Thúc đẩy du lịch có trách nhiệm và bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 22/6, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) phối hợp cùng Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch Hà Nội tổ chức hội thảo triển khai các kiến thức về du lịch có trách nhiệm và bảo tồn động vật hoang dã cho 150 hướng dẫn viên du lịch và nhà quản trị lữ hành.

Thuc day du lich co trach nhiem va bao ton dong vat hoang da hinh anh 1Hạt kiểm lâm huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước tiếp nhận 1 cá thể Cu Li thuộc động vật hoang dã, nhóm nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo tồn Ảnh: TTXVN

Ngăn chặn các nhóm du khách thích mua sản phẩm ngà voi và các loài hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng là việc làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh du lịch Việt Nam đã mở cửa trở lại và ngành du lịch đang trên đà phục hồi. Việt Nam hiện có 33 vườn quốc gia, 57 khu dự trữ thiên nhiên, 13 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 53 khu bảo vệ cảnh quan và 9 khu dự trữ sinh quyển. Đây được coi là kho báu cần được bảo vệ và khai thác có trách nhiệm cho tương lai lâu dài của ngành Du lịch.

Các hướng dẫn viên, nhà quản trị lữ hành được trang bị các kiến thức về du lịch có trách nhiệm và bảo tồn động vật hoang dã; thực trạng buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã và dẫn chứng về buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã thông qua kênh du lịch. Các hướng dẫn viên, nhà quản trị du lịch cũng nhận diện những rủi ro liên quan đến hành vi giới thiệu, môi giới mua bán các sản phẩm động vật hoang dã. Đặc biệt, một số mô hình tốt, bài học hay về thực hiện du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã trên thế giới và Việt Nam cũng được chia sẻ tại hội thảo. Các chuyên gia bảo tồn thiên nhiên cũng cung cấp kiến thức, kết nối và đồng hành, đẩy mạnh lan tỏa thông tin nói không với buôn bán ngà voi và sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp. Từ đó, giúp du khách thay đổi hành vi, giảm cầu tiêu thụ, mua bán sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp.

Các hướng dẫn viên, nhà quản trị lữ hành cũng được trao đổi, thảo luận và trình bày quan điểm về các vấn đề liên quan đến du lịch có trách nhiệm và bảo tồn động vật hoang dã. Qua tương tác với các chuyên gia bảo tồn, chuyên gia du lịch trong nước và quốc tế, mọi người trực tiếp tham gia giải quyết các tình huống thực tế, tự rút ra bài học và cùng cam kết bảo tồn động vật hoang dã.

Bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, Quản lý Chương trình chống buôn bán trái pháp luật các loài hoang dã, Tổ chức WWF-Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi tha thiết mong đợi mỗi hướng dẫn viên, nhà quản trị lữ hành tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò là những đại sứ đại diện cho đất nước và con người Việt Nam truyền đi thông điệp cam kết bảo tồn voi và các loài hoang dã đến với du khách. Mỗi thông điệp truyền thông của các bạn sẽ giúp nâng cao nhận thức cho du khách về ý thức bảo tồn các loài hoang dã, giúp ngành Du lịch thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững, giúp cho các thế hệ tương lai của chúng ta được sống trong một môi trường thiên nhiên với đa dạng các loài thú hoang dã, môi trường sinh thái cân bằng và an lành”.

Phát triển du lịch làm gia tăng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch, do đó cũng gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên, gây áp lực lên môi trường và hệ sinh thái. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ du khách có xu hướng thích mua sắm các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Hệ lụy tất yếu dẫn tới mất đi cảnh quan thiên nhiên và các điểm du lịch sinh thái quan trọng. Đây cũng chính là nguồn tài nguyên mà ngành Du lịch đang dựa vào để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

“Thông qua hội thảo, nhận thức của hướng dẫn viên du lịch và nhà quản trị lữ hành được nâng cao, từ đó tác động đến hành vi của du khách có ảnh hưởng tiêu cực đến quần thể động vật hoang dã. Hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh ngành du lịch đang hướng đến mục tiêu phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, kinh tế, xã hội. Chúng tôi ủng hộ sáng kiến của WWF-Việt Nam về việc tổ chức các buổi chia sẻ kiến thức cho đối tượng hướng dẫn viên và nhà quản trị lữ hành về du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã” - Bà Trịnh Thị Mỹ Nghệ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội cho biết.

Ngay khi kết thúc những ngày hội thảo, Câu lạc bộ giao lưu trực tuyến “Nói không với ngà voi và sản phẩm động vật nguy cấp” cũng được thành lập. Câu lạc bộ được trực tiếp quản lý bởi những học viên xuất sắc, là nơi các thành viên câu lạc bộ có thể trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy thực hiện du lịch có trách nhiệm và bảo tồn động vật hoang dã.

Đinh Thuận

Tin liên quan

Bảo vệ các loài động vật hoang dã ở rừng tràm Gáo Giồng

Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng (xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và người dân địa phương tích cực bảo vệ các loài động vật hoang dã trong rừng. Nhờ đó, nhiều loài động vật, nhất là những loài chim, cò phát triển, góp phần quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái.


135 cá thể động vật hoang dã được thả về môi trường tự nhiên ở Quảng Bình

Ngày 9/5, Ban Quản lý vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội thả 135 cá thể động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường tự nhiên ở các khu vực rừng của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.


Hòa Bình: Bảo vệ quần thể khỉ vàng và các loại động vật hoang dã

Theo người dân địa phương, từ ngày 6-12/4, tại khu vực rừng tự nhiên núi đá thuộc địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình xuất hiện một số đàn khỉ vàng xuống núi tìm kiếm thức ăn ở khu vực nhà dân. Ngay khi nhận được thông tin, Hạt Kiểm lâm huyện và đại diện địa phương cùng nhiều người dân đã lập đoàn kiểm tra, khảo sát thực địa nhiều lần, phát hiện và tiếp cận một đàn khỉ vàng với 3 cá thể đực.


Đồng hành cùng Vườn Quốc gia Cúc Phương trong cứu hộ động vật hoang dã

Với mục đích đích khơi dậy, lan tỏa tình yêu thiên nhiên, trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng thông qua việc chăm sóc, chữa trị và phục hồi sức khỏe cho các loài động vật, đặc biệt là những cá thể quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao, ngày 30/12, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã tổ chức chương trình "Hành trình hồi sinh".


Phát hiện hai vụ tàng trữ lâm sản trái pháp luật, thu giữ 130 kg động vật hoang dã

Ngày 17/12, thông tin từ Công an tỉnh Điện Biên cho biết, lực lượng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Điện Biên) chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng vừa phát hiện hai vụ tàng trữ lâm sản trái pháp luật; tang vật thu giữ gồm nhiều cá thể động vật hoang dã nặng khoảng 130 kg...


Quảng Nam nỗ lực hài hòa giữa sinh kế của con người và sinh cảnh của động vật quý hiếm

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam Trần Văn Thu cho biết: Chà vá chân xám là loài thú linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, chúng chỉ phân bố ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Ở Quảng Nam, loài này có phân bố tại các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phú Ninh, Núi Thành, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Nam Giang, Phước Sơn. Quần thể có quy mô lớn nhất khoảng 200 cá thể tại Hòn Mỏ thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi, huyện Nông Sơn.



Đề xuất