Đó là nội dung được ông Huỳnh Cách Mạng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ tại buổi làm việc với ông Fukuda Hiroshi, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam và lãnh đạo Tập đoàn Sanyo (Nhật Bản), chiều 23/5.
Theo ông Huỳnh Cách Mạng, hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã phát triển mạnh mẽ và tác động lớn tới nền kinh tế nói chung.
Trong bối cảnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh cũng tập trung phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, ưu tiên các công nghệ tiên tiến phục vụ cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố là cơ khí, điện – điện tử, hóa chất – nhựa, chế biến tinh lương thực, thực phẩm.
Về nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản. Đặc biệt, du lịch là một trong những ngành có nhiều tiềm năng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2017, thành phố đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế, trong đó có hơn 400.000 lượt du khách Nhật Bản. Thời gian tới, thành phố khuyến khích các nhà đầu tư đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và truyền thống.
Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ hợp tác đầu tư lâu dài dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
Thành phố cũng cam kết sẽ thường xuyên trao đổi, lắng nghe những đề xuất, kiến nghị từ phía cộng đồng doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động hiệu quả.
Đánh giá cao những kết quả kinh tế - xã hội mà Thành phố Hồ Chí Minh đạt được thời gian qua, ông Fukuda Hiroshi cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản nhận thấy Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Nhiều đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đặc biệt quan tâm và đang có kế hoạch khảo sát, tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến lương thực thực phẩm và thúc đẩy du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo ông Fukuda Hiroshi, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt nam ngoài mục đích lợi ích kinh tế còn mong muốn chia sẻ các kinh nghiệm và kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản xuất và tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động tại Việt Nam./.
Ông Huỳnh Cách Mạng tặng quà lưu kiệm cho ông Fukuda Hiroshi sau buổi làm việc. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Theo ông Huỳnh Cách Mạng, hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã phát triển mạnh mẽ và tác động lớn tới nền kinh tế nói chung.
Trong bối cảnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh cũng tập trung phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, ưu tiên các công nghệ tiên tiến phục vụ cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố là cơ khí, điện – điện tử, hóa chất – nhựa, chế biến tinh lương thực, thực phẩm.
Về nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản. Đặc biệt, du lịch là một trong những ngành có nhiều tiềm năng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2017, thành phố đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế, trong đó có hơn 400.000 lượt du khách Nhật Bản. Thời gian tới, thành phố khuyến khích các nhà đầu tư đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và truyền thống.
Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ hợp tác đầu tư lâu dài dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
Thành phố cũng cam kết sẽ thường xuyên trao đổi, lắng nghe những đề xuất, kiến nghị từ phía cộng đồng doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động hiệu quả.
Đánh giá cao những kết quả kinh tế - xã hội mà Thành phố Hồ Chí Minh đạt được thời gian qua, ông Fukuda Hiroshi cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản nhận thấy Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Nhiều đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đặc biệt quan tâm và đang có kế hoạch khảo sát, tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến lương thực thực phẩm và thúc đẩy du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo ông Fukuda Hiroshi, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt nam ngoài mục đích lợi ích kinh tế còn mong muốn chia sẻ các kinh nghiệm và kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản xuất và tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động tại Việt Nam./.
Xuân Anh
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN