Sự kiện do UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhằm ghi nhận và tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Qua đó, thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển ổn định, bền vững. Nhiều vấn đề nóng đã được đề cập tại hội nghị như chủ trương đầu tư dự án, vướng mắc quy định pháp luật, tình trạng thanh tra khiến dự án ngưng trệ…
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), hiện nay thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh có 7 điểm nghẽn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng của doanh nghiệp bao gồm: điểm nghẽn về chấp thuận chủ trương đầu tư, giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án, dùng quỹ đất để thanh toán hợp đồng BT, điểm nghẽn tín dụng và thủ tục hành chính. Những điểm nghẽn này chậm được tháo gỡ đang là một trong nhiều nguyên dân dẫn tới nguồn cung sản phẩm bất động sản giảm mạnh trong năm 2018 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm 2019.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long chia sẻ về khó khăn mà công ty đang gặp phải là về vấn đề chấp thuận chủ trương đầu tư. Cụ thể công ty này đang triển khai dự án 8,5ha (mua đất nông nghiệp) ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, quy mô hơn 1.000 tỷ đồng nhưng do còn vướng 0,5ha đất chưa đền bù nên chưa thể triển khai được. Cùng với đó là những bất cập về giá đền bù mặt bằng, chi phí làm hạ tầng, đặc biệt ở Việt Nam chưa có thông tin thị trường giá bất động sản hoặc nếu có cũng không chính xác nên gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp trong việc định giá bán đất nền và căn hộ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Corp cho biết, doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vấn đề nhà giữ xe chung cư khi mua lại các dự án dang dở, xin chỉ tiêu quy hoạch dân số ở những quận đã được lấp đầy. Tuơng tự, đại diện Công ty CP Địa ốc Phú Long cho biết, công ty trúng đấu giá 14 khu đất ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đến khi triển khai dự án thì "vấp" phải vấn đề chưa đền bù xong cho người dân. Kế đó là việc chậm trễ thủ tục cấp giấy chứng nhận chủ đầu tư dẫn tới nhiều khu đất của công ty không thể triển khai được từ năm 2004 đến nay.
Nói về các dự án tạm dừng do đang bị thanh tra, ông Bùi Xuân Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland cho hay, có 2 dự án trọng điểm đã được đưa vào kế hoạch kinh doanh là dự án Vườn Dừa (quận 9) và dự án 30ha tại phường Bình Khánh (quận 2, đã hoàn thành móng cọc) nhưng hiện tại đang tạm dừng.
Trong khi đó, mỗi năm tập đoàn phải trả lãi suất vay trên 400 tỷ đồng, đồng thời phải cắt giảm hơn 1.000 nhân viên. Chưa kể hiện nay Tập đoàn Novaland đang gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Cũng theo ông Bùi Xuân Huy, hiện các dự án của Tập đoàn Novaland đang bị thanh tra quá nhiều, ảnh hưởng đến việc kinh doanh, đầu tư. Trong khi đó, nhiều sở ngành của thành phố đang chuyền “quả bóng trách nhiệm”, khiến doanh nghiệp có cảm giác thành phố không quan tâm đến doanh nghiệp.
Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vừa qua có không ít doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại thành phố gặp vướng mắc với nhiều nguyên nhân; trong đó, là việc sửa đổi Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý nhà đất, đất thuộc sở hữu Nhà nước bằng Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định sắp xếp lại, xử lý tài sản công, việc tạm ngưng thực hiện các dự án theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Cùng với đó là sự chồng chéo các quy định pháp luật, những vướng mắc trong việc giải quyết của các sở ngành thành phố, chính sách siết tín dụng lĩnh vực bất động sản... Ngoài ra, một số doanh nghiệp bất động sản đang bị ảnh hưởng, tạm ngưng hoạt động trong các đợt thanh tra kéo dài của Thanh tra Chính phủ như: dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm và vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm).
Trao đổi lại ý kiến phản ánh của ông Bùi Xuân Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland về dự án khu dân cư Vườn Dừa và dự án 30ha Bình Khánh, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong khẳng định, hai dự án này đang bị Thanh tra Chính phủ thanh tra, chưa kết luận liên quan đến vụ Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) nên thành phố chưa thể chấp thuận cho tiếp tục thực hiện chứ không phải lãnh đạo thành phố không quan tâm đồng hành tháo gỡ, chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp.
Về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xem đây là chuyên đề để hướng xử lý, nếu vượt thẩm quyền sẽ đề xuất, kiến nghị Trung ương giải quyết. “Tới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến và Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn sẽ chủ trì, giao ban hàng tháng để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc về liên quan đến lĩnh vực bất động sản cho doanh nghiệp. Bởi lẽ việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp chính là góp phần quan trọng vào sự phát triển của thành phố”, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong chỉ đạo.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, qua thực tiễn triển khai Luật đất đai 2013, thành phố thấy 109 điểm vướng, đã kiến nghị Trung ương gỡ còn 36 điểm. Đáng chú ý là quy định việc phải đấu giá đất công dù diện tích rất nhỏ tại các dự án đã đền bù xong khiến dự án không triển khai được. Vấn đề này đang được thành phố kiến nghị Trung ương sửa lại quy định trong Luật Đất đai 2013.
“Nếu chậm trễ trong giải quyết thủ tục cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thì bản thân giám đốc sở sẽ nhận trách nhiệm. Nếu vướng về pháp luật thì doanh nghiệp cần đồng hành với các sở ngành để kiến nghị Trung ương sửa luật”, ông Nguyễn Toàn Thắng nói./.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Xuân Tình - TTXVN |
Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long chia sẻ về khó khăn mà công ty đang gặp phải là về vấn đề chấp thuận chủ trương đầu tư. Cụ thể công ty này đang triển khai dự án 8,5ha (mua đất nông nghiệp) ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, quy mô hơn 1.000 tỷ đồng nhưng do còn vướng 0,5ha đất chưa đền bù nên chưa thể triển khai được. Cùng với đó là những bất cập về giá đền bù mặt bằng, chi phí làm hạ tầng, đặc biệt ở Việt Nam chưa có thông tin thị trường giá bất động sản hoặc nếu có cũng không chính xác nên gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp trong việc định giá bán đất nền và căn hộ.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong (ngồi giữa) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Xuân Tình - TTXVN |
Nói về các dự án tạm dừng do đang bị thanh tra, ông Bùi Xuân Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland cho hay, có 2 dự án trọng điểm đã được đưa vào kế hoạch kinh doanh là dự án Vườn Dừa (quận 9) và dự án 30ha tại phường Bình Khánh (quận 2, đã hoàn thành móng cọc) nhưng hiện tại đang tạm dừng.
Trong khi đó, mỗi năm tập đoàn phải trả lãi suất vay trên 400 tỷ đồng, đồng thời phải cắt giảm hơn 1.000 nhân viên. Chưa kể hiện nay Tập đoàn Novaland đang gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Cũng theo ông Bùi Xuân Huy, hiện các dự án của Tập đoàn Novaland đang bị thanh tra quá nhiều, ảnh hưởng đến việc kinh doanh, đầu tư. Trong khi đó, nhiều sở ngành của thành phố đang chuyền “quả bóng trách nhiệm”, khiến doanh nghiệp có cảm giác thành phố không quan tâm đến doanh nghiệp.
Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Xuân Tình - TTXVN |
Cùng với đó là sự chồng chéo các quy định pháp luật, những vướng mắc trong việc giải quyết của các sở ngành thành phố, chính sách siết tín dụng lĩnh vực bất động sản... Ngoài ra, một số doanh nghiệp bất động sản đang bị ảnh hưởng, tạm ngưng hoạt động trong các đợt thanh tra kéo dài của Thanh tra Chính phủ như: dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm và vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm).
Trao đổi lại ý kiến phản ánh của ông Bùi Xuân Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland về dự án khu dân cư Vườn Dừa và dự án 30ha Bình Khánh, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong khẳng định, hai dự án này đang bị Thanh tra Chính phủ thanh tra, chưa kết luận liên quan đến vụ Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) nên thành phố chưa thể chấp thuận cho tiếp tục thực hiện chứ không phải lãnh đạo thành phố không quan tâm đồng hành tháo gỡ, chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp.
Về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xem đây là chuyên đề để hướng xử lý, nếu vượt thẩm quyền sẽ đề xuất, kiến nghị Trung ương giải quyết. “Tới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến và Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn sẽ chủ trì, giao ban hàng tháng để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc về liên quan đến lĩnh vực bất động sản cho doanh nghiệp. Bởi lẽ việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp chính là góp phần quan trọng vào sự phát triển của thành phố”, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong chỉ đạo.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, qua thực tiễn triển khai Luật đất đai 2013, thành phố thấy 109 điểm vướng, đã kiến nghị Trung ương gỡ còn 36 điểm. Đáng chú ý là quy định việc phải đấu giá đất công dù diện tích rất nhỏ tại các dự án đã đền bù xong khiến dự án không triển khai được. Vấn đề này đang được thành phố kiến nghị Trung ương sửa lại quy định trong Luật Đất đai 2013.
“Nếu chậm trễ trong giải quyết thủ tục cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thì bản thân giám đốc sở sẽ nhận trách nhiệm. Nếu vướng về pháp luật thì doanh nghiệp cần đồng hành với các sở ngành để kiến nghị Trung ương sửa luật”, ông Nguyễn Toàn Thắng nói./.
Trần Xuân Tình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN