Đánh giá về tình hình thị trường, giá cả, ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thị trường 6 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố nhìn chung tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng khan hàng, sốt giá.
Riêng mặt hàng thịt lợn trong tháng 4 và tháng 5/2018, thị trường nguyên liệu (lợn hơi) bắt đầu biến động tăng lên mức 40.000 – 45.000 đồng/kg.
Nguyên nhân chủ yếu do sau hơn một năm duy trì giá thấp, nhiều người chăn nuôi đã chủ động giảm đàn, tác động đến nguồn cung.
Trước tình hình đó, giá thịt lợn bình ổn thị trường được điều chỉnh hợp lý, đúng thời điểm, tác động thị trường thịt lợn diễn biến tương đối ổn định, khách quan, phản ánh đúng quy luật thị trường.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai Chương trình bình ổn gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng hóa trong chương trình phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chương trình có 90 đơn vị tham gia, gồm 78 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và 12 tổ chức tín dụng (tăng 3 đơn vị so năm 2017).
Hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm tại hệ thống Co.op mart (Saigon Co.op). Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Riêng mặt hàng thịt lợn trong tháng 4 và tháng 5/2018, thị trường nguyên liệu (lợn hơi) bắt đầu biến động tăng lên mức 40.000 – 45.000 đồng/kg.
Nguyên nhân chủ yếu do sau hơn một năm duy trì giá thấp, nhiều người chăn nuôi đã chủ động giảm đàn, tác động đến nguồn cung.
Trước tình hình đó, giá thịt lợn bình ổn thị trường được điều chỉnh hợp lý, đúng thời điểm, tác động thị trường thịt lợn diễn biến tương đối ổn định, khách quan, phản ánh đúng quy luật thị trường.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai Chương trình bình ổn gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng hóa trong chương trình phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chương trình có 90 đơn vị tham gia, gồm 78 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và 12 tổ chức tín dụng (tăng 3 đơn vị so năm 2017).
Mặt khác, các mặt hàng tham gia chương trình bình ổn phong phú, đa dạng, sản lượng hàng hóa của từng nhóm mặt hàng chiếm khoảng 25% - 40% nhu cầu thị trường và tăng bình quân 15% - 35% so với kết quả thực hiện năm 2017.
Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn đăng ký hỗ trợ doanh nghiệp vay thực hiện 4 chương trình bình ổn là 19.650 tỷ đồng, tăng 8,14% (1.480 tỷ đồng) so năm 2017; lãi suất tương đương năm 2017 (ngắn hạn 5,5% - 7%/năm, trung và dài hạn 9% - 10%/năm).
Người tiêu dùng mua sắm tại đại siêu thị Co.op Extra. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Song song đó, Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường thực hiện các hoạt động kết nối cung - cầu đối với sản phẩm đạt chuẩn an toàn. Từ đó, thúc đẩy phát triển mạng lưới điểm bán hàng bình ổn thị trường, kinh doanh 100% hàng Việt Nam và là điểm bán thực phẩm an toàn được sản xuất, nuôi trồng theo các quy trình VietGAP, GlobalGAP, HACCP… phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngoài ra, thành phố tiếp tục đưa logo của chương trình vào các mặt hàng bình ổn nhằm nâng cao khả năng nhận diện cho người tiêu dùng trong quá trình mua sắm; qua đó, góp phần tạo sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân về hiệu quả và ý nghĩa của chương trình./.
Mỹ Phương
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN