Theo đại biểu Cao Anh Minh, hiện loại hình nghệ thuật truyền thống như Đờn ca tài tử vẫn rất sôi nổi, với khoảng 200 câu lạc bộ trên địa bàn thành phố về loại hình này. Tuy nhiên, trong biểu diễn (ở sân khấu, rạp), loại hình này gặp nhiều khó khăn như khán giả vắng, phải bù lỗ hoạt động… cần tìm hiểu nguyên nhân xuất phát từ đâu. Đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung đặt vấn đề, thành phố có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các loại hình nghệ thuật như thế nào?
Giải trình vấn đề này, ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, nghệ thuật hát bội, cải lương (hay Đờn ca tài tử) sẽ tồn tại trong xã hội bởi loại hình này vẫn thường xuyên xuất hiện trong sinh hoạt của nhân dân, gắn với đời sống thực tế. Tuy nhiên, để phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống theo hướng chuyên nghiệp, đỉnh cao, là vấn đề không đơn giản, phải nghiên cứu để có giải pháp cụ thể.
Theo ông Võ Trọng Nam, mặc dù thành phố đã có nhiều chính sách để thu hút và phát triển nguồn lực cho các loại hình này nhưng vẫn gặp khó khăn trong tuyển chọn đầu vào. Thời gian qua, Sở chỉ tổ chức được một lớp đào tạo với 25 em tốt nghiệp Trung cấp cải lương. Phần lớn nhân lực cho loại hình nghệ thuật truyền thống hiện nay được đào tạo theo kiểu "truyền nghề" là chính.
Theo bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, người dân thành phố yêu thích loại hình nghệ thuật cải lương nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên không tới rạp xem. Trong khi đó, nhiều chương trình giải trí trên các kênh truyền hình và mạng xã hội cũng ảnh hưởng tới việc người dân đến rạp xem loại hình nghệ thuật truyền thống.
Về giải pháp thời gian tới, Sở Văn hóa - Thể thao thành phố cho biết sẽ tham mưu UBND thành phố xét giảm thuế thu nhập cho những người hoạt động nghệ thuật truyền thống cũng như có chế độ đặc cách, ưu tiên đối tượng tham gia tuyển sinh ở loại hình nghệ thuật này.
Ngoài ra, thành phố cũng đang triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2020; đề án Bảo tồn và Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2016 - 2020)…
Theo báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao, thành phố hiện có 7 đơn vị nghệ thuật công lập; 1 Trung tâm Tổ chức biểu diễn và điện ảnh; trên 900 doanh nghiệp có đăng ký chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, cùng với đó là hệ thống các trung tâm văn hóa, thể thao, nhà văn hóa và tụ điểm sinh hoạt văn hóa từ quận, huyện đến cấp khu phố, ấp…
Kết luận Phiên họp giải trình, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trách nhiệm phát triển những thiết chế văn hóa, trong đó có loại hình nghệ thuật truyền thống không chỉ của Sở Văn hóa - Thể thao mà cả hệ thống các ban, ngành.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển các loại hình nghệ thuật, trong đó phải thu hút được nhân dân đến với loại hình nghệ thuật thông qua nhiều giải pháp như cân đối giá vé phù hợp, thậm chí miễn phí vé cho một số loại hình…/.
Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu tại phiên họp. Ảnh: thanhuytphcm.vn |
Giải trình vấn đề này, ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, nghệ thuật hát bội, cải lương (hay Đờn ca tài tử) sẽ tồn tại trong xã hội bởi loại hình này vẫn thường xuyên xuất hiện trong sinh hoạt của nhân dân, gắn với đời sống thực tế. Tuy nhiên, để phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống theo hướng chuyên nghiệp, đỉnh cao, là vấn đề không đơn giản, phải nghiên cứu để có giải pháp cụ thể.
Theo ông Võ Trọng Nam, mặc dù thành phố đã có nhiều chính sách để thu hút và phát triển nguồn lực cho các loại hình này nhưng vẫn gặp khó khăn trong tuyển chọn đầu vào. Thời gian qua, Sở chỉ tổ chức được một lớp đào tạo với 25 em tốt nghiệp Trung cấp cải lương. Phần lớn nhân lực cho loại hình nghệ thuật truyền thống hiện nay được đào tạo theo kiểu "truyền nghề" là chính.
Theo bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, người dân thành phố yêu thích loại hình nghệ thuật cải lương nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên không tới rạp xem. Trong khi đó, nhiều chương trình giải trí trên các kênh truyền hình và mạng xã hội cũng ảnh hưởng tới việc người dân đến rạp xem loại hình nghệ thuật truyền thống.
Về giải pháp thời gian tới, Sở Văn hóa - Thể thao thành phố cho biết sẽ tham mưu UBND thành phố xét giảm thuế thu nhập cho những người hoạt động nghệ thuật truyền thống cũng như có chế độ đặc cách, ưu tiên đối tượng tham gia tuyển sinh ở loại hình nghệ thuật này.
Ngoài ra, thành phố cũng đang triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2020; đề án Bảo tồn và Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2016 - 2020)…
Theo báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao, thành phố hiện có 7 đơn vị nghệ thuật công lập; 1 Trung tâm Tổ chức biểu diễn và điện ảnh; trên 900 doanh nghiệp có đăng ký chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, cùng với đó là hệ thống các trung tâm văn hóa, thể thao, nhà văn hóa và tụ điểm sinh hoạt văn hóa từ quận, huyện đến cấp khu phố, ấp…
Kết luận Phiên họp giải trình, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trách nhiệm phát triển những thiết chế văn hóa, trong đó có loại hình nghệ thuật truyền thống không chỉ của Sở Văn hóa - Thể thao mà cả hệ thống các ban, ngành.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển các loại hình nghệ thuật, trong đó phải thu hút được nhân dân đến với loại hình nghệ thuật thông qua nhiều giải pháp như cân đối giá vé phù hợp, thậm chí miễn phí vé cho một số loại hình…/.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN