Nội dung trên được các chuyên gia đặt ra tại hội thảo Tham vấn cộng đồng xây dựng Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh, do Sở Khoa học và Công nghệ thành phố tổ chức sáng 17/7.
Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, việc xây dựng một trung tâm tập trung là điểm nhấn thể hiện sự quyết tâm của UBND Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Mô hình này là xu thế của thế giới nhằm phát huy tiềm lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo mà các quốc gia phát triển trên thế giới đã và đang tổ chức rất thành công như: Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc, Singapore…
Dự kiến, Trung tâm sẽ được xây dựng với diện tích sử dụng hơn 20.000 m2, được phân thành nhiều khu vực như khu hoạt động chung (đào tạo, tập huấn, sự kiện kết nối, triển lãm sản phẩm); khu ươm tạo; các cơ sở tăng tốc khởi nghiệp, phòng thí nghiệm; khu văn phòng cho các doanh nghiệp, quỹ đầu tư...
Theo ông Nguyen Francis Tuan Anh (Công ty Microsoft), việc xây dựng một trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không khó, nhưng quan trọng là phải “thổi hồn” cho Trung tâm này thực sự khuyến khích được các startup thành công. Do đó, phải đặt mục tiêu cụ thể cho các dự án khởi nghiệp, nhất là các startup có bằng sở hữu trí tuệ; đồng thời, phải có tầm nhìn phát triển mang tầm thế giới.
Cùng quan điểm trên, ông Trần Vũ Nguyên (chuyên gia cố vấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo) cho rằng, hợp tác công tư sẽ rất hấp dẫn nhưng chính sách là thứ phải chuẩn bị kỹ để làm việc với nhà đầu tư, các trường đại học, tập đoàn quốc tế. Thành phố nên có buổi gặp gỡ các nhà đầu tư quốc tế để nghe phản biện tốt hơn ở tầm quốc tế.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ thành phố, hiện mô hình hợp tác đối tác công tư (PPP) có sự phối hợp giữa nhà nước và kêu gọi cộng đồng xã hội tham gia đang được chú trọng. Nhà nước sẽ đầu tư và hỗ trợ về cơ sở hạ tầng (mặt bằng, xây dựng tòa nhà có thiết kế theo đúng chức năng để hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp); hỗ trợ các gói huấn luyện đào tạo, tổ chức sự kiện, hoạt động ươm tạo, tăng tốc, các cuộc thi khởi nghiệp… Trong khi đó, cộng đồng doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, xây dựng phòng lab (phòng thí nghiệm), tạo ra các không gian làm việc chung theo đúng nhu cầu, qua đó khai thác và tận dụng các chính sách của thành phố để ươm tạo và phát triển doanh nghiệp.
Tại hội thảo, đại diện nhiều doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn kinh tế đã đề xuất thành phố nên xác định rõ những lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ tại Trung tâm theo định hướng phát triển của thành phố; Trung tâm có chiến lược hỗ trợ, phát triển thị trường, sản phẩm chất lượng tốt đủ sức cạnh tranh với thế giới./.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phồ Hồ Chí Minh trao đổi các nội dung định hướng xây dựng Trung tâm. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, việc xây dựng một trung tâm tập trung là điểm nhấn thể hiện sự quyết tâm của UBND Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Mô hình này là xu thế của thế giới nhằm phát huy tiềm lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo mà các quốc gia phát triển trên thế giới đã và đang tổ chức rất thành công như: Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc, Singapore…
Dự kiến, Trung tâm sẽ được xây dựng với diện tích sử dụng hơn 20.000 m2, được phân thành nhiều khu vực như khu hoạt động chung (đào tạo, tập huấn, sự kiện kết nối, triển lãm sản phẩm); khu ươm tạo; các cơ sở tăng tốc khởi nghiệp, phòng thí nghiệm; khu văn phòng cho các doanh nghiệp, quỹ đầu tư...
Theo ông Nguyen Francis Tuan Anh (Công ty Microsoft), việc xây dựng một trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không khó, nhưng quan trọng là phải “thổi hồn” cho Trung tâm này thực sự khuyến khích được các startup thành công. Do đó, phải đặt mục tiêu cụ thể cho các dự án khởi nghiệp, nhất là các startup có bằng sở hữu trí tuệ; đồng thời, phải có tầm nhìn phát triển mang tầm thế giới.
Cùng quan điểm trên, ông Trần Vũ Nguyên (chuyên gia cố vấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo) cho rằng, hợp tác công tư sẽ rất hấp dẫn nhưng chính sách là thứ phải chuẩn bị kỹ để làm việc với nhà đầu tư, các trường đại học, tập đoàn quốc tế. Thành phố nên có buổi gặp gỡ các nhà đầu tư quốc tế để nghe phản biện tốt hơn ở tầm quốc tế.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ thành phố, hiện mô hình hợp tác đối tác công tư (PPP) có sự phối hợp giữa nhà nước và kêu gọi cộng đồng xã hội tham gia đang được chú trọng. Nhà nước sẽ đầu tư và hỗ trợ về cơ sở hạ tầng (mặt bằng, xây dựng tòa nhà có thiết kế theo đúng chức năng để hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp); hỗ trợ các gói huấn luyện đào tạo, tổ chức sự kiện, hoạt động ươm tạo, tăng tốc, các cuộc thi khởi nghiệp… Trong khi đó, cộng đồng doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, xây dựng phòng lab (phòng thí nghiệm), tạo ra các không gian làm việc chung theo đúng nhu cầu, qua đó khai thác và tận dụng các chính sách của thành phố để ươm tạo và phát triển doanh nghiệp.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Tại hội thảo, đại diện nhiều doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn kinh tế đã đề xuất thành phố nên xác định rõ những lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ tại Trung tâm theo định hướng phát triển của thành phố; Trung tâm có chiến lược hỗ trợ, phát triển thị trường, sản phẩm chất lượng tốt đủ sức cạnh tranh với thế giới./.
Tiến Lực
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN