỏa” là sai sự thật

Sáng 20/3, trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội với nội dung “Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành phong tỏa”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định: Đây là thông tin sai sự thật, thành phố Hà Nội đang kiểm soát tốt các diễn biến của dịch COVID-19.
Dịch COVID-19: Gần 100 người hoàn thành cách ly tại Hà Nội được trở về nhà

Dịch COVID-19: Gần 100 người hoàn thành cách ly tại Hà Nội được trở về nhà

Ngày 10/3, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bàn giao và cấp giấy xác nhận hoàn thành 14 ngày cách ly, đủ điều kiện trở về học tập, công tác tại địa phương cho 98 công dân đầu tiên. Bốn người còn lại trong đợt này đang chờ kết quả xét nghiệm của bệnh viện.
Dịch COVID-19: Nội dung bài giảng trên truyền hình cho học sinh Thủ đô dễ hiểu, đúng trọng tâm

Dịch COVID-19: Nội dung bài giảng trên truyền hình cho học sinh Thủ đô dễ hiểu, đúng trọng tâm

Ngày 10/3, thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, từ ngày 9/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp sản xuất, phát sóng Chương trình học trên truyền hình các môn học năm học 2019 - 2020 dành cho học sinh lớp 9 và 12 nhằm giúp các em chủ động ôn luyện, học tập trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19. Trong ngày đầu tiên phát sóng, chương trình nhận được phản hồi khá tích cực về nội dung cũng như phương pháp truyền đạt của giáo viên.
Người dân sống trong và gần khu vực bị cách ly chủ động nâng cao ý thức phòng dịch COVID-19

Người dân sống trong và gần khu vực bị cách ly chủ động nâng cao ý thức phòng dịch COVID-19

Ngày 8/3, trước diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều phức tạp khi Hà Nội đã ghi nhận nhiều trường hợp có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, lãnh đạo thành phố chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm đột xuất của thành phố để phòng, chống dịch bệnh với nỗ lực, quyết tâm cao nhất, để bảo đảm an toàn cuộc sống của nhân dân. Người dân sống gần khu vực bị cách ly chủ động nâng cao ý thức phòng dịch.
Công bố và ra mắt đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội

Công bố và ra mắt đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội

Thực hiện Nghị Quyết 895/NQ - UBTVQH 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội, ngày 1/3, UBND thành phố Hà Nội đã công bố và ra mắt các đơn vị hành chính gồm: phường Phạm Đình Hổ và phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng).
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 11 quận, huyện

HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 11 quận, huyện

Ngày 21/2, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 tổ chức kỳ họp thứ 13. Đây là kỳ họp không thường kỳ nhằm xem xét, quyết định vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố, đồng thời tổ chức phổ biến Luật số 47/2019/QH14: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.
Hà Nội quản lý chặt chẽ xuất xứ nông sản

Hà Nội quản lý chặt chẽ xuất xứ nông sản

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới đáp ứng được 60% nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn; số còn lại nhập từ các tỉnh, thành phố và nhập khẩu. Ngoài 128 siêu thị, 600 cửa hàng tiện ích, các kênh phân phối nông sản phần lớn qua các chợ đầu mối, chợ dân sinh… Tuy nhiên, do phần lớn hàng hóa được thương lái thu gom từ các nơi nên các mặt hàng bán tại chợ đầu mối, chợ dân sinh chưa đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Dịch bệnh do chủng mới virus Corona: Hà Nội dừng đón khách tham quan tại di tích, danh thắng và các hoạt động ở phố đi bộ

Dịch bệnh do chủng mới virus Corona: Hà Nội dừng đón khách tham quan tại di tích, danh thắng và các hoạt động ở phố đi bộ

Ngày 4/2, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội có công văn hỏa tốc gửi UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, trong hoạt động lễ hội năm 2020.