Tự tin hoàn thành thu ngân sách
Theo ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, trong 9 tháng của năm 2018, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 903,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017, thu ngân sách nhà nước đạt 269,1 nghìn tỷ đồng, đạt 71,4% kế hoạch cả năm 2018, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2017. Thành lập mới doanh nghiệp đạt 46.000 doanh nghiệp.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 769,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so cùng kỳ 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt 28,2 tỷ USD (tăng 7,7%), kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 34,8 tỷ USD (tăng 10,5%). Tổng lượng khách quốc tế đến thành phố đạt 5,45 triệu lượt khách (tăng 21,2%), tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 2.156.300 tỷ đồng (tăng 9,87%).
Cùng với đó, tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, 9 tháng đầu năm 2018 thành phố thu hút được 5,47 tỷ USD (tăng 50%).
Theo ông Sử Ngọc Anh, tăng trưởng kinh tế từng bước giảm phụ thuộc vào vốn đầu tư, tăng yếu tố khoa học kỹ thuật. Hoạt động thương mại bán lẻ được tập trung về chất lượng và hoạt động tốt, đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa cho nhu cầu sinh hoạt người dân. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn cũng đạt được những kết quả tăng trưởng tích cực ngay từ những tháng đầu năm 2018, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Đến nay, tổng số tiền thực hiện kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đạt gần 180.000 tỷ đồng cho 7.722 khách hàng vay vốn. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng 50% so với cùng kỳ; trong đó hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước tiếp tục là xu hướng hiện nay của dòng vốn FDI, chiếm tỷ trọng gần 80% tổng vốn đầu tư.
Nỗ lực không ngừng
Trong những tháng còn lại của năm 2018, để đạt các chỉ tiêu đề ra, UBND thành phố giao Cục Thuế thành phố tăng cường các biện pháp để quản lý nguồn thu và bồi dưỡng nguồn thu; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; đồng thời giao Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường nội địa; đẩy mạnh xúc tiến mời gọi đầu tư vào các dự án thuộc 7 chương trình đột phá, 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 9 lĩnh vực dịch vụ ưu tiên của thành phố.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, tài chính, UBND thành phố yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường tiền tệ, chỉ đạo tất cả các tổ chức tín dụng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong những tháng cuối năm nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả; thực hiện tốt quản lý ngoại hối, vàng trên địa bàn.
Trước các lo ngại trước tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đối với nền kinh tế thành phố, ông Nguyễn Văn Trình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thành phố cần theo dõi thường xuyên để có giải pháp ứng phó phù hợp. Đặc biệt, các sở, ngành liên quan gồm Hải quan, Chi cục Quản lý thị trường… cần sớm cảnh báo cho doanh nghiệp về tình trạng tạm nhập tái xuất hàng hóa để tránh bị phía Mỹ đánh thuế bán phá giá, giúp doanh nghiệp chủ động tìm thị trường xuất nhập khẩu.
Bày tỏ việc tự tin thành phố sẽ hoàn thành thu ngân sách năm 2018 nhưng ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho hay, trong 3 tháng còn lại của năm 2018, thành phố vẫn không được chủ quan mà phải quyết tâm và thực hiện quyết liệt các giải pháp, đặc biệt là thực hiện 7 chương trình đột phá, xây dựng đô thị thông minh.
Bên cạnh đó, thành phố cũng đang rà soát đồ án điều chỉnh quy hoạch, chuẩn bị trình xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ để phủ kín quy hoạch chi tiết trên toàn địa bàn, phục vụ định hướng chiến lược phát triển. Do đặc thù công việc nhiều, cường độ làm việc cao nên các sở ngành thành phố sẽ tăng cường số hoá, ứng dụng công nghệ thông tin; trong đó đến tháng 11 năm nay phải đăng ký ít nhất giải pháp công nghệ trong một lĩnh vực.
Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở, ngành liên quan trước ngày 20/10 phải công bố sản phẩm chủ lực của thành phố, trên cơ sở đó hình thành chuỗi liên kết từng ngành hàng, từng sản phẩm. Thành phố sẽ hỗ trợ chính sách về đất đai, khoa học công nghệ, vốn, cải cách thủ tục hành chính cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt để doanh nghiệp tư nhân trở thành động lực kinh tế quan trọng của thành phố.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong cũng cho biết, sắp tới, thành phố sẽ thành lập Ban chỉ đạo về xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội; các quận, huyện, sở, ngành sẽ phối hợp để triển khai quy hoạch này nhằm tạo sự gắn kết, đồng bộ và hiệu quả điều hành chính sách./.
Theo ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, trong 9 tháng của năm 2018, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 903,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017, thu ngân sách nhà nước đạt 269,1 nghìn tỷ đồng, đạt 71,4% kế hoạch cả năm 2018, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2017. Thành lập mới doanh nghiệp đạt 46.000 doanh nghiệp.
Dây chuyền sản xuất lốp xe tại một công ty Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Danh Lam - TTXVN |
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 769,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so cùng kỳ 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt 28,2 tỷ USD (tăng 7,7%), kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 34,8 tỷ USD (tăng 10,5%). Tổng lượng khách quốc tế đến thành phố đạt 5,45 triệu lượt khách (tăng 21,2%), tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 2.156.300 tỷ đồng (tăng 9,87%).
Cùng với đó, tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, 9 tháng đầu năm 2018 thành phố thu hút được 5,47 tỷ USD (tăng 50%).
Theo ông Sử Ngọc Anh, tăng trưởng kinh tế từng bước giảm phụ thuộc vào vốn đầu tư, tăng yếu tố khoa học kỹ thuật. Hoạt động thương mại bán lẻ được tập trung về chất lượng và hoạt động tốt, đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa cho nhu cầu sinh hoạt người dân. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn cũng đạt được những kết quả tăng trưởng tích cực ngay từ những tháng đầu năm 2018, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Đến nay, tổng số tiền thực hiện kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đạt gần 180.000 tỷ đồng cho 7.722 khách hàng vay vốn. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng 50% so với cùng kỳ; trong đó hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước tiếp tục là xu hướng hiện nay của dòng vốn FDI, chiếm tỷ trọng gần 80% tổng vốn đầu tư.
Nỗ lực không ngừng
Trong những tháng còn lại của năm 2018, để đạt các chỉ tiêu đề ra, UBND thành phố giao Cục Thuế thành phố tăng cường các biện pháp để quản lý nguồn thu và bồi dưỡng nguồn thu; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; đồng thời giao Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường nội địa; đẩy mạnh xúc tiến mời gọi đầu tư vào các dự án thuộc 7 chương trình đột phá, 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 9 lĩnh vực dịch vụ ưu tiên của thành phố.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, tài chính, UBND thành phố yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường tiền tệ, chỉ đạo tất cả các tổ chức tín dụng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong những tháng cuối năm nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả; thực hiện tốt quản lý ngoại hối, vàng trên địa bàn.
Trước các lo ngại trước tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đối với nền kinh tế thành phố, ông Nguyễn Văn Trình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thành phố cần theo dõi thường xuyên để có giải pháp ứng phó phù hợp. Đặc biệt, các sở, ngành liên quan gồm Hải quan, Chi cục Quản lý thị trường… cần sớm cảnh báo cho doanh nghiệp về tình trạng tạm nhập tái xuất hàng hóa để tránh bị phía Mỹ đánh thuế bán phá giá, giúp doanh nghiệp chủ động tìm thị trường xuất nhập khẩu.
Bày tỏ việc tự tin thành phố sẽ hoàn thành thu ngân sách năm 2018 nhưng ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho hay, trong 3 tháng còn lại của năm 2018, thành phố vẫn không được chủ quan mà phải quyết tâm và thực hiện quyết liệt các giải pháp, đặc biệt là thực hiện 7 chương trình đột phá, xây dựng đô thị thông minh.
Bên cạnh đó, thành phố cũng đang rà soát đồ án điều chỉnh quy hoạch, chuẩn bị trình xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ để phủ kín quy hoạch chi tiết trên toàn địa bàn, phục vụ định hướng chiến lược phát triển. Do đặc thù công việc nhiều, cường độ làm việc cao nên các sở ngành thành phố sẽ tăng cường số hoá, ứng dụng công nghệ thông tin; trong đó đến tháng 11 năm nay phải đăng ký ít nhất giải pháp công nghệ trong một lĩnh vực.
Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở, ngành liên quan trước ngày 20/10 phải công bố sản phẩm chủ lực của thành phố, trên cơ sở đó hình thành chuỗi liên kết từng ngành hàng, từng sản phẩm. Thành phố sẽ hỗ trợ chính sách về đất đai, khoa học công nghệ, vốn, cải cách thủ tục hành chính cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt để doanh nghiệp tư nhân trở thành động lực kinh tế quan trọng của thành phố.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong cũng cho biết, sắp tới, thành phố sẽ thành lập Ban chỉ đạo về xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội; các quận, huyện, sở, ngành sẽ phối hợp để triển khai quy hoạch này nhằm tạo sự gắn kết, đồng bộ và hiệu quả điều hành chính sách./.
Trần Xuân Tình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN