Tại huyện Vĩnh Lộc, mưa lũ dâng cao 2 mét làm 32 thôn ở các xã, thị trấn trong huyện ngập nặng. Huyện Vĩnh Lộc phải sơ tán 1.220 hộ dân tại các xã bị ngập nhiều như Vĩnh Long, Vĩnh Thành, Vĩnh An, Vĩnh Hưng đến nơi khác tránh lũ; nhiều diện tích hoa màu, cây trồng và hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Bà Nguyễn Thị Minh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vĩnh Lộc cho biết, để giúp nhân dân trong huyện khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, Hội đã tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân xử lý vệ sinh chuồng trại để tiếp tục sản xuất. Hội đã cấp phát các loại trang thiết bị, hóa chất, thuốc khử trùng và chỉ đạo người dân tổng vệ sinh môi trường nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh sau lũ.
Tại xã Vĩnh Long có gần 60 ha nuôi cá bị tràn, trên 160 ha rau màu, cây cối bị ngập úng, nhiều trang trại, gia trại bị ngập nước, nhiều vật nuôi chết làm ảnh hưởng đến môi trường, gây nhiều thiệt hại cho người dân.
Anh Trịnh Hồng Thước, thôn Cầu Mư, xã Vĩnh Long cho biết anh xây dựng trang trại được 7 năm với diện tích trên 1 ha, nuôi 40 con lợn nái, 400 con lợn thịt. Khi nước lũ dâng nhanh đã làm chết 10 con lợn, 90 con gà. Ngay sau khi nước rút, gia đình anh đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh chuồng tại, phun hóa chất tiêu độc khử trùng.
Ông Trịnh Văn Long, trú tại thôn Bèo 2, xã Vĩnh Long là một trong những hộ chăn nuôi lớn tại xã với 2 vạn con gà mỗi năm. Do nước dâng cao tràn vào khu vực chăn nuôi làm 200 con gà bị chết, xác gà trôi ra khắp trang trại. Sau khi nước rút ông đã nhanh chóng dọn rửa chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng, rải vôi bột nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Ông cũng phối hợp với Hội nông dân xã, trạm thú y để tiêu hủy số con vật chết để đề phòng dịch bệnh xảy ra.
Bà Lê Thị Nguyện, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Long chia sẻ, mưa lũ làm nhiều gia đình mất trắng, trong khi nợ ngân hàng nhiều nên lãnh đạo hội nông dân, hội làm vườn xã đã chỉ đạo các hội viên dọn vệ sinh khắc phục hậu quả do thiên tai, tiêu hủy số gia súc gia cầm bị chết và vay vốn mua thêm con giống chăn nuôi để phục vụ thị trường tiêu thụ. Hiện người dân trong xã đang nhanh chóng ổn định sản xuất.
Theo thống kê của Hội nông dân huyện Vĩnh Lộc, trong đợt lũ vừa qua, huyện có 53 trang trại, gia trại bị ngập nước làm chết 500 con lợn, 5.000 con gia cầm; trên 2.773 ha cây trồng bị thiệt hại, nhiều chuồng trại bị hư hỏng nặng. Hiện số gia súc, gia cầm, vật nuôi chết đã được thu gom mang đi tiêu hủy, công tác đảm bảo vệ sinh chuồng trại tránh phát sinh dịch bệnh về cơ bản đã hoàn thành, người dân trong huyện đã có thể yên tâm tái sản xuất.
Trong thời gian tới, Hội nông dân huyện Vĩnh Lộc sẽ phối hợp với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng có chính sách khoanh nợ, giãn nợ và cho vay đầu tư mới để người dân tái đàn, xuống giống.
Được biết, trận lũ vừa qua đã khiến nhiều xã thuộc các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân bị ngập nước, nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi bị hư hỏng nặng. Tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo chính quyền các huyện bị ngập lụt phối hợp với nhân dân vớt số gia súc, gia cầm, vật nuôi bị chết đuối trôi ra sông suối, ao hồ để mang đi tiêu hủy, tránh ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh.
Bà Nguyễn Thị Minh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vĩnh Lộc cho biết, để giúp nhân dân trong huyện khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, Hội đã tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân xử lý vệ sinh chuồng trại để tiếp tục sản xuất. Hội đã cấp phát các loại trang thiết bị, hóa chất, thuốc khử trùng và chỉ đạo người dân tổng vệ sinh môi trường nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh sau lũ.
Tại xã Vĩnh Long có gần 60 ha nuôi cá bị tràn, trên 160 ha rau màu, cây cối bị ngập úng, nhiều trang trại, gia trại bị ngập nước, nhiều vật nuôi chết làm ảnh hưởng đến môi trường, gây nhiều thiệt hại cho người dân.
Anh Trịnh Hồng Thước, thôn Cầu Mư, xã Vĩnh Long cho biết anh xây dựng trang trại được 7 năm với diện tích trên 1 ha, nuôi 40 con lợn nái, 400 con lợn thịt. Khi nước lũ dâng nhanh đã làm chết 10 con lợn, 90 con gà. Ngay sau khi nước rút, gia đình anh đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh chuồng tại, phun hóa chất tiêu độc khử trùng.
Anh Trịnh Văn Long, thôn Bèo 2, xã Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc) phun thuốc tiêu độc, vệ sinh phòng bệnh cho đàn gà. Ảnh: Nguyễn Nam - TTXVN |
Ông Trịnh Văn Long, trú tại thôn Bèo 2, xã Vĩnh Long là một trong những hộ chăn nuôi lớn tại xã với 2 vạn con gà mỗi năm. Do nước dâng cao tràn vào khu vực chăn nuôi làm 200 con gà bị chết, xác gà trôi ra khắp trang trại. Sau khi nước rút ông đã nhanh chóng dọn rửa chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng, rải vôi bột nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Ông cũng phối hợp với Hội nông dân xã, trạm thú y để tiêu hủy số con vật chết để đề phòng dịch bệnh xảy ra.
Bà Lê Thị Nguyện, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Long chia sẻ, mưa lũ làm nhiều gia đình mất trắng, trong khi nợ ngân hàng nhiều nên lãnh đạo hội nông dân, hội làm vườn xã đã chỉ đạo các hội viên dọn vệ sinh khắc phục hậu quả do thiên tai, tiêu hủy số gia súc gia cầm bị chết và vay vốn mua thêm con giống chăn nuôi để phục vụ thị trường tiêu thụ. Hiện người dân trong xã đang nhanh chóng ổn định sản xuất.
Theo thống kê của Hội nông dân huyện Vĩnh Lộc, trong đợt lũ vừa qua, huyện có 53 trang trại, gia trại bị ngập nước làm chết 500 con lợn, 5.000 con gia cầm; trên 2.773 ha cây trồng bị thiệt hại, nhiều chuồng trại bị hư hỏng nặng. Hiện số gia súc, gia cầm, vật nuôi chết đã được thu gom mang đi tiêu hủy, công tác đảm bảo vệ sinh chuồng trại tránh phát sinh dịch bệnh về cơ bản đã hoàn thành, người dân trong huyện đã có thể yên tâm tái sản xuất.
Trong thời gian tới, Hội nông dân huyện Vĩnh Lộc sẽ phối hợp với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng có chính sách khoanh nợ, giãn nợ và cho vay đầu tư mới để người dân tái đàn, xuống giống.
Được biết, trận lũ vừa qua đã khiến nhiều xã thuộc các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân bị ngập nước, nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi bị hư hỏng nặng. Tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo chính quyền các huyện bị ngập lụt phối hợp với nhân dân vớt số gia súc, gia cầm, vật nuôi bị chết đuối trôi ra sông suối, ao hồ để mang đi tiêu hủy, tránh ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh.
Nguyễn Nam