Trà Vinh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025

Tỉnh Trà Vinh đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025. Trong hai năm 2022 - 2023, tỉnh phấn đấu có thêm 8 xã và 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Cụ thể, năm 2022, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu có thêm 4 xã và huyện Cầu Ngang, Duyên Hải đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2023, 100% xã trên địa bàn tỉnh và huyện cuối cùng của tỉnh (huyện Trà Cú) đạt chuẩn nông thôn mới.

Tra Vinh phan dau dat chuan nong thon moi truoc nam 2025 hinh anh 1Quốc lộ 53 Trà Vinh - Long Toàn được cải tạo và nâng cấp, giúp người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Theo đó, tỉnh huy động các nguồn lực từ Trung ương, địa phương và các nguồn lực khác để thực hiện Chương trình; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển có tỷ lệ hộ nghèo cao, các địa phương có số tiêu chí nông thôn mới đạt thấp.

Tra Vinh phan dau dat chuan nong thon moi truoc nam 2025 hinh anh 2Giai đoạn 2021 - 2025, Trà Vinh dành tổng kinh phí gần 477 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong ảnh: Công ty TNHH may mặc Minh Lực, huyện Cầu Ngang vừa được tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Thanh Hòa – TTXVN

Cùng với việc huy động nguồn lực, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thường xuyên cập nhật các mô hình mới, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nhiệm hay về xây dựng nông thôn mới trong và ngoài tỉnh để phổ biến, nhân rộng; động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân, tổ chức có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tra Vinh phan dau dat chuan nong thon moi truoc nam 2025 hinh anh 3Nông dân xã Long Hiệp, huyện Trà Cú phơi thóc sau một vụ mùa bội thu. Ảnh: Thanh Hòa- TTXVN

Tỉnh rà soát, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, giúp người dân nông thôn nâng cao mức sống, trong đó chú trọng các địa phương có đông đồng bào dân tộc. Tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo cấp trên đối với việc triển khai, tổ chức thực hiện ở cấp dưới để đảm bảo sự phát triển đúng hướng và hiệu quả; đồng thời kiện toàn tổ chức bộ máy triển khai Chương trình giai đoạn 2021- 2025 theo chỉ đạo của Trung ương.

Tra Vinh phan dau dat chuan nong thon moi truoc nam 2025 hinh anh 4Với sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp tỉnh, nhiều hộ nông dân ở xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần đã chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Phạm Minh Truyền, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tỉnh cho biết: Năm 2021, tỉnh Trà Vinh có thêm 8 xã đạt 19/19 tiêu chí, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Tra Vinh phan dau dat chuan nong thon moi truoc nam 2025 hinh anh 5“Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Trà Vinh đang từng bước khôi phục các hoạt động du lịch. Trong ảnh: Du khách trải nghiệm vũ điệu múa trống Sadăm của đồng bào Khmer. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN 

Đến nay, toàn tỉnh có 77/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, 72 xã đã có quyết định công nhận), 21 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Tỉnh có 5/9 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, qua kiểm tra, huyện Châu Thành đã cơ bản đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới.

Thanh Hòa

Tin liên quan

Trà Vinh quan tâm hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững

Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh Nguyễn Văn Út cho biết, qua rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, tỉnh có 10.207 hộ nghèo (chiếm 3,56% tổng số hộ dân cư); trong đó có 6.483 hộ nghèo dân tộc Khmer, chiếm 7,19% hộ dân tộc Khmer trong tỉnh. Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu giảm 0,5% hộ nghèo, trong đó hộ nghèo dân tộc Khmer giảm 1% trở lên.


Trà Vinh phát triển vùng nguyên liệu an toàn phục vụ cho xuất khẩu

Tỉnh Trà Vinh vừa xây dựng kế hoạch triển khai các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa giai đoạn sau dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh xác định các mặt hàng chủ lực để tập trung phát triển vùng nguyên liệu an toàn đáp ứng điều kiện xuất khẩu.


Nuôi tôm thâm canh mật độ cao cho lãi 400 triệu đồng/ha/vụ

Qua khảo sát đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, năm 2021, nhiều hộ nông dân ở các huyện ven biển như Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải mạnh dạn chuyển đổi nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh trong ao đất sang mô hình nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao trong ao nổi, ao đất lót bạt cho lợi nhuận 400 triệu đồng/ha/vụ.


Trà Vinh: Hơn 12,8 tỷ đồng thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Trà Vinh bố trí hơn 12,8 tỷ đồng thực hiện Chương trình xúc tiến du lịch; trong đó, ngân sách tỉnh hơn 9,1 tỷ đồng, số tiền còn lại là nguồn xã hội hóa và các nguồn tài trợ khác. Trà Vinh phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh vào năm 2025 và cơ bản thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.


Trà Vinh tập trung củng cố các hợp tác xã nông nghiệp

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Phạm Minh Truyền cho biết, năm 2022, tỉnh tập trung củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn. Đối với các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả hoặc đã tạm ngưng hoạt động, ngành nông nghiệp đề xuất ngành chức năng giải thể bắt buộc; tránh tình trạng giữ lại hợp tác xã chỉ để đảm bảo đạt tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.



Đề xuất