Bài 2: Những mô hình FDI tiên phong
Từ khu chế xuất…
Ngay sau khi chính sách thu hút vốn FDI được cụ thể hoá từ đầu năm 1988, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện xây dựng mô hình khu chế xuất tại khu vực phía Nam thành phố.
Ông Phan Chánh Dưỡng, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty phát triển Công nghiệp Tân Thuận, một trong những “kiến trúc sư” của Khu chế xuất Tân Thuận, nhớ lại, Khu chế xuất Tân Thuận được hình thành trong những năm 1988 -1990, khi Việt Nam còn chịu cấm vận kinh tế, không có nhà đầu tư nước ngoài nào vào đầu tư còn các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động không hiệu quả, đang tự ăn vào vốn của chính mình.
Khi đó để "phá rào" khỏi cơ chế bao cấp, Thành phố Hồ Chí Minh được chọn là nơi thí điểm để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp nhằm kêu gọi đầu tư nước ngoài. Về lý do phải xây dựng khu chế xuất, ông Phan Chánh Dưỡng phân tích, muốn thu hút đầu tư nước ngoài vào phục vụ phát triển kinh tế thì phải có các điều kiện cơ bản về hạ tầng, giao thông, điện, nước, trong khi đó hạ tầng của Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh thời đó rất kém và không có khả năng nâng cấp trên diện rộng. Chỉ có cách quy hoạch một khu nhỏ và phát triển hạ tầng trong đó mới khả thi và tập trung được các nhà đầu tư nước ngoài.
Để thực hiện đề án “Xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp”, ông Phan Chánh Dưỡng, khi đó là Giám đốc Công ty Cholimex, được Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh giao phụ trách đề án.
Theo ông Dưỡng, Đề án là xây dựng khu chế xuất và khu công nghiệp nhưng trong bối cảnh lúc đó, xây dựng khu chế xuất là khả thi bởi quy chế của khu chế xuất là doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, trong khi đó nếu xây dựng khu công nghiệp, doanh nghiệp được quyền mua nguyên liệu trong nước dẫn đến cạnh tranh nguồn nguyên liệu với doanh nghiệp nhà nước, được quyền bán hàng cả trong nước và xuất khẩu sẽ cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước.
Theo ông Phan Chánh Dưỡng, đã làm khu chế xuất thì vị trí là rất quan trọng, việc chọn bán đảo Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè, nay là quận 7 để xây dựng khu chế xuất Tân Thuận là bởi nơi này hội đủ các điều kiện về vị trí thuận lợi, nằm bên cạnh cảng Sài Gòn, gần trung tâm thành phố có nhiều lao động, cơ bản đã có nguồn nước, điện, đường giao thông dù hẹp nhưng đã có thể đến tận nơi, thì có thể thuyết phục nhà đầu tư quan tâm đến.
“Nếu xét về chất đất thì đây là vùng bỏ đi nhưng nhìn vào vị trí thì đây là đất vàng để xây khu chế xuất, vì đây là cửa ngõ từ Thành phố Hồ Chí Minh ra biển Đông, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các nước Đông Nam Á”, ông Phan Chánh Dưỡng chia sẻ.
Với quyết tâm của những người tham gia đề án và lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, một khu chế xuất với quy mô 300 ha đã hình thành với cơ sở hạ tầng hoàn thiện gồm hệ thống nhà máy cùng với các tiện ích như đường xá, hệ thống cấp thoát nước, cảnh quan và các công trình khác. Ngay sau khi đi vào hoạt động, khu này đã thu hút hơn 100 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư.
Đến nay, đã có 199 nhà đầu tư đến từ 20 quốc gia đầu tư vào khu với tổng số vốn đầu tư 1,690 tỷ USD. Từ thành công của Khu chế xuất Tân Thuận, mô hình này đã được nhân rộng ra cả nước. Gần 300 khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay đều được xây dựng dựa trên mô hình của Khu chế xuất Tân Thuận.
Từ khu đầm lầy, không ai muốn ở khi đó, sau gần 30 năm không chỉ có một Khu chế xuất Tân Thuận tầm cỡ khu vực, điểm sáng trong thu hút FDI mà còn lan tỏa theo trục đường Nguyễn Văn Linh đến khu Nam Sài Gòn, trong đó có khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
Khu chế xuất Tân Thuận cũng là cơ sở để Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận xây dựng Khu công nghiệp Hiệp Phước, Cảng Hiệp Phước và Khu công nghiệp Long Hậu (tỉnh Long An), tạo thành một tổng thể thúc đẩy phát triển cả khu vực.
… đến khu đô thị mới
Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng được thành lập và đi vào hoạt động năm 1993 với nhiệm vụ chính là xây dựng tuyến đường Nam Bình Chánh – Bắc Nhà Bè và kiến tạo cụm đô thị dọc theo tuyến đường này.
Trải qua quá trình đầu tư, đến năm 2007, Đại lộ Nguyễn Văn Linh – tuyến đường đô thị lớn nhất, hiện đại nhất của Thành phố Hồ Chí Minh thời điểm này với chiều dài 17,8 km, tổng vốn đầu tư 100 triệu USD đã hình thành, băng qua vùng đầm lầy của huyện Nhà Bè, Quận 8, huyện Bình Chánh.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tuyến đường huyết mạch này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế cho khu vực phía Nam thành phố, kết nối với những công trình trọng điểm trong khu vực. Đồng thời, việc trung chuyển hàng hóa từ Khu chế xuất Tân Thuận, Cảng Sài Gòn, Cảng Tân Thuận với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại cũng đã được giải quyết.
Mặt khác, trục xương sống huyết mạch này còn đóng vai trò quyết định trong việc định hình và phát triển hơn 20 phân khu chức năng xoay quanh gồm khu dân cư, trung tâm lưu thông hàng hoá, khu công nghệ cao, khu làng đại học…
Trong vòng 25 năm qua, Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng đã xây dựng thành công khu đô thị rộng hơn 400 ha, cải tạo 1 vùng sình lầy, hoang hóa thành khu đô thị đạt chuẩn kiểu mẫu đầu tiên của cả nước với hàng chục nghìn sản phẩm căn hộ, nhà phố.
Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Khu A- Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng là một trong 20 phân khu chức năng thuộc Khu đô thị mới Nam thành phố có hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh và các công trình kiến trúc phủ kín trên 70%, được Bộ Xây dựng công nhận là khu đô thị kiểu mẫu. Riêng trong năm 2017, Khu A đã đầu tư xây dựng hơn 2,48 triệu m2 thuộc 90 công trình với quy mô khoảng 11.050 căn hộ.
Đánh giá cao các công trình đầu tư tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng, đây là mô hình FDI đầu tiên của cả nước đầu tư vào phát triển đô thị và được xem là một mô hình phát triển đô thị kiểu mẫu. Kết quả trên thể hiện sự nỗ lực rất lớn của nhà đầu tư cũng như sự hỗ trợ của chính quyền thành phố để xây dựng khu đô thị này.
Theo ông Lê Hoàng Châu, từ trục đường chính Nguyễn Văn Linh, thành phố đã đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông, hạ tầng kết nối khá hoàn chỉnh như trục Bắc Nam Nguyễn Hữu Thọ, hệ thống cầu đường kết nối với khu vực trung tâm thành phố.
Từ trục chính này, hàng loạt các cầu đường nhánh được hình thành đi vào các quận, khu đô thị, khu công nghiệp, tạo nên mạng lưới giao thông liên hoàn đưa Nam Sài Gòn kết nối với khu vực trung tâm thành phố cũng như khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Với nhiều lợi thế được tạo ra như trên, hiện nay Khu đô thị Phú Mỹ Hưng cũng là một trong những địa điểm thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Phú Mỹ Hưng đã đón nhiều nhà đầu tư có tiềm lực về vốn thuộc nhiều lĩnh vực đầu tư với số vốn hàng trăm triệu USD mỗi dự án.
Mặt khác, Phú Mỹ Hưng đã hình thành hệ thống tài chính, dịch vụ, các dự án thương mại cùng hàng trăm doanh nghiệp thứ cấp đã chọn nơi đây làm “tổng hành dinh”.
Hiện xung quanh Phú Mỹ Hưng đang mọc lên ngày càng nhiều dự án “tỉ đô” được quy hoạch và đầu tư bài bản như Dragon City, Saigon Peninsula, GS Metro City, khu dân cư Trung Sơn, đô thị - cảng Hiệp Phước…, từ đó biến nơi đây trở thành vùng đất vàng, có giá trị cao.
Chính sự phát triển đô thị Phú Mỹ Hưng và cùng với tuyến đường Nguyễn Văn Linh đã làm thay đổi cả một vùng đất, cả khu vực phía Nam thành phố.
Từ một vùng nông thôn, nông nghiệp thuần túy đất phèn chua, sình lầy, sông rạch chằng chịt, giao thông đi lại khó khăn, thông qua các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nay đã trở thành một vùng đất trù phú, tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh./.
Từ khu chế xuất…
Ngay sau khi chính sách thu hút vốn FDI được cụ thể hoá từ đầu năm 1988, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện xây dựng mô hình khu chế xuất tại khu vực phía Nam thành phố.
Khu chế xuất Tân Thuận. Ảnh: Quang Nhựt - TTXVN |
Ông Phan Chánh Dưỡng, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty phát triển Công nghiệp Tân Thuận, một trong những “kiến trúc sư” của Khu chế xuất Tân Thuận, nhớ lại, Khu chế xuất Tân Thuận được hình thành trong những năm 1988 -1990, khi Việt Nam còn chịu cấm vận kinh tế, không có nhà đầu tư nước ngoài nào vào đầu tư còn các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động không hiệu quả, đang tự ăn vào vốn của chính mình.
Khi đó để "phá rào" khỏi cơ chế bao cấp, Thành phố Hồ Chí Minh được chọn là nơi thí điểm để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp nhằm kêu gọi đầu tư nước ngoài. Về lý do phải xây dựng khu chế xuất, ông Phan Chánh Dưỡng phân tích, muốn thu hút đầu tư nước ngoài vào phục vụ phát triển kinh tế thì phải có các điều kiện cơ bản về hạ tầng, giao thông, điện, nước, trong khi đó hạ tầng của Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh thời đó rất kém và không có khả năng nâng cấp trên diện rộng. Chỉ có cách quy hoạch một khu nhỏ và phát triển hạ tầng trong đó mới khả thi và tập trung được các nhà đầu tư nước ngoài.
Để thực hiện đề án “Xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp”, ông Phan Chánh Dưỡng, khi đó là Giám đốc Công ty Cholimex, được Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh giao phụ trách đề án.
Theo ông Dưỡng, Đề án là xây dựng khu chế xuất và khu công nghiệp nhưng trong bối cảnh lúc đó, xây dựng khu chế xuất là khả thi bởi quy chế của khu chế xuất là doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, trong khi đó nếu xây dựng khu công nghiệp, doanh nghiệp được quyền mua nguyên liệu trong nước dẫn đến cạnh tranh nguồn nguyên liệu với doanh nghiệp nhà nước, được quyền bán hàng cả trong nước và xuất khẩu sẽ cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước.
Theo ông Phan Chánh Dưỡng, đã làm khu chế xuất thì vị trí là rất quan trọng, việc chọn bán đảo Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè, nay là quận 7 để xây dựng khu chế xuất Tân Thuận là bởi nơi này hội đủ các điều kiện về vị trí thuận lợi, nằm bên cạnh cảng Sài Gòn, gần trung tâm thành phố có nhiều lao động, cơ bản đã có nguồn nước, điện, đường giao thông dù hẹp nhưng đã có thể đến tận nơi, thì có thể thuyết phục nhà đầu tư quan tâm đến.
“Nếu xét về chất đất thì đây là vùng bỏ đi nhưng nhìn vào vị trí thì đây là đất vàng để xây khu chế xuất, vì đây là cửa ngõ từ Thành phố Hồ Chí Minh ra biển Đông, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các nước Đông Nam Á”, ông Phan Chánh Dưỡng chia sẻ.
Với quyết tâm của những người tham gia đề án và lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, một khu chế xuất với quy mô 300 ha đã hình thành với cơ sở hạ tầng hoàn thiện gồm hệ thống nhà máy cùng với các tiện ích như đường xá, hệ thống cấp thoát nước, cảnh quan và các công trình khác. Ngay sau khi đi vào hoạt động, khu này đã thu hút hơn 100 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư.
Đến nay, đã có 199 nhà đầu tư đến từ 20 quốc gia đầu tư vào khu với tổng số vốn đầu tư 1,690 tỷ USD. Từ thành công của Khu chế xuất Tân Thuận, mô hình này đã được nhân rộng ra cả nước. Gần 300 khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay đều được xây dựng dựa trên mô hình của Khu chế xuất Tân Thuận.
Từ khu đầm lầy, không ai muốn ở khi đó, sau gần 30 năm không chỉ có một Khu chế xuất Tân Thuận tầm cỡ khu vực, điểm sáng trong thu hút FDI mà còn lan tỏa theo trục đường Nguyễn Văn Linh đến khu Nam Sài Gòn, trong đó có khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
Khu chế xuất Tân Thuận cũng là cơ sở để Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận xây dựng Khu công nghiệp Hiệp Phước, Cảng Hiệp Phước và Khu công nghiệp Long Hậu (tỉnh Long An), tạo thành một tổng thể thúc đẩy phát triển cả khu vực.
Khu chế xuất Tân Thuận. Ảnh: Quang Nhựt - TTXVN |
… đến khu đô thị mới
Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng được thành lập và đi vào hoạt động năm 1993 với nhiệm vụ chính là xây dựng tuyến đường Nam Bình Chánh – Bắc Nhà Bè và kiến tạo cụm đô thị dọc theo tuyến đường này.
Trải qua quá trình đầu tư, đến năm 2007, Đại lộ Nguyễn Văn Linh – tuyến đường đô thị lớn nhất, hiện đại nhất của Thành phố Hồ Chí Minh thời điểm này với chiều dài 17,8 km, tổng vốn đầu tư 100 triệu USD đã hình thành, băng qua vùng đầm lầy của huyện Nhà Bè, Quận 8, huyện Bình Chánh.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tuyến đường huyết mạch này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế cho khu vực phía Nam thành phố, kết nối với những công trình trọng điểm trong khu vực. Đồng thời, việc trung chuyển hàng hóa từ Khu chế xuất Tân Thuận, Cảng Sài Gòn, Cảng Tân Thuận với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại cũng đã được giải quyết.
Mặt khác, trục xương sống huyết mạch này còn đóng vai trò quyết định trong việc định hình và phát triển hơn 20 phân khu chức năng xoay quanh gồm khu dân cư, trung tâm lưu thông hàng hoá, khu công nghệ cao, khu làng đại học…
Trong vòng 25 năm qua, Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng đã xây dựng thành công khu đô thị rộng hơn 400 ha, cải tạo 1 vùng sình lầy, hoang hóa thành khu đô thị đạt chuẩn kiểu mẫu đầu tiên của cả nước với hàng chục nghìn sản phẩm căn hộ, nhà phố.
Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Khu A- Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng là một trong 20 phân khu chức năng thuộc Khu đô thị mới Nam thành phố có hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh và các công trình kiến trúc phủ kín trên 70%, được Bộ Xây dựng công nhận là khu đô thị kiểu mẫu. Riêng trong năm 2017, Khu A đã đầu tư xây dựng hơn 2,48 triệu m2 thuộc 90 công trình với quy mô khoảng 11.050 căn hộ.
Đánh giá cao các công trình đầu tư tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng, đây là mô hình FDI đầu tiên của cả nước đầu tư vào phát triển đô thị và được xem là một mô hình phát triển đô thị kiểu mẫu. Kết quả trên thể hiện sự nỗ lực rất lớn của nhà đầu tư cũng như sự hỗ trợ của chính quyền thành phố để xây dựng khu đô thị này.
Theo ông Lê Hoàng Châu, từ trục đường chính Nguyễn Văn Linh, thành phố đã đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông, hạ tầng kết nối khá hoàn chỉnh như trục Bắc Nam Nguyễn Hữu Thọ, hệ thống cầu đường kết nối với khu vực trung tâm thành phố.
Từ trục chính này, hàng loạt các cầu đường nhánh được hình thành đi vào các quận, khu đô thị, khu công nghiệp, tạo nên mạng lưới giao thông liên hoàn đưa Nam Sài Gòn kết nối với khu vực trung tâm thành phố cũng như khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Với nhiều lợi thế được tạo ra như trên, hiện nay Khu đô thị Phú Mỹ Hưng cũng là một trong những địa điểm thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Phú Mỹ Hưng đã đón nhiều nhà đầu tư có tiềm lực về vốn thuộc nhiều lĩnh vực đầu tư với số vốn hàng trăm triệu USD mỗi dự án.
Mặt khác, Phú Mỹ Hưng đã hình thành hệ thống tài chính, dịch vụ, các dự án thương mại cùng hàng trăm doanh nghiệp thứ cấp đã chọn nơi đây làm “tổng hành dinh”.
Hiện xung quanh Phú Mỹ Hưng đang mọc lên ngày càng nhiều dự án “tỉ đô” được quy hoạch và đầu tư bài bản như Dragon City, Saigon Peninsula, GS Metro City, khu dân cư Trung Sơn, đô thị - cảng Hiệp Phước…, từ đó biến nơi đây trở thành vùng đất vàng, có giá trị cao.
Chính sự phát triển đô thị Phú Mỹ Hưng và cùng với tuyến đường Nguyễn Văn Linh đã làm thay đổi cả một vùng đất, cả khu vực phía Nam thành phố.
Từ một vùng nông thôn, nông nghiệp thuần túy đất phèn chua, sình lầy, sông rạch chằng chịt, giao thông đi lại khó khăn, thông qua các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nay đã trở thành một vùng đất trù phú, tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh./.
Anh Tuấn - Tiến Lực - Xuân Anh
Đón đọc bài 3: Sáng tạo trong tiếp cận các nhà đầu tư
Đón đọc bài 3: Sáng tạo trong tiếp cận các nhà đầu tư
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN