Đến làng nghề truyền thống mứt gừng Mỹ Chánh vào những ngày này, mùi mứt gừng thơm cay, nồng ấm mọi ngả đường trong làng làm tan biến cảm giác buốt lạnh của mùa đông. Thống kê của Ủy ban nhân dân xã Hải Chánh, hiện nay làng nghề mứt gừng truyền thống Mỹ Chánh có 15 hộ sản xuất, cung ứng cho thị trường Tết trong và ngoài tỉnh bình quân khoảng 60 - 80 tấn/năm.
Theo các hộ dân làm mứt gừng, để sản xuất ra 1 kg mứt gừng cần phải có 1 kg gừng củ, 1 kg đường và được chế biến theo quy trình: gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái (bào) lát mỏng rồi ngâm trong nước lạnh, luộc sôi, xả nước lạnh để rửa sạch nhựa gừng, xong đem rim với đường đến khi có lượng đường kết tinh dính xung quanh lát mứt gừng thành phẩm.
Để có được thương hiệu nổi tiếng trên thị trường như hiện nay, các hộ dân làm mứt gừng Mỹ Chánh đều cam kết không sử dụng hóa chất trong chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất cả các công đoạn sản xuất đều được chế biến thủ công truyền thống kỹ lưỡng và luôn đặt sức khỏe của người sử dụng lên hàng đầu.
Anh Lê Văn Nghiêu, hộ sản xuất mứt gừng Mỹ Chánh cho biết, để sản xuất được mứt gừng chất lượng đáp ứng với khẩu vị của mọi người, trước hết cần phải chuẩn bị được gừng củ to đều, không già cũng không non và đường cát trắng. Gừng được chế biến trong môi trường sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là phải được rim bằng than củi hoặc than đá, trong suốt quá trình rim lửa không được cao quá gây cháy đường và cũng không được thấp quá khiến đường không kết tinh thành mứt được. Bình quân mỗi ngày, gia đình anh sản xuất được khoảng 300 kg mứt gừng. Sau khi trừ đi các chi phí sẽ lãi khoảng 7.000 đồng/kg.
Để đảm bảo uy tín thương hiệu của mứt gừng Mỹ Chánh hàng trăm năm nay và đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất, trước mỗi vụ Tết, tất cả các hộ dân đã hợp đồng trước với các chủ vựa thu mua nông sản trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên. Đường cát trắng đều do các nhà máy đường trong nước sản xuất để có đủ nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên thị trường hiện nay, mứt gừng Mỹ Chánh là một thương hiệu được người dân tỉnh Quảng Trị và một số tỉnh, thành từ Nghệ An đến Đà Nẵng ưu tiên hàng đầu mua về sử dụng mỗi khi Tết đến xuân về.
Tại chợ Đông Hà, thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị), chị Nguyễn Thị Hằng đang kỹ lưỡng lựa chọn gói mứt gừng Mỹ Chánh ở hàng bánh kẹo cho biết, năm nào gia đình chị cũng mua một vài cân mứt gừng Mỹ Chánh về sử dụng và đem biếu bạn bè. Mứt gừng Mỹ Chánh ngon, thơm cay và không sử dụng hóa chất trong sản xuất.
Hiện nay chưa ai xác định được làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh xuất hiện từ năm nào. Theo cụ Nguyễn Thị Chắt (86 tuổi), cụ sinh ra và lớn lên đã thấy người trong làng làm mứt gừng rồi, nghe bảo trước kia mứt gừng làng cụ hàng năm đều phải tiến cống cho vua chúa sử dụng trong Tết và lễ lạt trong cung, chứ chưa nghe ai nói nghề mứt gừng có tự khi nào cả. Cứ thế, bao thế hệ con cháu lớn lên đều coi nghề làm mứt gừng là nghề truyền thống của làng, tất cả con em trong làng đều được cha, mẹ chỉ bảo cho cách làm mứt gừng hằng mong nghề truyền thống của làng không bị mai một.
Với sản lượng bình quân khoảng 60 - 80 tấn/năm, mỗi vụ Tết làng nghề mứt gừng đạt doanh thu khoảng 3,5 tỷ đồng, sau khi trừ đi các chi phí còn lãi được khoảng 500 triệu đồng. Qua đó, giúp các hộ có thêm điều kiện sắm Tết và chăm sóc con cái ăn học, đặc biệt là bảo tồn được nghề truyền thống của ông cha. Ngoài ra, làng nghề còn giải quyết việc làm thời vụ cho nhiều lao động khác trong địa bàn xã và vùng phụ cận.
Theo các hộ dân làm mứt gừng, để sản xuất ra 1 kg mứt gừng cần phải có 1 kg gừng củ, 1 kg đường và được chế biến theo quy trình: gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái (bào) lát mỏng rồi ngâm trong nước lạnh, luộc sôi, xả nước lạnh để rửa sạch nhựa gừng, xong đem rim với đường đến khi có lượng đường kết tinh dính xung quanh lát mứt gừng thành phẩm.
Để có được thương hiệu nổi tiếng trên thị trường như hiện nay, các hộ dân làm mứt gừng Mỹ Chánh đều cam kết không sử dụng hóa chất trong chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất cả các công đoạn sản xuất đều được chế biến thủ công truyền thống kỹ lưỡng và luôn đặt sức khỏe của người sử dụng lên hàng đầu.
Anh Lê Văn Nghiêu, hộ sản xuất mứt gừng Mỹ Chánh cho biết, để sản xuất được mứt gừng chất lượng đáp ứng với khẩu vị của mọi người, trước hết cần phải chuẩn bị được gừng củ to đều, không già cũng không non và đường cát trắng. Gừng được chế biến trong môi trường sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là phải được rim bằng than củi hoặc than đá, trong suốt quá trình rim lửa không được cao quá gây cháy đường và cũng không được thấp quá khiến đường không kết tinh thành mứt được. Bình quân mỗi ngày, gia đình anh sản xuất được khoảng 300 kg mứt gừng. Sau khi trừ đi các chi phí sẽ lãi khoảng 7.000 đồng/kg.
Để đảm bảo uy tín thương hiệu của mứt gừng Mỹ Chánh hàng trăm năm nay và đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất, trước mỗi vụ Tết, tất cả các hộ dân đã hợp đồng trước với các chủ vựa thu mua nông sản trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên. Đường cát trắng đều do các nhà máy đường trong nước sản xuất để có đủ nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên thị trường hiện nay, mứt gừng Mỹ Chánh là một thương hiệu được người dân tỉnh Quảng Trị và một số tỉnh, thành từ Nghệ An đến Đà Nẵng ưu tiên hàng đầu mua về sử dụng mỗi khi Tết đến xuân về.
Tại chợ Đông Hà, thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị), chị Nguyễn Thị Hằng đang kỹ lưỡng lựa chọn gói mứt gừng Mỹ Chánh ở hàng bánh kẹo cho biết, năm nào gia đình chị cũng mua một vài cân mứt gừng Mỹ Chánh về sử dụng và đem biếu bạn bè. Mứt gừng Mỹ Chánh ngon, thơm cay và không sử dụng hóa chất trong sản xuất.
Hiện nay chưa ai xác định được làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh xuất hiện từ năm nào. Theo cụ Nguyễn Thị Chắt (86 tuổi), cụ sinh ra và lớn lên đã thấy người trong làng làm mứt gừng rồi, nghe bảo trước kia mứt gừng làng cụ hàng năm đều phải tiến cống cho vua chúa sử dụng trong Tết và lễ lạt trong cung, chứ chưa nghe ai nói nghề mứt gừng có tự khi nào cả. Cứ thế, bao thế hệ con cháu lớn lên đều coi nghề làm mứt gừng là nghề truyền thống của làng, tất cả con em trong làng đều được cha, mẹ chỉ bảo cho cách làm mứt gừng hằng mong nghề truyền thống của làng không bị mai một.
Với sản lượng bình quân khoảng 60 - 80 tấn/năm, mỗi vụ Tết làng nghề mứt gừng đạt doanh thu khoảng 3,5 tỷ đồng, sau khi trừ đi các chi phí còn lãi được khoảng 500 triệu đồng. Qua đó, giúp các hộ có thêm điều kiện sắm Tết và chăm sóc con cái ăn học, đặc biệt là bảo tồn được nghề truyền thống của ông cha. Ngoài ra, làng nghề còn giải quyết việc làm thời vụ cho nhiều lao động khác trong địa bàn xã và vùng phụ cận.
Trịnh Bang Nhiệm