Tạo sinh kế bền vững với du lịch cộng đồng ở Rum Ho

Tạo sinh kế bền vững với du lịch cộng đồng ở Rum Ho

Trên bản đồ Goole map, Bản Rum Ho (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) với hơn 100 hộ đồng bào Bru - Vân Kiều hiện lên như một chấm nhỏ giữa xanh mướt bốn bề rừng núi của Khu dự trữ Thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong. Bao năm nay, người dân ở đây với cuộc sống phụ thuộc vào trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ và khai thác sản vật của rừng nên nhiều bấp bênh, khó khăn. Mới đây, trên hành trình phát triển của đồng bào Bru-Vân Kiều ở Rum Ho đã xuất hiện một tín hiệu vui khi họ bắt đầu tiếp cận và biết làm du lịch cộng đồng bền vững…

Bản Rum Ho, xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) là một bản nhỏ giữa rừng nơi đang phát triển mô hình du lịch sinh thái trải nghiệm cộng đồng để cải thiện đời sống của người dân. Ảnh: An Thành Đạt
Bản Rum Ho, xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) là một bản nhỏ giữa rừng nơi đang phát triển mô hình du lịch sinh thái trải nghiệm cộng đồng để cải thiện đời sống của người dân. Ảnh: An Thành Đạt
Rum Ho với cuộc sống thanh bình giữa đại ngàn Trường Sơn. Ảnh: An Thành Đạt
Rum Ho với cuộc sống thanh bình giữa đại ngàn Trường Sơn. Ảnh: An Thành Đạt

Làm du lịch cộng đồng là “chuyện thường ngày” ở nhiều nơi nhưng giữa bốn bề đại ngàn Trường Sơn nơi không có sóng điện thoại, không có điện lưới quốc gia như Rum Ho lại là việc khó như lên trời. Mặc dù tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở Rum Ho phong phú, ít nơi nào có được nhưng "làm du lịch" với bà con nơi đây là một điều mới mẻ.

Những căn nhà sàn gỗ truyền thống của đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Những căn nhà sàn gỗ truyền thống của đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Người mẹ Vân Kiều ở bản Rum Ho đón du khách tại gia đình. Ảnh: An Thành Đạt
Người mẹ Vân Kiều ở bản Rum Ho đón du khách tại gia đình. Ảnh: An Thành Đạt
Bà Hồ Thị Thành, 78 tuổi người dân tộc Bru – Vân Kiều, một trong số các gia đình làm du lịch cộng đồng thành công ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Bà Hồ Thị Thành, 78 tuổi người dân tộc Bru – Vân Kiều, một trong số các gia đình làm du lịch cộng đồng thành công ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt

Như lời bà Hồ Thị Thành, 78 tuổi, người bản Rum Ho thì họ vốn chỉ biết vào rừng lấy lâm sản phục vụ cho cuộc sống thường ngày từ bao đời nay. Khi cán bộ nhà nước, các đơn vị, tổ chức kinh tế xã hội như Công ty Netin Travel, Helvetas Việt Nam… tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, tìm kiếm sinh kế, bà con ở đây mới vỡ ra chuyện "làm du lịch". Họ được chia sẻ việc khai thác tiềm năng, lợi thế, cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình để phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế lâu dài.

Son Homestay do bà con dân tộc Bru – Vân Kiều làm chủ và vận hành phục vụ du khách lọt thỏm giữa đại ngàn Trường Sơn... Ảnh: An Thành Đạt
Son Homestay do bà con dân tộc Bru – Vân Kiều làm chủ và vận hành phục vụ du khách lọt thỏm giữa đại ngàn Trường Sơn... Ảnh: An Thành Đạt
... nơi du khách trải nghiệm cuộc sống của bà con dân tộc Bru – Vân Kiều trong những ngôi nhà sàn truyền thống... Ảnh: An Thành Đạt
... nơi du khách trải nghiệm cuộc sống của bà con dân tộc Bru – Vân Kiều trong những ngôi nhà sàn truyền thống... Ảnh: An Thành Đạt
... và do chính bà con dân tộc Bru – Vân Kiều làm chủ và vận hành để phục vụ du khách muôn phương. Ảnh: An Thành Đạt
... và do chính bà con dân tộc Bru – Vân Kiều làm chủ và vận hành để phục vụ du khách muôn phương. Ảnh: An Thành Đạt

Nhiều dự án có giá trị đã được triển khai ở bản Rum Ho góp phần giúp cho đồng bào Bru-Vân Kiều ở đây thêm kiến thức, kinh nghiệm. Họ đã cùng quyết tâm trong việc chung tay bảo tồn đa dạng hệ sinh thái rừng, khai thác điều kiện tự nhiên, văn hóa để xây dựng mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, đảm bảo sinh kế cho phát triển.

Người dân ở bản Rum Ho thu hoạch sắn vụ đông. Ảnh: An Thành Đạt
Người dân ở bản Rum Ho thu hoạch sắn vụ đông. Ảnh: An Thành Đạt
Người dân Bru – Vân Kiều ở bản Rum Ho mộc mạc và thân thiện với du khách thăm Bản. Ảnh: An Thành Đạt
Người dân Bru – Vân Kiều ở bản Rum Ho mộc mạc và thân thiện với du khách thăm Bản. Ảnh: An Thành Đạt
Người dân Bru – Vân Kiều ở bản Rum Ho mộc mạc và thân thiện. Ảnh: An Thành Đạt
Người dân Bru – Vân Kiều ở bản Rum Ho mộc mạc và thân thiện. Ảnh: An Thành Đạt

30 người dân ở bản Rum Ho được tập huấn kiến thức về du lịch và đã được cấp chứng chỉ hành nghề. Hàng chục người dân khác cũng đã được học, được tập huấn để xây dựng, quản lý, phát triển hommestay, chế biến món ăn, tập huấn về spa mát xa ngâm chân thảo dược…

Những nếp nhà sàn đặc trưng của người Bru - Vân Kiều ở Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Những nếp nhà sàn đặc trưng của người Bru - Vân Kiều ở Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Bên trong khu sân vườn của Son Homestay ở Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Bên trong khu sân vườn của Son Homestay ở Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt

Với những kiến thức, kỹ năng được tập huấn và được trang bị, giờ đây ở Rum Ho nhiều gia đình bà con Bru-Vân Kiều đã không những tự tin khi nói, khi bàn bạc, thảo luận mà còn đã mạnh dạn bắt tay cải tạo, trang hoàng lại cảnh quan chính căn nhà, mảnh vườn của mình để làm du lịch. Gia đình chị Hồ Thị Sơn và Hồ Thị Mĩm, 2 hộ đầu tiên ở bản Rum Ho đã đầu tư, cải tạo căn nhà sàn truyền thống thành các homestay. Hai homestay này ra đời được xem là bước ngoặt lớn trong du lịch tại bản Rum Ho, giúp du khách có nơi nghỉ ngơi, an dưỡng để tìm hiểu đời sống văn hóa bản địa qua các hoạt động ca hát, ăn uống, chụp ảnh phong cảnh, trang phục địa phương. Cũng từ đây, nhiều bà con Bru-Vân Kiều đã có thêm thu nhập thông qua việc bán các sản vật địa phương, phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho du khách mỗi khi đến thăm Bản.

Những em bé Bru - Vân Kiều... Ảnh: An Thành Đạt
Những em bé Bru - Vân Kiều... Ảnh: An Thành Đạt
... và bà mẹ Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
... và bà mẹ Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Thiếu nữ Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Thiếu nữ Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Thiếu nữ Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Thiếu nữ Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt

Theo chị Hồ Thị Son, nhiều du khách trong nước và quốc tế đã đến du lịch ở bản Rum Ho và ở lại Son Homestay của chị. Chị và gia đình tự hào là một trong những người tiên phong làm du lịch, tìm kiếm sinh kế để phát triển cuộc sống bền vững. Du khách khi đến đây du lịch được trải nghiệm nhiều cảm xúc với nhiều dịch vụ phong phú đầy vẽ hoang sơ, kỳ bí như thám hiểm hang Chà Lòi, chinh phục leo núi, vượt thác Dương Cầm, tham quan Khu dự trữ Thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong, tham quan tour du lịch Bang-Onsen- nơi có suối nước nóng với độ sôi nằm trong trong nhóm cao nhất thế giới với 105 độ C. Hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái cũng đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của nhiều người dân ở đây, từng bước đưa họ tới một cuộc sống ngày một tốt hơn.

Cuộc sống bình dị của người Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Cuộc sống bình dị của người Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Cuộc sống bình dị ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Cuộc sống bình dị ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt

Tiến sỹ Bạch Thanh Hải - Giám đốc Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong chia sẽ: Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ hoang sơ với độ đa dạng sinh học phong phú có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó, có nhiều loại đặc hữu, riêng có như Gà Lôi lam mào trắng…

Trải nghiệm tắm suối của du khách. Ảnh: An Thành Đạt
Trải nghiệm tắm suối của du khách. Ảnh: An Thành Đạt
Du khách được ngâm chân với các loại thảo dược ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Du khách được ngâm chân với các loại thảo dược ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt

Việc đồng bào Bru-Vân Kiều ở bản Rum Ho nâng cao ý thức bảo vệ bền vững tài nguyên rừng, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch cộng đồng là một tín hiệu tích cực đáng được quan tâm. Nếu được quan tâm, hỗ trợ và đầu tư thích đáng, trong tương lai không xa, bản Rum Ho của đồng bào Bru-Vân Kiều sẽ là điểm sáng đáng tự hào về du lịch cộng đồng ở miền Tây, tỉnh Quảng Bình nói chung và Khu dự trữ Thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong nói riêng.

Bài: Mạnh Thành

Ảnh: An Thành Đạt

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm

Tọa đàm tư vấn xây dựng sản phẩm “Lai Chau - City tour”. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Xây dựng sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới Lai Châu

Ngày 21/12, trong khuôn khổ Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024, Chương trình Tọa đàm tư vấn xây dựng sản phẩm “Lai Chau - City tour” được tổ chức tại thành phố Lai Châu. Tham dự có đại diện các khu/điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu; các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành các tỉnh trong cả nước; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch của châu Hồng Hà (huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

Đưa Phù Yên trở thành điểm đến của du khách

Đưa Phù Yên trở thành điểm đến của du khách

Ngày 21/12, Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên (Sơn La) tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị trấn Quang Huy và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phù Yên; công bố Quyết định công nhận điểm du lịch Ban Mai Suối Chiếu; phê duyệt quy hoạch chung thị trấn Phù Yên đến năm 2035.

An Giang tập trung khai thác du lịch đường sông

An Giang tập trung khai thác du lịch đường sông

Là tỉnh đầu nguồn của vùng châu thổ sông Cửu Long, An Giang là nơi đón nhận dòng Mê Công chảy vào đất Việt, rồi chia làm hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Đây chính là lợi thế để tỉnh phát triển nhiều ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Việc khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch gắn với hệ thống đường sông sẽ góp phần đưa An Giang trở thành địa phương phát triển năng động, động lực tăng trưởng cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ

Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ

Tối 20/12, tại Quảng trường nhân dân tỉnh, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ” đã chính thức khai mạc.

Quảng Bình tìm hướng đột phá phát triển du lịch nông thôn, cộng đồng

Quảng Bình tìm hướng đột phá phát triển du lịch nông thôn, cộng đồng

Nằm ở miền Trung Việt Nam, tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh thế mạnh là những sản phẩm du lịch gắn với hoạt động khám phá thiên nhiên, nghỉ dưỡng…, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình hướng đến phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng để tạo bước đột phá. Tìm ra điểm riêng biệt, hút khách để xây dựng các tour, tuyến du lịch nông nghiệp, cộng đồng là mục tiêu của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, cũng là trăn trở của các đơn vị lữ hành đang khai thác tour, sản phẩm du lịch tại đây.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi “một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe”. Đây cũng là một trong những khu vực có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa dân tộc đa dạng, độc đáo. Những tiềm năng đó đang mở ra hướng phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm nơi vùng đất biên giới này.

Đua ghe ngo là phần hấp dẫn nhất trong Lễ hội Ook Om Bok , một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay và lễ cúng ông bà Sene Dolta. Ảnh: An HIếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer nói chung và đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng, chiếc ghe ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Vì thế, khi có ghe ngo thì bà con Khmer từ trẻ đến già đều thể hiện sự trân trọng và yêu thích khi được góp sức cho đội ghe và thôn xóm của mình, nhiều gia đình sẵn sàng tự bỏ tiền để lo cho cả đội ghe ngo từ lúc tập luyện cho đến ngày khai hội.

Với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc và ấn tượng, với gam màu trắng làm chủ đạo, với các hoạt tiết trang trí ánh vàng ánh bắt mắt, Chùa Peam Buôl Thmây tọa lạc ở Khóm 5, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, đang là một trong những điểm "check in" lý tưởng khi du khách đặt chân đến Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Giá trị truyền thống từ các ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng

Có thể nói, với đồng bào Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc. Là nơi đồng bào Khmer tập trung đông nhất, chiếm khoảng 30 % dân số, Sóc Trăng hiện có 92 ngôi chùa Khmer, trong đó có 2 ngôi chùa (chùa Kh’leang, chùa Dơi) được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Du khách được trải nghiệm cùng làm bánh với bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều (xã Tân Hoá, huyện Minh Hoá).Ảnh: Mạnh Thành - TTXVN

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn theo hướng xanh, bền vững

Những năm gần đây, du lịch nông thôn đang là hướng đi mới, mang tính bền vững với nhiều địa phương, trong đó có Quảng Bình. Để tiếp tục đa dạng hóa thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế, tỉnh tập trung đầu tư, hướng đến phát triển bền vững các sản phẩm du lịch nông thôn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan nông thôn, thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội.

Sóc Trăng phát triển sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer

Sóc Trăng phát triển sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm trên 30% dân số của tỉnh (khoảng 361.000 người). Toàn tỉnh có 93 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Sóc Trăng xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó phát triển du lịch tâm linh gắn với văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer là trọng tâm.

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm thu hút khách du lịch

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm thu hút khách du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế ban đêm, cung cấp các dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí, văn hóa - nghệ thuật nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bình Phước đầu tư tạo sản phẩm du lịch đặc trưng

Bình Phước đầu tư tạo sản phẩm du lịch đặc trưng

Là tỉnh có vị trí địa lý chiến lược với các tuyến giao thông kết nối thuận lợi, Bình Phước giữ vai trò quan trọng, cửa ngõ kết nối, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Campuchia, Lào, Thái Lan. Đặc điểm về tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cùng với truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, phong phú.

Làng cổ Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) xuất hiện một số ngôi nhà hiện đại, phá nát không gian truyền thống. Nếu không có biện pháp kịp thời ngăn chặn, ngôi làng sẽ không còn hấp dẫn du khách. Ảnh: TTXVN phát

Cần có giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch cho Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh rất giàu tài nguyên du lịch với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng; những bản làng cổ đẹp như tranh vẽ, những nét văn hóa truyền thống đa dạng. Đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhiều khu vực cảnh quan thiên nhiên của Cao Bằng đang bị xâm hại nghiêm trọng, những ngôi làng cổ dần bị thay thế bởi nhà hiện đại, những nét văn hóa truyền thống dần bị mai một khiến cho những nguồn tài nguyên du lịch có nguy cơ bị phá hủy, không thể khôi phục được.

Tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa của sen

Tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa của sen

Nhằm tôn vinh hoa sen và các sản phẩm từ sen, tối 29/11 tại thành phố Vinh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức “Lễ hội Du lịch và ẩm thực sen”.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Văn Tý - TTXVN

Định vị thương hiệu du lịch Nghệ An

Chiều 29/11, tại thành phố Vinh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển sản phẩm du lịch Nghệ An gắn với thương hiệu du lịch quốc gia trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ".

Ninh Thuận kết nối sản phẩm đặc thù gắn với điểm đến du lịch

Ninh Thuận kết nối sản phẩm đặc thù gắn với điểm đến du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng các điểm đến, gắn sản phẩm OCOP với các hoạt động du lịch, văn hóa. Cách làm này không chỉ giúp đa dạng các tour, tuyến du lịch, tăng sức hút với du khách, mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP của địa phương.