Theo đó, chương trình năm nay không chủ trương tăng quy mô mà tập trung đẩy mạnh công tác tạo nguồn cung hàng hóa tăng hơn 30% so với thực hiện năm 2017 và tổng vốn đăng ký hỗ trợ doanh nghiệp vay thực hiện chương trình là 19.650 tỷ đồng (tăng 1.480 tỷ đồng).
Cải tiến chất lượng sản phẩm
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 có 90 doanh nghiệp tham gia (tăng 2 doanh nghiệp so với năm 2017); trong đó, có 78 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và 12 tổ chức tín dụng.
Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh bình ổn thị trường 4 nhóm hàng hóa, gồm: Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực – thực phẩm; Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học mới; Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng sữa; Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm.
Riêng nguồn vốn triển khai chương trình được thực hiện dựa trên phương thức xã hội hóa; đồng thời doanh nghiệp chủ động sử dụng nguồn vốn tự có, vốn vay từ các tổ chức tín dụng tham gia chương trình với hạn mức và lãi suất phù hợp; trong đó, doanh nghiệp chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất kinh doanh, mô hình nuôi trồng, công nghệ, hệ thống phân phối…
Cụ thể, đối với Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, các ngân hàng thương mại tham gia đăng ký hơn 20.000 tỷ đồng.
Đồng thời, ngân hàng cũng cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ những rào cản trong tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi như thủ tục hành chính, điều kiện vay, hệ thống giao dịch… để tạo điều kiện khơi thông dòng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng bình ổn thị trường của Thành phố.
Còn về cơ chế giá, ông Đỗ Đông Hướng, Trưởng ban Ban Vật giá, Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, giá hàng hóa tham gia Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, được xây dựng và đăng ký giá bán tại Sở Tài chính theo nguyên tắc xác định đầy dủ, chính xác cơ cấu giá tính theo các yếu tố hình thành giá và đảm bảo thấp hơn giá thị trường ít nhất 5% - 15%, tùy nhóm mặt hàng.
Đặc biệt, chương trình năm nay không chỉ có số lượng tăng mà danh mục hàng hóa tham gia rất phong phú mẫu mã và đa dạng chủng loại. Đơn cử, Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực – thực phẩm có 10 nhóm mặt hàng (tăng 1 mặt hàng so với năm 2017); các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học mới có 103 loại sản phẩm (tăng 22 sản phẩm); sữa có tổng lượng tham gia là hơn 1.940 tấn/năm (161,71 tấn/tháng) và 12,52 triệu lít sữa nước/năm (1,43 triệu lít/tháng); dược phẩm có 21 nhóm thuốc, 176 hoạt chất và 383 mặt hàng.
Mặt khác, bên cạnh các hoạt động kết nối doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, xây dựng cơ sở sản xuất, nuôi trồng theo hướng hiện đại, năng suất cao; Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện các hoạt động kết nối cung - cầu đối với sản phẩm đạt chuẩn an toàn…
Từ đó, tăng cường các giải pháp thúc đẩy phát triển mạng lưới điểm bán hàng bình ổn thị trường, kinh doanh 100% hàng Việt Nam, điểm bán thực phẩm an toàn được sản xuất, nuôi trồng theo các quy trình VietGAP, GlobalGAP, HACCP… phù hợp với nhu cầu thị trường.
Trong năm 2018, Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cũng tiếp tục đưa logo của chương trình vào các mặt hàng bình ổn thị trường, nhằm nâng cao khả năng nhận diện cho người tiêu dùng trong quá trình mua sắm, tiêu dùng của người dân.
Xây dựng thương hiệu hàng Việt
Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 được triển khai từ ngày 1/4/2018 đến hết ngày 31/3/2019, có cơ chế thực hiện không có nhiều thay đổi so với những năm trước.
Tuy nhiên, UBND Thành phố Hồ Chí Minh định hướng thúc đẩy xây dựng hương hiệu, nâng cao uy tín cho Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, doanh nghiệp và sản phẩm tham gia chương trình nói riêng.
Đặc biệt, thông qua đẩy mạnh công tác truyền thông, các sở ngành thành phố sẽ phát huy vai trò đầu mối, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trên cả nước, đồng thời tạo sức lan tỏa ra các địa phương khác, trọng tâm là các tỉnh, thành Đông - Tây Nam bộ.
Theo bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sẽ được triển khai gắn liền với các hoạt động thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hàng hóa trong chương trình phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, áp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng cho người dân Thành phố trong trường hợp có xảy ra biến động. Song song đó, hàng hóa trong chương trình phải được phân phối rộng khắp đến người tiêu dùng, công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư...
Để thực hiện được những mục tiêu trên, bà Nguyễn Huỳnh Trang, cho biết UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Sở Công Thương phối hợp với Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Hepza), Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tìm giải pháp phù hợp, nghiên cứu nhu cầu thị trường; phát triển nhanh các cửa hàng liên kết với số lượng hàng hóa đa dạng và ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Ngoài ra, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với các quận huyện rà soát lại hoạt động của các kênh phân phối hiện đại và truyền thống như chợ đầu mối, chợ bán lẻ… để có giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu cho lĩnh vực thương mại Thành phố. Qua đó, từng bước tăng tần suất bao phủ hàng bình ổn ở các kênh phân phối, bán lẻ trên địa bàn Thành phố.
Đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua, các doanh nghiệp cho rằng, chương trình đã trở thành công cụ điều tiết thị trường có hiệu quả.
Cùng với sự phát triển, mở rộng và nâng chất của hệ thống phân phối, hàng hóa của chương trình có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý, được cung ứng đầy đủ đã góp phần ổn định thị thường và tạo niềm tin cho người dân.
Thông qua việc tham gia Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu, đưa hàng hóa thành công vào cả kênh bán lẻ hiện đại và truyền thống, chiếm lĩnh thị phần trong nước và tiến đến xuất khẩu./.
Cải tiến chất lượng sản phẩm
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 có 90 doanh nghiệp tham gia (tăng 2 doanh nghiệp so với năm 2017); trong đó, có 78 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và 12 tổ chức tín dụng.
Người tiêu dùng mua sắm tại Co.opmart Chu Văn An. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh bình ổn thị trường 4 nhóm hàng hóa, gồm: Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực – thực phẩm; Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học mới; Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng sữa; Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm.
Riêng nguồn vốn triển khai chương trình được thực hiện dựa trên phương thức xã hội hóa; đồng thời doanh nghiệp chủ động sử dụng nguồn vốn tự có, vốn vay từ các tổ chức tín dụng tham gia chương trình với hạn mức và lãi suất phù hợp; trong đó, doanh nghiệp chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất kinh doanh, mô hình nuôi trồng, công nghệ, hệ thống phân phối…
Cụ thể, đối với Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, các ngân hàng thương mại tham gia đăng ký hơn 20.000 tỷ đồng.
Đồng thời, ngân hàng cũng cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ những rào cản trong tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi như thủ tục hành chính, điều kiện vay, hệ thống giao dịch… để tạo điều kiện khơi thông dòng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng bình ổn thị trường của Thành phố.
Còn về cơ chế giá, ông Đỗ Đông Hướng, Trưởng ban Ban Vật giá, Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, giá hàng hóa tham gia Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, được xây dựng và đăng ký giá bán tại Sở Tài chính theo nguyên tắc xác định đầy dủ, chính xác cơ cấu giá tính theo các yếu tố hình thành giá và đảm bảo thấp hơn giá thị trường ít nhất 5% - 15%, tùy nhóm mặt hàng.
Đặc biệt, chương trình năm nay không chỉ có số lượng tăng mà danh mục hàng hóa tham gia rất phong phú mẫu mã và đa dạng chủng loại. Đơn cử, Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực – thực phẩm có 10 nhóm mặt hàng (tăng 1 mặt hàng so với năm 2017); các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học mới có 103 loại sản phẩm (tăng 22 sản phẩm); sữa có tổng lượng tham gia là hơn 1.940 tấn/năm (161,71 tấn/tháng) và 12,52 triệu lít sữa nước/năm (1,43 triệu lít/tháng); dược phẩm có 21 nhóm thuốc, 176 hoạt chất và 383 mặt hàng.
Mặt khác, bên cạnh các hoạt động kết nối doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, xây dựng cơ sở sản xuất, nuôi trồng theo hướng hiện đại, năng suất cao; Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện các hoạt động kết nối cung - cầu đối với sản phẩm đạt chuẩn an toàn…
Từ đó, tăng cường các giải pháp thúc đẩy phát triển mạng lưới điểm bán hàng bình ổn thị trường, kinh doanh 100% hàng Việt Nam, điểm bán thực phẩm an toàn được sản xuất, nuôi trồng theo các quy trình VietGAP, GlobalGAP, HACCP… phù hợp với nhu cầu thị trường.
Trong năm 2018, Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cũng tiếp tục đưa logo của chương trình vào các mặt hàng bình ổn thị trường, nhằm nâng cao khả năng nhận diện cho người tiêu dùng trong quá trình mua sắm, tiêu dùng của người dân.
Xây dựng thương hiệu hàng Việt
Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 được triển khai từ ngày 1/4/2018 đến hết ngày 31/3/2019, có cơ chế thực hiện không có nhiều thay đổi so với những năm trước.
Tuy nhiên, UBND Thành phố Hồ Chí Minh định hướng thúc đẩy xây dựng hương hiệu, nâng cao uy tín cho Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, doanh nghiệp và sản phẩm tham gia chương trình nói riêng.
Đặc biệt, thông qua đẩy mạnh công tác truyền thông, các sở ngành thành phố sẽ phát huy vai trò đầu mối, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trên cả nước, đồng thời tạo sức lan tỏa ra các địa phương khác, trọng tâm là các tỉnh, thành Đông - Tây Nam bộ.
Theo bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sẽ được triển khai gắn liền với các hoạt động thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hàng hóa trong chương trình phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, áp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng cho người dân Thành phố trong trường hợp có xảy ra biến động. Song song đó, hàng hóa trong chương trình phải được phân phối rộng khắp đến người tiêu dùng, công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư...
Để thực hiện được những mục tiêu trên, bà Nguyễn Huỳnh Trang, cho biết UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Sở Công Thương phối hợp với Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Hepza), Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tìm giải pháp phù hợp, nghiên cứu nhu cầu thị trường; phát triển nhanh các cửa hàng liên kết với số lượng hàng hóa đa dạng và ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Ngoài ra, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với các quận huyện rà soát lại hoạt động của các kênh phân phối hiện đại và truyền thống như chợ đầu mối, chợ bán lẻ… để có giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu cho lĩnh vực thương mại Thành phố. Qua đó, từng bước tăng tần suất bao phủ hàng bình ổn ở các kênh phân phối, bán lẻ trên địa bàn Thành phố.
Đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua, các doanh nghiệp cho rằng, chương trình đã trở thành công cụ điều tiết thị trường có hiệu quả.
Cùng với sự phát triển, mở rộng và nâng chất của hệ thống phân phối, hàng hóa của chương trình có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý, được cung ứng đầy đủ đã góp phần ổn định thị thường và tạo niềm tin cho người dân.
Thông qua việc tham gia Chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu, đưa hàng hóa thành công vào cả kênh bán lẻ hiện đại và truyền thống, chiếm lĩnh thị phần trong nước và tiến đến xuất khẩu./.
Mỹ Phương
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN