Ngày 25/2, Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh cho biết, Hạt Kiểm lâm huyện Tân Biên (Tây Ninh) vừa phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát phát hiện, bắt quả tang đối tượng có hành vi săn bắn động vật hoang dã trái phép.
Tỉnh Đắk Lắk có 411.930,9 ha rừng tự nhiên, trong các khu rừng nguyên sinh của vườn quốc gia, khu bảo tồn… có hệ thống động vật phong phú, đa dạng. Điều này luôn “hấp dẫn” các đối tượng vào rừng để săn bắt động vật hoang dã, xâm hại tài nguyên rừng. Do đó, lực lượng chức năng cũng như chủ rừng luôn tăng cường các biện pháp nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi săn bắt động vật hoang dã, duy trì và bảo tồn hệ sinh thái của những khu rừng nguyên sinh.
Trong 9 tháng năm 2024, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh đã phối hợp lực lượng Công an, Quản lý thị trường, thú y và các địa phương nắm tình hình, phát hiện và xử lý nhiều vụ việc liên quan đến động vật hoang dã, tịch thu trên 150 cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thả về môi trường tự nhiên góp phần quan trọng trong bảo vệ động vật hoang dã, bảo đảm môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.
Ngày 25/9, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật trực thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) đã tiến hành thả 15 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.
Theo các chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), bẫy dây là phương pháp săn bắt sử dụng mũi neo bằng dây để bẫy các loài không chọn lọc đang trở nên phổ biến ở các khu rừng nhiệt đới tại Đông Nam Á. Việc đặt bẫy làm suy giảm quần thể động vật hoang dã, khiến nhiều loài thú lớn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Ngày 11/6, tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Phòng Điều tra, xử lý vi phạm về lâm nghiệp thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng Ban Trị sự chùa Phật Quang (xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) và Ban Quản lý Vườn Quốc gia U Minh Hạ tổ chức thả 9 cá thể động vật hoang dã về với rừng tự nhiên.
Ngày 22/5, tại Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) diễn ra sự kiện “Hành động vì động vật hoang dã”, với sự hỗ trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (Dự án VFBC) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do WWF-Việt Nam thực hiện.
Các nhà khoa học đã quan sát thấy một con đười ươi (vượn orangutan) bôi thảo dược lên vết thương trên mặt và dường như chữa lành vết thương này. Đây là lần đầu tiên hành vi này được ghi nhận ở động vật hoang dã.
Ngày 13/4, tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), Ban Quản lý dự án VFBC tỉnh Quảng Bình phối hợp Tổ chức Bảo tồn Động, thực vật quốc tế (Fauna và Flora), các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông hưởng ứng Ngày Động, thực vật hoang dã thế giới và Năm Phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia 2024.
Hành trình bảo tồn động vật hoang dã luôn có dấu chân không nghỉ của những người làm công tác bảo tồn. Chị Néang Ma La (sinh năm 1978), nhân viên Trung tâm Du lịch sinh thái, Giáo dục môi trường và Cứu hộ phát triển sinh vật, thuộc Vườn Quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) là một trong những minh chứng sống cho sự cống hiến đáng khâm phục đó.
Chiều 11/1, Công an thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước cho biết đã tổ chức bàn giao nhiều cá thể động vật hoang dã cho Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) chăm sóc và bảo vệ theo quy định.
Ngày 6/1, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận một cá thể Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), thuộc động vật hoang dã nhóm IB, nguy cấp quý hiếm, cần được bảo tồn.
Sáng 24/5, tọa đàm Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Hoạt động do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh), Hội Doanh nhân Trẻ tỉnh tổ chức.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước vừa có công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường công tác bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng người dân trong trường hợp động vật hoang dã hung dữ đe dọa.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, từ năm 2018 đến nay, các đơn vị thuộc Chi cục đã tiếp nhận 326 cá thể động vật hoang dã; qua đó, thả về tự nhiên và chuyển giao cho các Vườn Quốc gia gần 300 cá thể, số còn lại do các đơn vị tiếp tục chăm sóc.
Tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật cùng các tổ chức phi chính phủ đã có nhiều nỗ lực và biện pháp, hoạt động nhằm hạn chế tốc độ suy giảm và tuyệt chủng của các loài sinh vật.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam xác định tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái pháp luật mẫu động vật hoang dã là một trong những thách thức nghiêm trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Việc nỗ lực đấu tranh với tội phạm về động vật hoang dã và xử lý hiệu quả các đối tượng buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép luôn được các cơ quan chức năng quan tâm thực hiện.
Ngày 20/12, ông Vương Đức Hòa, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) cho biết, Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật-Vườn Quốc gia Bù Gia Mập thực hiện thả 14 loài động vật hoang dã quý hiếm về rừng tự nhiên thuộc lâm phần Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi thả 112 động vật hoang dã quý hiếm vào lâm phần của Vườn.
Ngày 11/7, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức “Tọa đàm truyền thông về công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam”.
Ngày 2/7, Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) phối hợp với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) tổ chức tái thả số lượng lớn động vật hoang dã vào rừng nguyên sinh Cúc Phương. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Vườn Quốc gia Cúc Phương (07/7/1962-07/7/2022).
Ngày 22/6, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) phối hợp cùng Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch Hà Nội tổ chức hội thảo triển khai các kiến thức về du lịch có trách nhiệm và bảo tồn động vật hoang dã cho 150 hướng dẫn viên du lịch và nhà quản trị lữ hành.
Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng (xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và người dân địa phương tích cực bảo vệ các loài động vật hoang dã trong rừng. Nhờ đó, nhiều loài động vật, nhất là những loài chim, cò phát triển, góp phần quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái.
Ngày 9/5, Ban Quản lý vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội thả 135 cá thể động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường tự nhiên ở các khu vực rừng của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Các loài động vật bị buộc phải thay đổi nơi sống và điều này đã làm đảo lộn mạng lưới virus ở các loài động vật có vú , tạo ra những điểm nóng dịch bệnh có thể gây ra các đại dịch trong tương lai.
Theo người dân địa phương, từ ngày 6-12/4, tại khu vực rừng tự nhiên núi đá thuộc địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình xuất hiện một số đàn khỉ vàng xuống núi tìm kiếm thức ăn ở khu vực nhà dân. Ngay khi nhận được thông tin, Hạt Kiểm lâm huyện và đại diện địa phương cùng nhiều người dân đã lập đoàn kiểm tra, khảo sát thực địa nhiều lần, phát hiện và tiếp cận một đàn khỉ vàng với 3 cá thể đực.
Với mục đích đích khơi dậy, lan tỏa tình yêu thiên nhiên, trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng thông qua việc chăm sóc, chữa trị và phục hồi sức khỏe cho các loài động vật, đặc biệt là những cá thể quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao, ngày 30/12, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã tổ chức chương trình "Hành trình hồi sinh".
Ngày 17/12, thông tin từ Công an tỉnh Điện Biên cho biết, lực lượng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Điện Biên) chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng vừa phát hiện hai vụ tàng trữ lâm sản trái pháp luật; tang vật thu giữ gồm nhiều cá thể động vật hoang dã nặng khoảng 130 kg...
Ngày 28/9, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Tổ chức Động vật châu Á (AAF) và Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) phối hợp tổ chức tọa đàm trực tuyến chủ đề "Khi động vật hoang dã là thú cưng" nhằm ngăn chặn tình trạng nuôi động vật hoang dã làm thú cưng trái pháp luật. Tọa đàm được tổ chức trong khuôn khổ Dự án “Cùng lên tiếng bảo vệ các Hệ sinh thái vì Thiên nhiên và Con người” do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) điều phối thực hiện.