Đây là vấn đề chính được các đại biểu nêu ra tại Hội nghị báo cáo chuyên đề xây dựng đô thị thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh và kinh nghiệm từ một số quốc gia do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào chiều 28/9.
Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Là trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, đầu tàu kinh tế của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch phát triển thông minh và bền vững hướng đến xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025. Sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các viện, trường, doanh nghiệp ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật trong việc xây dựng đô thị thông minh, trong đó có học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới sẽ giúp người dân nâng cao nhận thức và tham gia xây dựng đô thị thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của các quốc gia, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân - Trưởng khoa Đô thi học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trong cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, một số nhà hàng ở các quốc gia sử dụng rô bốt phục vụ khách hàng.
Tại thành phố Dubai của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, trên đường phố có các rô bốt cảnh sát du lịch hỗ trợ du khách. Tại Trung Quốc, một số ngôi chùa đã sử dụng thầy chùa rô bốt thực hiện được 7 chuyển động trên bánh xe, biết tụng kinh niệm Phật, có thể trả lời 20 câu hỏi về Phật giáo và cuộc sống hàng ngày. Tại Iceland, một số thành phố đã sử dụng máy bay không người lái flytrex dùng để giao hàng...
Tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân nhận định: Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang triển khai xây dựng khu đô thị sáng tạo kết nối các quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 đóng vai trò hạt nhân trong thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kết hợp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế dựa trên mũi nhọn là các ngành kinh tế tri thức. Đây là một giải pháp hiệu quả để dần tiến tới xây dựng đô thị thông minh.
Theo Tiến sĩ David Koh đến từ Singapore, đô thị thông minh là đô thị sử dụng các cảm ứng thu thập dữ liệu điện tử để cung cấp thông tin phục vụ việc quản lý tài sản và nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Thành phố thông minh hiện đang được nhiều quốc gia quan tâm bởi vấn đề môi trường, hiệu quả sản xuất và sự cạnh tranh giữa các thành phố.
Tiến sĩ David Koh cho biết: Singapore thực hiện xây dựng thành phố thông minh từ lúc máy vi tính vừa mới xuất hiện vào năm 1981. Chính phủ đã ra kế hoạch máy tính hóa công việc của nhà nước, doanh nghiệp, trường học, xã hội với sự hỗ trợ từ công nghệ, kinh phí của nhà nước.
Khi điện thoại thông minh và máy tính bảng ra đời thì Singapore tiếp tục thực hiện thiết bị thông minh hóa thay thế máy tính hóa. Singapore hiện là một nước dẫn đầu trong việc xây dựng thành phố thông minh. Cách thực hiện của Singapore có thể là mô hình để Thành phố Hồ Chí Minh tham khảo trong quá trình xây dựng đô thị thông minh hiện nay.
Giáo sư, Tiến sĩ Chung Hoàng Chương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Để xây dựng đô thị thông minh, Thành phố Hồ Chí Minh có thể ứng dụng các giải pháp công nghệ để giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường, kẹt xe và ngập nước.
Trong đó, với hệ thống kênh, rạch dày đặc, Thành phố cần có các phần mềm ghi nhận chế độ triều cường, sự thay đổi dòng chảy một cách chính xác để có giải pháp hiệu quả tiêu thoát nước chống ngập, hệ thống lọc và xử lý rác thải để bảo vệ môi trường nước. Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, Thành phố cần có phần mềm để người dân tìm ra cách di chuyển khác nhau nhằm tránh kẹt xe, giảm phát thải khí CO2.
Đối với các công ty xây dựng chung cư cao tầng, Thành phố cần bắt buộc doanh nghiệp phải đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề sinh hoạt và đi lại của người dân trong khu dân cư cũng như kết nối với bên ngoài.
Theo Tiến sĩ Trương Trung Kiên - Trưởng ban Đô thị, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, việc xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh nhằm tận dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần giúp Thành phố vượt qua các thách thức, phát huy thế mạnh và hỗ trợ thực hiện hiệu quả 7 chương trình đột phá mà Thành phố đang thực hiện.
Tiến sĩ Trương Trung Kiên cho biết: Để thực hiện xây dựng đô thị thông minh, Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở, trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm điều hành đô thị thông minh, trung tâm an toàn an ninh thông tin Thành phố, đồng thời xây dựng chính quyền điện tử.
Về cơ sở hạ tầng, Thành phố Hồ Chí Minh đang nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất có khả năng tiếp nhận 20 triệu lượt khách/năm vào năm 2020, xây dựng 6 tuyến metro với tổng chiều dài hơn 100 km, thực hiện kế hoạch xây dựng các nhà máy xử lý rác thải, nước thải áp dụng công nghệ hiện đại./.
Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Là trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, đầu tàu kinh tế của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch phát triển thông minh và bền vững hướng đến xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025. Sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các viện, trường, doanh nghiệp ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật trong việc xây dựng đô thị thông minh, trong đó có học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới sẽ giúp người dân nâng cao nhận thức và tham gia xây dựng đô thị thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của các quốc gia, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân - Trưởng khoa Đô thi học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trong cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, một số nhà hàng ở các quốc gia sử dụng rô bốt phục vụ khách hàng.
Tại thành phố Dubai của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, trên đường phố có các rô bốt cảnh sát du lịch hỗ trợ du khách. Tại Trung Quốc, một số ngôi chùa đã sử dụng thầy chùa rô bốt thực hiện được 7 chuyển động trên bánh xe, biết tụng kinh niệm Phật, có thể trả lời 20 câu hỏi về Phật giáo và cuộc sống hàng ngày. Tại Iceland, một số thành phố đã sử dụng máy bay không người lái flytrex dùng để giao hàng...
Tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân nhận định: Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang triển khai xây dựng khu đô thị sáng tạo kết nối các quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 đóng vai trò hạt nhân trong thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kết hợp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế dựa trên mũi nhọn là các ngành kinh tế tri thức. Đây là một giải pháp hiệu quả để dần tiến tới xây dựng đô thị thông minh.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân, Trưởng khoa Đô thị học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trình bày báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Theo Tiến sĩ David Koh đến từ Singapore, đô thị thông minh là đô thị sử dụng các cảm ứng thu thập dữ liệu điện tử để cung cấp thông tin phục vụ việc quản lý tài sản và nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Thành phố thông minh hiện đang được nhiều quốc gia quan tâm bởi vấn đề môi trường, hiệu quả sản xuất và sự cạnh tranh giữa các thành phố.
Tiến sĩ David Koh cho biết: Singapore thực hiện xây dựng thành phố thông minh từ lúc máy vi tính vừa mới xuất hiện vào năm 1981. Chính phủ đã ra kế hoạch máy tính hóa công việc của nhà nước, doanh nghiệp, trường học, xã hội với sự hỗ trợ từ công nghệ, kinh phí của nhà nước.
Khi điện thoại thông minh và máy tính bảng ra đời thì Singapore tiếp tục thực hiện thiết bị thông minh hóa thay thế máy tính hóa. Singapore hiện là một nước dẫn đầu trong việc xây dựng thành phố thông minh. Cách thực hiện của Singapore có thể là mô hình để Thành phố Hồ Chí Minh tham khảo trong quá trình xây dựng đô thị thông minh hiện nay.
Giáo sư, Tiến sĩ Chung Hoàng Chương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Để xây dựng đô thị thông minh, Thành phố Hồ Chí Minh có thể ứng dụng các giải pháp công nghệ để giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường, kẹt xe và ngập nước.
Trong đó, với hệ thống kênh, rạch dày đặc, Thành phố cần có các phần mềm ghi nhận chế độ triều cường, sự thay đổi dòng chảy một cách chính xác để có giải pháp hiệu quả tiêu thoát nước chống ngập, hệ thống lọc và xử lý rác thải để bảo vệ môi trường nước. Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, Thành phố cần có phần mềm để người dân tìm ra cách di chuyển khác nhau nhằm tránh kẹt xe, giảm phát thải khí CO2.
Đối với các công ty xây dựng chung cư cao tầng, Thành phố cần bắt buộc doanh nghiệp phải đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề sinh hoạt và đi lại của người dân trong khu dân cư cũng như kết nối với bên ngoài.
Tiến sĩ Trương Trung Kiên, Trưởng ban Đô thị, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại hội nghị. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Theo Tiến sĩ Trương Trung Kiên - Trưởng ban Đô thị, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, việc xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh nhằm tận dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần giúp Thành phố vượt qua các thách thức, phát huy thế mạnh và hỗ trợ thực hiện hiệu quả 7 chương trình đột phá mà Thành phố đang thực hiện.
Tiến sĩ Trương Trung Kiên cho biết: Để thực hiện xây dựng đô thị thông minh, Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở, trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm điều hành đô thị thông minh, trung tâm an toàn an ninh thông tin Thành phố, đồng thời xây dựng chính quyền điện tử.
Về cơ sở hạ tầng, Thành phố Hồ Chí Minh đang nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất có khả năng tiếp nhận 20 triệu lượt khách/năm vào năm 2020, xây dựng 6 tuyến metro với tổng chiều dài hơn 100 km, thực hiện kế hoạch xây dựng các nhà máy xử lý rác thải, nước thải áp dụng công nghệ hiện đại./.
Nguyễn Xuân Dự
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN