Công ty cà phê Ea Pốk, huyện Cư M’gar cử 70 cán bộ, nhân viên xuống rẫy cắm chốt bảo vệ cà ph cùng công nhân. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN |
Thực tế hiện nay, diện tích đất của các trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn khiêm tốn (chiếm khoảng 58,8%) trong tổng diện tích đất của các trang trại), cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cũng chỉ mới đạt 30,5% (294/964 trang trại). Do chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận kinh tế trang trại nên các chủ trang trại khó tiếp cận với nguồn vốn vay của các ngân hàng, nhất là các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất xuất kinh doanh hoặc nếu được vay thì tỷ lệ vốn vay thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản thế chấp. Mặt khác, phần lớn các trang trại trên địa bàn cũng chưa tiếp cận được nguồn vốn vay tín chấp theo Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn… Ông Lê Hữu Luyện, chủ trang trại kinh doanh tổng hợp ở huyện Ea Kar cho biết, mặc dù, mặc dù trang trại của gia đình đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hơn 7,3 ha), giấy chứng nhận kinh tế trang trại nhưng do nhận thấy thủ tục vay vốn hết sức phức tạp, thời gian giải ngân chậm, tỷ lệ cho vay thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản thế chấp…nên gia đình có vốn chừng nào đầu tư làm chừng đó nên hàng năm thu lãi không bao nhiêu. Còn đối với ông Phạm Xuân Tiến, ở thôn Tân Lập 3, xã Ea Kuăng (huyện Krông Pắk) chủ trang trại cà phê bức xúc cho biết, gia đình có một trang trại sản xuất kinh doanh cà phê nhưng mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí thì thu lãi chẵng được bao nhiêu nên chuyển một phần trang trại sang phát triển chăn nuôi bồ câu giống ngoại nhập. Ông Tiến đã lên kế hoạch đầu tư xây dựng chuồng trại, nhà kho, lồng, con giống…với gần 4 tỷ đồng. Trước mắt, anh đã nuôi trên 8.000 con bồ câu, giống ngoại nhập trên tổng diện tích hơn 1.000 mét vuông, mỗi năm sau khi trừ chi phí thu lãi gần 900 triệu đồng. Hiện nay, anh đang làm thủ tục vay 3 tỷ đồng để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa vay được vốn ngân hàng… Tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng nhanh chóng rà soát quỹ đất, xác minh nguồn gốc đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận kinh tế trang trại, cho các chủ trang trại thuê đất với giá ưu đãi, thành lập quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ở địa phương. Thực hiện tốt Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp với nông dân một cách có trách nhiệm. Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp với các trang trại nhằm hình thành và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa theo hướng ổn định. Tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại trên địa bàn đơn giản hóa các thủ tục, tăng cường cho vay tín chấp với nguồn vốn lớn, được vay dài hạn nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tỉnh Đắk Lắk hiện có 964 trang trại, trong đó có 368 trang trại tồng trọt, 525 trang trại chăn nuôi, 14 trang trại nuôi trồng thủy sản sản…, vốn đầu tư cho mỗi trang trại là 1,3 tỷ đồng (chủ yếu là vốn tự có), diện tích đất bình quân mỗi trang trại 5,1 ha, giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ mỗi trang trại trên 1,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân mỗi trang trại chỉ có 406,1 triệu đồng/năm…
Quang Huy