Từ đầu năm đến nay, số ca sốt xuất huyết ở xã Vĩnh Lộc B đã chiếm hơn 30% số ca sốt xuất huyết của toàn huyện Bình Chánh. Đây cũng là địa phương có nhiều điểm nguy cơ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Đây là đợt hoạt động cao điểm nhằm loại bỏ các vật có thể chứa nước, xóa các điểm nguy cơ, giảm nguồn sinh sản của muỗi trên toàn thành phố, trong mỗi gia đình và tại từng điểm nguy cơ. Việc này góp phần đảm bảo hiệu quả của hóa chất diệt muỗi và duy trì tính bền vững của hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng.
Chiến dịch bao gồm các hoạt động như truyền thông đại chúng, tổ chức các đội diệt lăng quăng tại các khu phố, ấp đến tận nhà dân, vận động người dân tham gia diệt lăng quăng, dọn dẹp vệ sinh môi trường loại bỏ các điểm nguy cơ, các điểm nóng môi trường, kiểm soát các loại hình điểm nguy cơ khác…
Sau lễ ra quân, các cán bộ ngành y tế, các đội diệt lăng quăng đã đi xuống các ấp trên địa bàn xã Vĩnh Lộc B tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân diệt lăng quăng, diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết.
Bà Lê Thị Bé, ngụ ấp 4A, xã Vĩnh Lộc B cho hay, từ lâu gia đình bà có thói quen phơi vỏ dừa để đun nấu mà không ý thức rằng những chiếc vỏ dừa đọng nước lại trở thành vật dẫn đến phát sinh lăng quăng và muỗi.
Được hướng dẫn của cán bộ y tế, gia đình bà đã tiến hành lật úp các vỏ dừa, tránh nước đọng, tránh muỗi sinh sản.
Ảnh tư liệu: Các bệnh nhân bị sốt xuất huyết đang điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Đinh Hằng- TTXVN |
Giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Đây là đợt hoạt động cao điểm nhằm loại bỏ các vật có thể chứa nước, xóa các điểm nguy cơ, giảm nguồn sinh sản của muỗi trên toàn thành phố, trong mỗi gia đình và tại từng điểm nguy cơ. Việc này góp phần đảm bảo hiệu quả của hóa chất diệt muỗi và duy trì tính bền vững của hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng.
Chiến dịch bao gồm các hoạt động như truyền thông đại chúng, tổ chức các đội diệt lăng quăng tại các khu phố, ấp đến tận nhà dân, vận động người dân tham gia diệt lăng quăng, dọn dẹp vệ sinh môi trường loại bỏ các điểm nguy cơ, các điểm nóng môi trường, kiểm soát các loại hình điểm nguy cơ khác…
Sau lễ ra quân, các cán bộ ngành y tế, các đội diệt lăng quăng đã đi xuống các ấp trên địa bàn xã Vĩnh Lộc B tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân diệt lăng quăng, diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết.
Bà Lê Thị Bé, ngụ ấp 4A, xã Vĩnh Lộc B cho hay, từ lâu gia đình bà có thói quen phơi vỏ dừa để đun nấu mà không ý thức rằng những chiếc vỏ dừa đọng nước lại trở thành vật dẫn đến phát sinh lăng quăng và muỗi.
Được hướng dẫn của cán bộ y tế, gia đình bà đã tiến hành lật úp các vỏ dừa, tránh nước đọng, tránh muỗi sinh sản.
Số liệu thống kê của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Trong 8 tháng qua, Thành phố đã phát hiện hơn 13.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết nhập viện, tăng 28% so với cùng kỳ 2016, trong đó có 4 trường hợp tử vong.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương có số ca mắc tuyệt đối đứng thứ 2 và đứng thứ 5 cả nước về tỷ lệ số ca mắc bệnh trên 100.000 dân. Đặc biệt, từ đầu tháng 8/2017 đến nay, số ca bệnh nhập viện hàng tuần đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016.
Nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian tới nếu không có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả.
Chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết sẽ diễn ra đồng loạt từ nay đến Tết Nguyên đán 2018 trên toàn Thành phố./.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương có số ca mắc tuyệt đối đứng thứ 2 và đứng thứ 5 cả nước về tỷ lệ số ca mắc bệnh trên 100.000 dân. Đặc biệt, từ đầu tháng 8/2017 đến nay, số ca bệnh nhập viện hàng tuần đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016.
Nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian tới nếu không có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả.
Chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết sẽ diễn ra đồng loạt từ nay đến Tết Nguyên đán 2018 trên toàn Thành phố./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN