Do nhu cầu của người tiêu dùng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang có khá nhiều mô hình nuôi heo (lợn) lấy thịt hoặc heo nái cung cấp giống cho các trại heo khác. Trong khi nhiều trại nuôi heo được cấp giấy phép hoạt động, có liên kết với các công ty uy tín với yêu cầu chặt chẽ về quy trình chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường thì vẫn xuất hiện những trại chăn nuôi tự phát có quy mô nhỏ, hoạt động thiếu chuyên nghiệp, gây ô nhiễm môi trường.
Hàng chục hộ dân xã H'bông, huyện Chư Sê (Gia Lai) đang sống trong cảnh ô nhiễm nghiêm trọng do việc xả thải của trang trại chăn nuôi heo (10.000 con) gây ra. Mùi hôi thối nồng nặc, nguồn nước bị ô nhiễm, đất canh tác bị hủy hoại, sức khỏe của người dân bị đe dọa, đó là những gì người dân nơi đây phải gánh chịu suốt thời gian qua.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, nhiều nông hộ, trang trại đang xây dựng mô hình trồng giống táo mới, sử dụng công nghệ bao lưới vườn táo, xử lý sâu bệnh, cỏ dại kết hợp quy trình chăm sóc tối ưu để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã đem lại lợi nhuận cao, góp phần lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương, khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, tạo ra sự liên kết trong sản xuất, chủ động tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thông qua chương trình này đã tạo sự thay đổi rõ rệt về tư duy, nhận thức của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, phát triển sinh kế dưới tán rừng một cách đa lợi ích, nhất là một tỉnh có lợi thế về kinh tế rừng như Yên Bái.
Sáng 16/2, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ công bố huyện Bảo Thắng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Đây là huyện đầu tiên của tỉnh Lào Cai hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 2036/QĐ-TTg ngày 3/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Tại ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), nổi tiếng mô hình nuôi chồn hương hay còn gọi là cầy hương, cầy xạ, chồn mướp của anh Võ Văn Tiến. Mô hình này đã giúp gia đình anh Tiến thu lợi nhuận từ 150-200 triệu đồng/năm trở lên
Tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án gồm: Trang trại nuôi lợn công nghệ cao Vina- Lâm Đồng của Công ty cổ phần Chăn nuôi Vina Farm và Trang trại nuôi lợn Kim Hòa Lâm Đồng của Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Me Non. Dự kiến 2 trang trại này được đầu tư với tổng số tiền 450 tỷ đồng; trong đó vốn góp của nhà đầu tư 220 tỷ đồng.
Ông Trịnh Văn Toàn, thôn Thạch Lãng, xã Trường Minh, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp để vươn lên làm giàu. Hiện mỗi năm ông thu hoạch 40 tấn quả nhãn lồng, cùng nhiều tấn quả mít thái và bưởi Diễn, dừa, thu nhập bình quân của gia đình ông đạt 300-400 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 5 lao động với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng.
Trong khi ngành chăn nuôi lợn cả nước nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn, trang trại lợn của chị Lường Thị Hoa, dân tộc Thái, ở bản Mường Kham, xã Mường Chùm, huyện Mường La (Sơn La) vẫn có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Ba Vì là một trong những huyện có tổng đàn chăn nuôi lợn lớn của Thành phố Hà Nội. Toàn huyện hiện có gần 15.000 hộ chăn nuôi lợn, khoảng 1.000 hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại/gia trại với tổng đàn 260.000 con.
Mục tiêu của tỉnh Trà Vinh trong năm 2020, phấn đấu toàn tỉnh phát triển tổng đàn lợn đạt 320.000 con; đàn trâu, bò 220.000 con và đàn gia cầm 6 triệu con. Với tổng sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm các loại đạt khoảng 78.000 tấn. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi vào cuối năm 2019 đã ảnh hưởng khá lớn đến mục tiêu phát triển đàn vật nuôi của tỉnh.
Theo ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh cho biết, trung bình, mỗi tháng, tỉnh chỉ tiêu thụ hết 40.000 con lợn thịt (tăng lên khoảng 55.000-60.000 con dịp Tết) trong khi tổng đàn của tỉnh còn nhiều, các trang trại lớn vẫn đang an toàn với dịch bệnh. Nguyên nhân giá lợn tăng mạnh là do xu thế chung của cả nước khi miền Bắc và một số tỉnh miền Nam có lượng lợn mắc bệnh quá lớn.
Nhạy bén, sáng tạo, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm là những gì chúng tôi cảm nhận được khi tiếp xúc với ông Nguyễn Bá Hữu (sinh năm 1964) ở thôn Đầm Lác, xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông Hữu đã biến khu đầm lầy bỏ không của thôn thành trang trại VAC thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Với những kết quả đạt được, năm 2017 ông Hữu được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; tháng 10/2019, ông là nông dân tiêu biểu toàn quốc được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, hiện nay, việc phát triển kinh tế trang trại ở Đắk Lắk vẫn còn nhiều bất cập nhất là xảy ra tình trạng thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất, tự tìm đầu ra cho sản phẩm…
Sau khi đi tham quan, tìm hiểu các mô hình sản xuất an toàn trong và ngoài tỉnh, gia đình ông Nguyễn Hữu Nhân, thôn 6, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa đã mạnh dạn phát triển trang trại tổng hợp trồng trọt kết hợp với chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học.
Đợt mưa lũ giữa tháng 10 vừa qua đã khiến tỉnh Thanh Hóa chịu nhiều thiệt hại; nhiều trang trại chăn nuôi lớn bị ngập nước làm hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết đuối, gây mất vệ sinh môi trường. Trước tình hình trên, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Hội Nông dân cấp huyện, xã bị ảnh hưởng do mưa lũ tập trung vận động, hỗ trợ người dân tiêu độc khử trùng, dọn dẹp chuồng trại.
Đang làm quản đốc cho một công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh với mức lương hơn chục triệu đồng/tháng nhưng anh Phạm Văn Hưng (33 tuổi, ngụ huyện Di Linh, Lâm Đồng) quyết định trở về quê nhà mở trang trại nuôi dê núi. Sau hơn 3 năm phát triển, trang trại này hiện đang cho doanh thu gần 10 tỷ đồng/năm và trở thành nơi cung cấp dê giống và dê thịt uy tín đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Đến với mô hình trang trại khép kín của ông Nguyễn Văn Long ở xã Diên Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi sự trong lành đến bất ngờ mà nơi đây mang lại.
Ông Nguyễn Đông, 68 tuổi, ở xã Hương Bình, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đã kết hợp trồng quýt (giống tự lai ghép), cam với chăn nuôi trên diện tích gần 3 ha đất đồi, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng.
Gia đình anh Võ Văn Tuấn, thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành (Quảng Nam) đầu tư xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp gồm vịt trời, gà đẻ trứng, gà Đông Tảo và lợn thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm thu lãi gần 2 tỷ đồng, tạo việc làm cho 10 lao động tại địa phương.
Trên diện tích 7ha đất dốc cao ở thôn Đạ Đum 2, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), anh Nguyễn Phú Đức (sinh năm 1970) đã xây dựng thành một trang trại tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng với hoa lợi thu về mỗi năm hàng chục tấn trái cây cam, quýt, mận… thuộc các loại giống “nhập cư” từ các vùng miền trong nước và nước ngoài.
Trang trại nuôi lợn rừng Cẩm Đình của gia đình anh Nguyễn Văn Cường, ở xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội là trang trại chăn nuôi khép kín, an toàn dịch bệnh trên diện tích hơn 3 ha, với gần 1.000 con lợn nái và lợn thịt. Mỗi năm, trang trại cung cấp ra thị trường hơn 300 tấn lợn thịt, trừ chi phí thu lãi hơn 2 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 20 lao động. Năm 2015, trang trại đã tham gia vào chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn cho thành phố Hà Nội.