Sóc Trăng khai thác hiệu quả thế mạnh sản xuất nông nghiệp

Cảng cá Trần Đề là nơi thu mua, trung chuyển hải sản có quy mô lớn của tỉnh Sóc Trăng. Hàng năm, cảng cá đón khoảng hàng nghìn lượt tàu thuyền của ngư dân trong và ngoài tỉnh vào tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: An Hiếu
Cảng cá Trần Đề là nơi thu mua, trung chuyển hải sản có quy mô lớn của tỉnh Sóc Trăng. Hàng năm, cảng cá đón khoảng hàng nghìn lượt tàu thuyền của ngư dân trong và ngoài tỉnh vào tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: An Hiếu

Là tỉnh đứng thứ 5 vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về diện tích đất nông nghiệp, Sóc Trăng có khoảng 280.384 ha, chiếm 84,66% diện tích tự nhiên, địa phương hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, thổ nhưỡng, nguồn nước... để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, quy mô lớn theo hướng xanh, bền vững và hiện đại. Sản xuất Nông nghiệp của Sóc Trăng cũng gắn liền với Chương trình xây dựng nông thôn mới, lấy thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, lúa là sản phẩm chủ lực của lĩnh vực trồng trọt và cây ăn trái là sản phẩm tiềm năng được chú trọng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, tính đến 9 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã xuống giống hơn 330 ngàn ha lúa, trong đó thu hoạch gần 325 ngàn ha, sản lượng hơn 2 triệu tấn, đạt 102% kế hoạch, tăng 0,55% so với cùng kỳ. Do nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu gạo tăng cao nên giá lúa cũng tăng hơn mọi năm, trung bình đạt 6-8000 đồng/kg, mang lại lợi nhuận từ 20,5-23 triệu đồng/ha.

Sóc Trăng khai thác hiệu quả thế mạnh sản xuất nông nghiệp ảnh 1Cán bộ nông nghiệp tham quan mô hình trồng lúa đạt hiệu quả cao của một nông hộ Khmer ở ấp Đay Sô, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Ảnh: An Hiếu
Sóc Trăng khai thác hiệu quả thế mạnh sản xuất nông nghiệp ảnh 2Mô hình trồng nhãn cho hiệu quả kinh tế cao ở một nông hộ của huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Ảnh: An Hiếu

Về cây ăn trái, toàn tỉnh có diện tích gần 29.000ha, với các loại cây chủ đạo như: chuối, xoài, cây có múi, vú sữa, nhãn..., trong đó có hơn 13 ngàn ha sản xuất theo hướng hữu cơ, 94 mã số vùng trồng, giá thành tiêu thụ các loại đa số đều tăng từ 2.000 - 38.000 đồng/kg, một số loại tăng mạnh như: mãng cầu xiêm, mít Thái, nhãn các loại. Ở lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, diện tích nuôi thả đạt gần 91% kế hoạch, sản lượng thủy hải sản đạt trên 137 ngàn tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng là 127 ngàn tấn, xuất khẩu đạt 695 triệu USD.

Để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững, hiện đại, Sóc Trăng cũng hướng tới việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng , ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vào sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản. Ngoài ra, việc cải tiến, phát triển giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng và nhu cầu của thị trường cũng là mục tiêu trong thời gian tới của Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng khai thác hiệu quả thế mạnh sản xuất nông nghiệp ảnh 3

Trang trại nuôi bò sữa đạt chất lượng cao của một nông hộ Khmer ở xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Ảnh: An Hiếu

Sóc Trăng khai thác hiệu quả thế mạnh sản xuất nông nghiệp ảnh 4

Sơ chế tôm xuất khẩu tại nhà máy của một doanh nghiệp ở xã Tài Văn (Trần Đề, Sóc Trăng). Ảnh: An Hiếu

Sóc Trăng khai thác hiệu quả thế mạnh sản xuất nông nghiệp ảnh 5

Nuôi tôm công nghệ cao tại một doanh nghiệp ở Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) góp phần tăng năng suất, sản lượng. Ảnh: An Hiếu

Tỉnh cũng xác định ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương như tôm nước lợ, lúa, cây ăn trái, bò (bò thịt, bò sữa), hành tím, cá đồng và các sản phẩm OCOP. Trong phát triển nông nghiệp, từng bước chuyển đổi tư duy từ “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “phát triển kinh tế nông nghiệp”, tổ chức liên kết và xây dựng mã vùng trồng, sản xuất sản phẩm theo quy trình sản xuất sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đồng thời kết nối với các doanh nghiệp cung ứng nông sản trên các sàn thương mại điện tử.

Quyết định 995/QĐ-TTg ngày 25/8/2022 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký đã nêu cụ thể về phương hướng phát triển ngành Nông nghiệp. Theo đó, mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2030, Sóc Trăng trở thành tỉnh có nền nông nghiệp hiện đại và bền vững, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) đạt bình quân 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 124 triệu đồng, tỷ trọng GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 27%. Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), 80/80 xã đạt chuẩn NTM, 40 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 16 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân 2 - 3%/năm; trong đó, giảm tỉ lệ hộ Khmer nghèo 3 - 4%/năm.

Sóc Trăng khai thác hiệu quả thế mạnh sản xuất nông nghiệp ảnh 6

Cảng cá Trần Đề, nơi thu mua, trung chuyển hải sản có quy mô lớn của tỉnh Sóc Trăng. Mỗi năm, cảng cá đón nhận khoảng hàng nghìn lượt tàu thuyền của ngư dân trong và ngoài tỉnh vào tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: An Hiếu

Sóc Trăng khai thác hiệu quả thế mạnh sản xuất nông nghiệp ảnh 7

Hoạt động mua bán, phân loại cá sôi động tại Bến cá Mỏ Ó, (ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, Trần Đề, Sóc Trăng). Ảnh: An Hiếu

Tầm nhìn đến năm 2050, Sóc Trăng hướng tới việc trở thành khu vực phát triển động lực của vùng ĐBSCL, gắn với phát triển cảng biển Trần Đề và là tỉnh có kinh tế phát triển khá của cả nước, vận hành theo phương thức chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đối với các hoạt động kinh tế - xã hội. Phát triển nguồn nhân lực gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành tiềm năng tạo bước đột phá phát triển, như: Năng lượng, du lịch, cảng biển, logistics, đô thị, dịch vụ, chuyển đổi số và ngành nông nghiệp, thủy sản, chế biến thủy sản.

Thu Hương

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm