Nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm, vịnh tại Phú Yên đem lại sinh kế lâu bền, thu nhập cao cho người dân những năm qua. Để bảo vệ và phát triển nguồn sinh kế này, nhiều giải pháp về giảm thiểu rác thải từ nuôi trồng thủy sản được chính quyền, người dân thực hiện, hướng đến một môi trường vùng nuôi an toàn.
Để từng bước tháo gỡ khó khăn, tiến tới hiện đại hóa ngành hàng rong biển Việt Nam, ngày 25/10, tại Hà Nội, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững – Hội Thủy sản Việt Nam tổ chức Hội thảo “Khép kín chuỗi rong biển giá trị cao”.
Diễn biến môi trường, thời tiết bất lợi cộng với dịch bệnh khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại lớn. Do đó, ngành nông nghiệp và các địa phương cần chủ động lên phương án phòng, chống hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế; đảm bảo chất lượng, nguồn cung thuỷ sản cho tiêu dùng và xuất khẩu. Đây là nội dung được các đại biểu thảo luận tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024 và kế hoạch năm 2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 3/10.
Tại Kiên Giang, qua hơn 3 năm áp dụng mô hình nuôi xen canh thủy sản (tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh, cua biển) kết hợp với sản xuất một vụ lúa theo quy trình an toàn sinh học của nông dân vùng U Minh Thượng cho thấy hiệu quả kinh tế khá cao và mang tính phát triển bền vững.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích nông dân ở các vùng ven biển trong tỉnh nên đa dạng con nuôi thủy sản nhằm đảm bảo nguồn thu nhập trước tình hình giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng thương phẩm giảm thấp kéo dài.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh đạt 360.942 tấn, bằng 45,42% kế hoạch năm.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích nông dân ở các vùng ven biển trong tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản để ứng phó với tác động xấu của biến đổi khí hậu, nhất là tình hình nắng nóng gay gắt như hiện nay. Mô hình sản xuất này vừa đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế vừa tạo sự bền vững hệ sinh thái vùng ngập mặn của tỉnh.
Nắng nóng gay gắt kéo dài hơn 2 tháng qua bên cạnh làm ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, nhiều diện tích rau màu ở tỉnh Kiên Giang cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại làm giảm thu nhập, thất thu cho nông dân.
Năm nay, tỉnh Đồng Tháp chuyển đổi hơn 10 nghìn ha đất trồng lúa sang cây trồng khác; trong đó, diện tích chuyển đổi sang cây hàng năm 6.998 ha, cây lâu năm 1.500 ha và chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản 13 ha.
Với ưu điểm dễ quản lý, chăm sóc, được thị trường ưu chuộng, những năm gần đây, nhiều hộ dân của tỉnh Nam Định đã dần thay thế những sản phẩm nuôi truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp để chuyển sang nuôi ốc hương thương phẩm cho giá trị kinh tế cao.
Là tỉnh đứng thứ 5 trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về diện tích đất nông nghiệp, Sóc Trăng có khoảng 280.384 ha, chiếm 84,66% diện tích tự nhiên, hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, thổ nhưỡng, nguồn nước... để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, quy mô lớn theo hướng xanh, bền vững, hiện đại. Sản xuất Nông nghiệp của Sóc Trăng gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, lúa là sản phẩm chủ lực của lĩnh vực trồng trọt và cây ăn trái là sản phẩm tiềm năng được chú trọng.
Để ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm và thủy sản, tỉnh Ninh Thuận đang chủ động các phương án, nguồn nhân lực, vật tư… để xử lý khi có phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm; qua đó nhằm ứng phó kịp thời nguy cơ lây nhiễm các bệnh mới xuất hiện, có khả năng lây truyền từ động vật sang người, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người và động vật nuôi.
Ngày 31/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình tổ chức Toạ đàm Khuyến nông với chủ đề: "Giải pháp bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà".
Giảm khai thác hải sản từ tự nhiên, tăng nuôi trồng trên biển (nuôi biển) là hướng đi được ngành thủy sản coi là một giải pháp giúp cân bằng giữa nhu cầu của con người với bảo tồn tài nguyên biển, phát triển bền vững. Vì vậy, chuyển đổi sang nuôi biển, phát triển quy mô nuôi công nghiệp, hướng tới xuất khẩu, nâng cao chất lượng và giá trị thủy sản Việt Nam sẽ là xu hướng tất yếu.
Sáng 24/8, tại thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị Tăng cường quản lý nhà nước về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.
Nhằm nâng cao hiệu quả lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo nuôi trồng thủy sản trong những tháng cuối năm 2023, đảm bảo kế hoạch tăng trưởng theo nội dung Công văn số 5386/BNN-TS ngày 08/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo khảo sát của Chi cục Thủy sản Trà Vinh, do gặp thời tiết, môi trường nước không tốt, tôm nuôi trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các bệnh đốm trắng, đỏ thân, bệnh đường ruột trong giai đoạn 25 - 55 ngày tuổi. Trong vòng hơn mười ngày qua, tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại hơn 1,3 triệu con, nâng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại từ đầu năm đến nay gần 1.396 ha, với tổng số khoảng 625 triệu con tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh vừa công bố 19 mô hình sản xuất hiệu quả ở 3 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh từ năm 2020 đến nay.
Chiều 13/6, thông tin từ UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cho biết, trận mưa lớn kéo dài từ 22 giờ đêm 12/6 đến sáng ngày 13/6 đã gây ra lũ trên lưu vực suối Nậm Dê. Mưa lũ gây thiệt hại một số diện tích nuôi cá nước lạnh thuộc khu vực bản Chu Va 12, xã Sơn Bình.
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn ảm đạm với tăng trưởng âm. Trong khi đó, nhóm rau quả vẫn có được sự tăng trưởng khá với mức hai con số. Cùng với việc mở cửa thị trường cho các sản phẩm mới thì việc tập trung xây dựng nhiều mã số vùng trồng mới, nâng cao chất lượng mã đã có là hướng đi quan trọng để cơ hội xuất khẩu rộng mở hơn, tận dụng thời cơ thị trường.
Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% trái cây của cả nước, 95% lượng gạo và 60% sản lượng cá xuất khẩu. Do đó, khoa học - công nghệ đã và đang trở nên vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời mở ra triển vọng to lớn cho ngành nông nghiệp, thủy sản của vùng.
Trước tình trạng cá nuôi lồng bè và nhuyễn thể chết rải rác ở xã đảo Hòn Tre, huyện Kiên Hải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang yêu cầu huyện đảo này theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình để kịp thời chủ động ứng phó, không để xảy ra trên diện rộng, hỗ trợ bà con ngư dân sản xuất an toàn, hiệu quả.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích hộ nông dân ở các khu vực vùng ven biển trong tỉnh không có đủ diện tích và điều kiện nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo mô hình công nghệ cao nên áp dụng mô hình nuôi thủy sản đa dạng luân canh, xen canh,…
Theo ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, là tỉnh có thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp mà chủ lực là cây lúa và con tôm, trong những năm qua, Sóc Trăng đã đạt nhiều kết quả tích cực. Phát huy thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, người dân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Qua đó diện tích nuôi thủy sản ngày càng mở rộng, năm 2021 đạt 76.530 ha, trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ 53.000 ha, tập trung ở các huyện Trần Đề, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên, Long Phú và thị xã Vĩnh Châu.
Tỉnh Bến Tre đang tập trung phát triển các sản phẩm có lợi thế của tỉnh theo hướng xây dựng dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường tiêu thụ và hướng đến phục vụ xuất khẩu.
Nhờ khai thác tốt lợi thế và sự đầu tư phát triển đúng hướng ngành thủy sản, tỉnh Bình Thuận đã trở thành một trong những trung tâm nghề cá lớn của cả nước. 30 năm qua từ khi tái lập tỉnh (1/4/1992-1/4/2022), cùng với sự đổi mới của tỉnh Bình Thuận, ngành thủy sản đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng với khai thác hải sản tự nhiên, nghề nuôi biển và nhân giống thủy sản của tỉnh Ninh Thuận trở thành nhiệm vụ trọng tâm để đưa thương hiệu Ninh Thuận đi xa. Hiện các sản phẩm của Ninh Thuận đã khẳng định uy tín trên các thị trường nước ngoài và nội địa; ngành giống thủy sản của tỉnh Ninh Thuận cũng đã được nhiều địa phương trong nước biết đến.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, trong 5 năm (2016 - 2020), tỉnh đã chuyển đổi 32.864 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hiện nay, Bạc Liêu đang đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã bền vững trong các ngành, lĩnh vực và tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí cho nông dân góp phần tích cực thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh.