Tạo sinh kế bền vững với du lịch cộng đồng ở Rum Ho

Tạo sinh kế bền vững với du lịch cộng đồng ở Rum Ho

Trên bản đồ Goole map, Bản Rum Ho (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) với hơn 100 hộ đồng bào Bru - Vân Kiều hiện lên như một chấm nhỏ giữa xanh mướt bốn bề rừng núi của Khu dự trữ Thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong. Bao năm nay, người dân ở đây với cuộc sống phụ thuộc vào trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ và khai thác sản vật của rừng nên nhiều bấp bênh, khó khăn. Mới đây, trên hành trình phát triển của đồng bào Bru-Vân Kiều ở Rum Ho đã xuất hiện một tín hiệu vui khi họ bắt đầu tiếp cận và biết làm du lịch cộng đồng bền vững…

Bản Rum Ho, xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) là một bản nhỏ giữa rừng nơi đang phát triển mô hình du lịch sinh thái trải nghiệm cộng đồng để cải thiện đời sống của người dân. Ảnh: An Thành Đạt
Bản Rum Ho, xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) là một bản nhỏ giữa rừng nơi đang phát triển mô hình du lịch sinh thái trải nghiệm cộng đồng để cải thiện đời sống của người dân. Ảnh: An Thành Đạt
Rum Ho với cuộc sống thanh bình giữa đại ngàn Trường Sơn. Ảnh: An Thành Đạt
Rum Ho với cuộc sống thanh bình giữa đại ngàn Trường Sơn. Ảnh: An Thành Đạt

Làm du lịch cộng đồng là “chuyện thường ngày” ở nhiều nơi nhưng giữa bốn bề đại ngàn Trường Sơn nơi không có sóng điện thoại, không có điện lưới quốc gia như Rum Ho lại là việc khó như lên trời. Mặc dù tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở Rum Ho phong phú, ít nơi nào có được nhưng "làm du lịch" với bà con nơi đây là một điều mới mẻ.

Những căn nhà sàn gỗ truyền thống của đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Những căn nhà sàn gỗ truyền thống của đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Người mẹ Vân Kiều ở bản Rum Ho đón du khách tại gia đình. Ảnh: An Thành Đạt
Người mẹ Vân Kiều ở bản Rum Ho đón du khách tại gia đình. Ảnh: An Thành Đạt
Bà Hồ Thị Thành, 78 tuổi người dân tộc Bru – Vân Kiều, một trong số các gia đình làm du lịch cộng đồng thành công ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Bà Hồ Thị Thành, 78 tuổi người dân tộc Bru – Vân Kiều, một trong số các gia đình làm du lịch cộng đồng thành công ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt

Như lời bà Hồ Thị Thành, 78 tuổi, người bản Rum Ho thì họ vốn chỉ biết vào rừng lấy lâm sản phục vụ cho cuộc sống thường ngày từ bao đời nay. Khi cán bộ nhà nước, các đơn vị, tổ chức kinh tế xã hội như Công ty Netin Travel, Helvetas Việt Nam… tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, tìm kiếm sinh kế, bà con ở đây mới vỡ ra chuyện "làm du lịch". Họ được chia sẻ việc khai thác tiềm năng, lợi thế, cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình để phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế lâu dài.

Son Homestay do bà con dân tộc Bru – Vân Kiều làm chủ và vận hành phục vụ du khách lọt thỏm giữa đại ngàn Trường Sơn... Ảnh: An Thành Đạt
Son Homestay do bà con dân tộc Bru – Vân Kiều làm chủ và vận hành phục vụ du khách lọt thỏm giữa đại ngàn Trường Sơn... Ảnh: An Thành Đạt
... nơi du khách trải nghiệm cuộc sống của bà con dân tộc Bru – Vân Kiều trong những ngôi nhà sàn truyền thống... Ảnh: An Thành Đạt
... nơi du khách trải nghiệm cuộc sống của bà con dân tộc Bru – Vân Kiều trong những ngôi nhà sàn truyền thống... Ảnh: An Thành Đạt
... và do chính bà con dân tộc Bru – Vân Kiều làm chủ và vận hành để phục vụ du khách muôn phương. Ảnh: An Thành Đạt
... và do chính bà con dân tộc Bru – Vân Kiều làm chủ và vận hành để phục vụ du khách muôn phương. Ảnh: An Thành Đạt

Nhiều dự án có giá trị đã được triển khai ở bản Rum Ho góp phần giúp cho đồng bào Bru-Vân Kiều ở đây thêm kiến thức, kinh nghiệm. Họ đã cùng quyết tâm trong việc chung tay bảo tồn đa dạng hệ sinh thái rừng, khai thác điều kiện tự nhiên, văn hóa để xây dựng mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, đảm bảo sinh kế cho phát triển.

Người dân ở bản Rum Ho thu hoạch sắn vụ đông. Ảnh: An Thành Đạt
Người dân ở bản Rum Ho thu hoạch sắn vụ đông. Ảnh: An Thành Đạt
Người dân Bru – Vân Kiều ở bản Rum Ho mộc mạc và thân thiện với du khách thăm Bản. Ảnh: An Thành Đạt
Người dân Bru – Vân Kiều ở bản Rum Ho mộc mạc và thân thiện với du khách thăm Bản. Ảnh: An Thành Đạt
Người dân Bru – Vân Kiều ở bản Rum Ho mộc mạc và thân thiện. Ảnh: An Thành Đạt
Người dân Bru – Vân Kiều ở bản Rum Ho mộc mạc và thân thiện. Ảnh: An Thành Đạt

30 người dân ở bản Rum Ho được tập huấn kiến thức về du lịch và đã được cấp chứng chỉ hành nghề. Hàng chục người dân khác cũng đã được học, được tập huấn để xây dựng, quản lý, phát triển hommestay, chế biến món ăn, tập huấn về spa mát xa ngâm chân thảo dược…

Những nếp nhà sàn đặc trưng của người Bru - Vân Kiều ở Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Những nếp nhà sàn đặc trưng của người Bru - Vân Kiều ở Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Bên trong khu sân vườn của Son Homestay ở Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Bên trong khu sân vườn của Son Homestay ở Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt

Với những kiến thức, kỹ năng được tập huấn và được trang bị, giờ đây ở Rum Ho nhiều gia đình bà con Bru-Vân Kiều đã không những tự tin khi nói, khi bàn bạc, thảo luận mà còn đã mạnh dạn bắt tay cải tạo, trang hoàng lại cảnh quan chính căn nhà, mảnh vườn của mình để làm du lịch. Gia đình chị Hồ Thị Sơn và Hồ Thị Mĩm, 2 hộ đầu tiên ở bản Rum Ho đã đầu tư, cải tạo căn nhà sàn truyền thống thành các homestay. Hai homestay này ra đời được xem là bước ngoặt lớn trong du lịch tại bản Rum Ho, giúp du khách có nơi nghỉ ngơi, an dưỡng để tìm hiểu đời sống văn hóa bản địa qua các hoạt động ca hát, ăn uống, chụp ảnh phong cảnh, trang phục địa phương. Cũng từ đây, nhiều bà con Bru-Vân Kiều đã có thêm thu nhập thông qua việc bán các sản vật địa phương, phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho du khách mỗi khi đến thăm Bản.

Những em bé Bru - Vân Kiều... Ảnh: An Thành Đạt
Những em bé Bru - Vân Kiều... Ảnh: An Thành Đạt
... và bà mẹ Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
... và bà mẹ Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Thiếu nữ Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Thiếu nữ Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Thiếu nữ Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Thiếu nữ Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt

Theo chị Hồ Thị Son, nhiều du khách trong nước và quốc tế đã đến du lịch ở bản Rum Ho và ở lại Son Homestay của chị. Chị và gia đình tự hào là một trong những người tiên phong làm du lịch, tìm kiếm sinh kế để phát triển cuộc sống bền vững. Du khách khi đến đây du lịch được trải nghiệm nhiều cảm xúc với nhiều dịch vụ phong phú đầy vẽ hoang sơ, kỳ bí như thám hiểm hang Chà Lòi, chinh phục leo núi, vượt thác Dương Cầm, tham quan Khu dự trữ Thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong, tham quan tour du lịch Bang-Onsen- nơi có suối nước nóng với độ sôi nằm trong trong nhóm cao nhất thế giới với 105 độ C. Hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái cũng đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của nhiều người dân ở đây, từng bước đưa họ tới một cuộc sống ngày một tốt hơn.

Cuộc sống bình dị của người Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Cuộc sống bình dị của người Bru - Vân Kiều ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Cuộc sống bình dị ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Cuộc sống bình dị ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt

Tiến sỹ Bạch Thanh Hải - Giám đốc Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong chia sẽ: Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ hoang sơ với độ đa dạng sinh học phong phú có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó, có nhiều loại đặc hữu, riêng có như Gà Lôi lam mào trắng…

Trải nghiệm tắm suối của du khách. Ảnh: An Thành Đạt
Trải nghiệm tắm suối của du khách. Ảnh: An Thành Đạt
Du khách được ngâm chân với các loại thảo dược ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt
Du khách được ngâm chân với các loại thảo dược ở bản Rum Ho. Ảnh: An Thành Đạt

Việc đồng bào Bru-Vân Kiều ở bản Rum Ho nâng cao ý thức bảo vệ bền vững tài nguyên rừng, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch cộng đồng là một tín hiệu tích cực đáng được quan tâm. Nếu được quan tâm, hỗ trợ và đầu tư thích đáng, trong tương lai không xa, bản Rum Ho của đồng bào Bru-Vân Kiều sẽ là điểm sáng đáng tự hào về du lịch cộng đồng ở miền Tây, tỉnh Quảng Bình nói chung và Khu dự trữ Thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong nói riêng.

Bài: Mạnh Thành

Ảnh: An Thành Đạt

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm