Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) có diện tích gần 46.500 ha, trong đó hơn 40.150 ha rừng đặc dụng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007. Những năm qua, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tăng cường áp dụng công nghệ bẫy ảnh để điều tra, giám sát, đánh giá một cách chính xác nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, từ đó có những giải pháp tích cực, hữu hiệu trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.
Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát có tổng diện tích là 30.023 ha, nằm trên địa bàn 6 xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp, Thạnh Tây, Thạnh Bắc và Thạnh Bình thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, giáp với biên giới Campuchia.
Việc bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước (khu Ramsar), góp phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội, lưu trữ carbon, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.
Ngày 22/6, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) phối hợp cùng Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch Hà Nội tổ chức hội thảo triển khai các kiến thức về du lịch có trách nhiệm và bảo tồn động vật hoang dã cho 150 hướng dẫn viên du lịch và nhà quản trị lữ hành.
Sở hữu những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn trên dãy Trường Sơn hùng vĩ cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Cơ-tu, Pa Cô, Tà Ôi, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) đã thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc…
Huyện vùng cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) là vùng đất còn lưu giữ bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số như Cơ tu, Pa Cô, Tà Ôi cùng những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn trên dãy Trường Sơn hùng vĩ. Đây là lợi thế đang được địa phương khai thác để phát triển mô hình du lịch cộng đồng, qua đó góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, nâng cao đời sống của người dân.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm mới 2021 mà tỉnh Nghệ An đã xác định là bảo vệ môi trường, lấy phòng ngừa là chính, kết hợp với khắc phục; xử lý ô nhiễm, khuyến khích ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường, bảo tồn thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mô hình du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa trên các giá trị văn hóa bản địa, do chính cộng đồng cư dân địa phương phối hợp cùng nhau xây dựng, phát triển, quản lý, hưởng lợi song song với bảo tồn thiên nhiên.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng có hệ sinh thái rừng vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng của Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ.
Quần thể thác nước 7 tầng dài khoảng 7km nằm ở xã biên giới Hạnh Dịch (Quế Phong, Nghệ An), thuộc vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, có vẻ đẹp rất hoang sơ. Chính quyền và người dân nơi đây đã và đang tích cực bảo vệ, đầu tư, quảng bá để quần thể thác nước 7 tầng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.