Đây là nhận định của các chuyên gia tại “Hội thảo quy định và tiêu chuẩn quốc tế áp dụng đối với mặt hàng nông sản, thủy sản, thủ công mỹ nghệ và nội thất” do Bộ Công Thương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/9.
Ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, nông lâm thủy sản đang là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khá cao, đặc biệt là thủy sản. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là Trung Quốc, EU, Hoa kỳ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo ông Quân, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả do được hưởng ưu đãi thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do đã tham gia. Tuy nhiên lại đối mặt với không ít khó khăn về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật mà các nước phát triển đưa ra; trong đó có nhiều chỉ tiêu về dư lượng mang tính lý thuyết và rất khó thực hiện trên thực tế.
Về nguyên tắc, các quốc gia được quyền đề ra các tiêu chuẩn, chứng nhận cho sản phẩm nhập khẩu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Nhưng trong thực tế, nhiều quốc gia đã tận dụng điều này để thiết lập các hàng rào kỹ thuật và thực hiện các giải pháp phòng vệ thương mại nhằm hạn chế hoặc ngăn chặn việc nhập khẩu mặt hàng nào đó.
Bên cạnh đó, ngành thủy sản cũng đang đứng trước giai đoạn thị trường có nhiều biến động, các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc liên tục thay đổi chính sách thương mại theo xu hướng bảo hộ như dựng hàng rào thuế quan, rút khỏi các Hiệp định thương mại tự do, gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu có nguồn cung tương tự cũng như xu hướng tiêu dùng có nhiều biến động. Trong khi phần lớn sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn đang xuất khẩu ở dạng thô hoặc sơ chế dẫn đến năng lực xuất khẩu rất bấp bênh.
Ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAfis) cho biết, với chủ trương thúc đẩy phát triển thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, hoạt động nuôi trồng thủy sản đang có những bước phát triển mạnh; trong đó tôm nước lợ và các tra là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực với sản lượng liên tục tăng cao, trung bình gần 13%/năm. Tôm và cá tra cũng là hai sản phẩm quan trọng đóng góp đáng kể vào việc đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về nuôi trồng thủy sản toàn cầu.
Song song đó, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đương đầu với không ít khó khăn về cạnh tranh trên thị trường quốc tế, những rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm và những thách thức từ nội tại của hệ thống quản lý nhà nước về thủy sản.
Theo ông Đinh Xuân Lập, theo yêu cầu của các nhà mua hàng quốc tế, nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam đang áp dụng khá nhiều và đa dạng các hệ thống chứng nhận như GAP, GlobalGAP, FOS, ASC, NATURALLAND… Đặc điểm chung của các tiêu chuẩn này là đều tập trung vào các tiêu chí đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Tuy nhiên các hệ thống này mới chỉ được áp dụng nhiều ở các trại nuôi quy mô lớn (trại nuôi công ty) còn các trại nuôi quy mô nhỏ của hộ gia đình có số lượng áp dụng chưa nhiều. Đây là nguyên nhân khiến chất lượng thủy sản Việt Nam không đồng đều, dẫn đến khó mở rộng thị phần ở các thị trường lớn cũng như tiếp cận các thị trường mới.
Các chuyên gia cho rằng, xu hướng kiểm soát nhập khẩu phổ biến của các thị trường lớn trên thế giới là truy xuất nguồn gốc theo chuỗi từ con giống đến thức ăn, vùng nuôi, nhà máy chế biến và khâu phân phối ra thị trường. Các chứng nhận hướng tới sự bền vững cũng được người tiêu dùng ưa chuộng nên sẽ phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, các nhà mua hàng quốc tế sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo chuỗi có trách nhiệm. Vì vậy, để phát triển bền vững, ngành thủy sản cần gắn kết chuỗi sản xuất theo hướng bền vững về mặt môi trường, xã hội và tăng cường gắn kết người sản xuất quy mô nhỏ với toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm.
Ông Phạm Minh Luận, Công ty Chứng nhận KNA cho biết, mỗi thị trường có các tiêu chí ưu tiên khác nhau trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, sản phẩm đã xuất khẩu vào Mỹ chưa chắc đã phù hợp để tiếp cận thị trường EU và ngược lại. Do đó, muốn đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam phải quy hoạch, tổ chức các chuỗi nuôi trồng, chế biến theo yêu cầu, chứng nhận của từng thị trường đích cụ thể.
Đối với các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất thủy sản, cần thường xuyên đào tạo, nâng cao nhận thức cho công nhân, người lao động trong việc thực hành quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đồng thời cần chủ động tham gia các hoạt động chia sẻ thông tin, cập nhật các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng mới, nắm bắt nhu cầu thị trường để có chiến lược phát triển phù hợp./.
Đại biểu trao đổi tại hội thảo. Ảnh: Xuân Anh - TTXVN |
Ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, nông lâm thủy sản đang là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khá cao, đặc biệt là thủy sản. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là Trung Quốc, EU, Hoa kỳ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo ông Quân, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả do được hưởng ưu đãi thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do đã tham gia. Tuy nhiên lại đối mặt với không ít khó khăn về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật mà các nước phát triển đưa ra; trong đó có nhiều chỉ tiêu về dư lượng mang tính lý thuyết và rất khó thực hiện trên thực tế.
Về nguyên tắc, các quốc gia được quyền đề ra các tiêu chuẩn, chứng nhận cho sản phẩm nhập khẩu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Nhưng trong thực tế, nhiều quốc gia đã tận dụng điều này để thiết lập các hàng rào kỹ thuật và thực hiện các giải pháp phòng vệ thương mại nhằm hạn chế hoặc ngăn chặn việc nhập khẩu mặt hàng nào đó.
Bên cạnh đó, ngành thủy sản cũng đang đứng trước giai đoạn thị trường có nhiều biến động, các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc liên tục thay đổi chính sách thương mại theo xu hướng bảo hộ như dựng hàng rào thuế quan, rút khỏi các Hiệp định thương mại tự do, gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu có nguồn cung tương tự cũng như xu hướng tiêu dùng có nhiều biến động. Trong khi phần lớn sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn đang xuất khẩu ở dạng thô hoặc sơ chế dẫn đến năng lực xuất khẩu rất bấp bênh.
Ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAfis) cho biết, với chủ trương thúc đẩy phát triển thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, hoạt động nuôi trồng thủy sản đang có những bước phát triển mạnh; trong đó tôm nước lợ và các tra là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực với sản lượng liên tục tăng cao, trung bình gần 13%/năm. Tôm và cá tra cũng là hai sản phẩm quan trọng đóng góp đáng kể vào việc đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về nuôi trồng thủy sản toàn cầu.
Song song đó, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đương đầu với không ít khó khăn về cạnh tranh trên thị trường quốc tế, những rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm và những thách thức từ nội tại của hệ thống quản lý nhà nước về thủy sản.
Theo ông Đinh Xuân Lập, theo yêu cầu của các nhà mua hàng quốc tế, nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam đang áp dụng khá nhiều và đa dạng các hệ thống chứng nhận như GAP, GlobalGAP, FOS, ASC, NATURALLAND… Đặc điểm chung của các tiêu chuẩn này là đều tập trung vào các tiêu chí đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAfis) trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Xuân Anh - TTXVN |
Tuy nhiên các hệ thống này mới chỉ được áp dụng nhiều ở các trại nuôi quy mô lớn (trại nuôi công ty) còn các trại nuôi quy mô nhỏ của hộ gia đình có số lượng áp dụng chưa nhiều. Đây là nguyên nhân khiến chất lượng thủy sản Việt Nam không đồng đều, dẫn đến khó mở rộng thị phần ở các thị trường lớn cũng như tiếp cận các thị trường mới.
Các chuyên gia cho rằng, xu hướng kiểm soát nhập khẩu phổ biến của các thị trường lớn trên thế giới là truy xuất nguồn gốc theo chuỗi từ con giống đến thức ăn, vùng nuôi, nhà máy chế biến và khâu phân phối ra thị trường. Các chứng nhận hướng tới sự bền vững cũng được người tiêu dùng ưa chuộng nên sẽ phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, các nhà mua hàng quốc tế sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo chuỗi có trách nhiệm. Vì vậy, để phát triển bền vững, ngành thủy sản cần gắn kết chuỗi sản xuất theo hướng bền vững về mặt môi trường, xã hội và tăng cường gắn kết người sản xuất quy mô nhỏ với toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm.
Ông Phạm Minh Luận, Công ty Chứng nhận KNA cho biết, mỗi thị trường có các tiêu chí ưu tiên khác nhau trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, sản phẩm đã xuất khẩu vào Mỹ chưa chắc đã phù hợp để tiếp cận thị trường EU và ngược lại. Do đó, muốn đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam phải quy hoạch, tổ chức các chuỗi nuôi trồng, chế biến theo yêu cầu, chứng nhận của từng thị trường đích cụ thể.
Đối với các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất thủy sản, cần thường xuyên đào tạo, nâng cao nhận thức cho công nhân, người lao động trong việc thực hành quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đồng thời cần chủ động tham gia các hoạt động chia sẻ thông tin, cập nhật các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng mới, nắm bắt nhu cầu thị trường để có chiến lược phát triển phù hợp./.
Xuân Anh
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN