Bình Phước đầu tư tạo sản phẩm du lịch đặc trưng

Là tỉnh có vị trí địa lý chiến lược với các tuyến giao thông kết nối thuận lợi, Bình Phước giữ vai trò quan trọng, cửa ngõ kết nối, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Campuchia, Lào, Thái Lan. Đặc điểm về tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cùng với truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, phong phú.

Hồ thủy điện Thác Mơ với cảnh quan hữu tình, khí hậu trong lành, giàu tiềm năng du lịch sinh thái cho huyện Bù Đăng. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Hồ thủy điện Thác Mơ với cảnh quan hữu tình, khí hậu trong lành, giàu tiềm năng du lịch sinh thái cho huyện Bù Đăng. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Khu vực rừng Bình Phước có các di tích, danh lam thắng cảnh, nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với rừng như: Vườn quốc gia Bù Gia Mập với diện tích tự nhiên 26.032 ha; Khu du lịch sinh thái thác Đăk Mai 1 (huyện Bù Gia Mập); Khu Quần thể văn hóa - cứu sinh Bà Rá (thị xã Phước Long); Khu du lịch Trảng cỏ Bù Lạch, Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng); Khu du lịch sinh thái huyện Bù Đốp; Khu du lịch sinh thái rừng Mã Đà (huyện Đồng Phú); Hồ Thác Mơ - hồ nước nhân tạo với diện tích 12.000 ha…

vna_potal_binh_phuoc_phat_trien_du_lich_bu_dang_thanh_diem_den_hap_dan_7694468.jpg
Khách du lịch trải nghiệm đánh đàn đá tại Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Nhật Bình - TTXVN

Cùng với đó, Bình Phước còn có nhiều địa chỉ đỏ như: Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (Hớn Quản), Mộ 3.000 người (thị xã Bình Long), Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Căn cứ Tà Thiết), Nhà giao tế, Sân bay quân sự Lộc Ninh, Di tích lịch sử quốc gia núi Bà Rá - nơi thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ...

Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, Bình Phước là địa phương có điều kiện tự nhiên -sinh thái đa dạng vào bậc nhất trong toàn vùng. Ở đó có đất đỏ bazan của đồi núi, nương rẫy, có rừng cây, ao hồ, sông suối... Bình Phước đồng sở hữu Vườn Quốc gia Cát Tiên và cụm danh thắng Núi Bà Rá - Thác Mơ, hai viên ngọc quý mà thiên nhiên ban tặng. Hơn thế nữa, Bình Phước là địa phương duy nhất trên toàn quốc sở hữu địa thế “tam long tụ hội”, tức ba hồ lớn hình rồng, châu tuần, uốn lượn: hồ Phú Riềng, hồ Cần Đơn và hồ Thác Mơ. Ba hồ này cùng với thành phố Đồng Xoài tạo thành một hình thoi khá đối xứng, trong đó trục chính là Đồng Xoài - hồ Cần Đơn. Do đó, với những gì Bình Phước đang có, tỉnh có tiềm năng xây dựng thành một “tiểu trung tâm”, song hành với các tiểu trung tâm khác như Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu…, đặt song hành trung tâm lớn Thành phố Hồ Chí Minh, thay vì chỉ “bằng lòng” với vị thế “sân sau” cho vùng trung tâm.

vna_potal_ve_dep_thien_nhien_hoang_so_o_bu_dang_binh_phuoc_7560154.jpg
Thác Đứng ở xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Chính vì vậy, theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền, tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp nhằm kêu gọi đầu tư dịch vụ tạo 10 sản phẩm du lịch đặc trưng. Cụ thể, Khu đô thị, du lịch sinh thái hồ Suối Giai và Tây hồ Bà Mụ với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí. Khu du lịch Trảng cỏ Bù Lạch với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, homestays gắn với các trải nghiệm cùng sinh hoạt với cộng đồng người M’nông và S’tiêng; du lịch tham quan, khám phá các di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam và thế giới thu nhỏ gắn với trải nghiệm khinh khí cầu. Vườn Quốc gia Bù Gia Mập với các sản phẩm du lịch trải nghiệm và khám phá sinh thái rừng.

Địa phương xây dựng Khu Quần thể văn hóa - cứu sinh Bà Rá với các sản phẩm du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe theo phương pháp Đông y, trải nghiệm các hoạt động thể thao mạo hiểm. Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam với các sản phẩm du lịch tham quan tìm hiểu lịch sử, du lịch trải nghiệm trường bắn đạn thật và các dịch vụ nghỉ dưỡng, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí. Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo với các sản phẩm du lịch trải nghiệm không gian văn hóa độc đáo của người S’tiêng Bình Phước như tham gia các lễ hội truyền thống của đồng bào, tham gia giã gạo bằng chày tay...

vna_potal_binh_phuoc_phat_trien_du_lich_bu_dang_thanh_diem_den_hap_dan_7694462.jpg
Các nghệ nhân biểu diễn đàn đá tại Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Nhật Bình - TTXVN

Bình Phước xây dựng Khu đô thị, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng Chơn Thành (thị xã Chơn Thành) với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và đánh golf. Xây dựng Công viên văn hóa tại thành phố Đồng Xoài, tạo sân chơi và điểm đến hấp dẫn cho du khách. Khuyến khích đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm du lịch hiện hữu và bổ sung các dịch vụ phù hợp, đủ điều kiện công nhận điểm du lịch tại Khu lâm viên Mỹ Lệ và Khu du lịch Đảo yến Sơn Hà, Khu du lịch sinh thái vườn Vĩnh Phúc. Đồng thời, khuyến khích đầu tư, nâng cấp dịch vụ hấp dẫn nhằm thu hút du khách đối với các cơ sở (các điểm đến có thể công nhận điểm du lịch): Chùa Phật quốc Vạn Thành; Khu dịch vụ sinh thái Thanh Tùng, Nông trại Phú Gia, Vườn cây ăn trái Quýt Hồng, Trang trại Quý Đông và các trang trại khác có tiềm năng phát triển.

vna_potal_ve_dep_thien_nhien_hoang_so_o_bu_dang_binh_phuoc_7560056.jpg
Bàu nước lớn như một tấm gương phản chiếu, điểm nhấn giữa khung cảnh hoang sơ, yên bình của trảng cỏ Bù Lạch (Bù Đăng, Bình Phước). Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước nhấn mạnh, tỉnh xác định việc đầu tư các sản phẩm du lịch phải có tính đặc trưng, khác biệt; đối với sản phẩm du lịch mới phải hiện đại, phù hợp với thế giới nhằm hướng tới thị trường khách du lịch riêng có để định hướng đầu tư và kêu gọi đầu tư một cách đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng du lịch theo từng giai đoạn 2022 – 2025 và 2026 – 2030. Trong đó, Nhà nước có trách nhiệm đầu tư hạ tầng kỹ thuật, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội tham gia đầu tư xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch.

Bình Phước phấn đấu thu hút du khách giai đoạn từ năm 2022 – 2025 tăng bình quân 22,92% và 11,89% đối với giai đoạn từ năm 2026 – 2030; phấn đấu đến năm 2025 đạt 2 triệu lượt khách/năm, đến năm 2030 đạt 3 triệu lượt khách/năm; tăng số thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của mỗi du khách, hướng tới mục tiêu doanh thu từ du lịch năm 2030 chiếm khoảng 6 – 7% GRDP của tỉnh.

Đậu Tất Thành – Nhật Bình

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Những ngày giữa tháng Chạp âm lịch (giữa tháng 1/2025), hoa Mai Anh Đào tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum bắt đầu nở rộ. Mùa hoa năm nay được đánh giá là khá đẹp so với những năm gần đây, hoa nở đều, bông lớn, giúp thị trấn Măng Đen “khoác” lên mình một màu áo mới. Tiết trời se lạnh, chỉ khoảng 14 độ C, cùng với sương mù vào sáng sớm, có nắng nhẹ vào buổi trưa giúp du khách tự do, thoải mái ngắm nhìn những cành hoa rực rỡ.

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguồn tài nguyên phong phú cùng sự đa dạng trong văn hóa của 49 dân tộc, truyền thống cách mạng hào hùng… đã tạo ra nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Bên cạnh khai thác các tiềm năng, lợi thế, ngành Du lịch Đắk Lắk cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng bá và liên kết phát triển du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Qua đó, góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch.

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Ngày 15/1, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối với hơn 60 đơn vị là các công ty lữ hành nội địa giới thiệu Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La và những nét đặc sắc của du lịch thành phố.

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Ngày 11/1, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh Đào khoe sắc” tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ.

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Trại rắn Đồng Tâm (hay Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9) tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang không chỉ nổi tiếng là một bảo tàng rắn phong phú mà còn là một khu du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Những ngày cuối năm, hoa mua bung nở rực rỡ trên nhiều đồi chè ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thu hút đông đảo khách tham quan. Để tạo điều kiện cho du khách, các chủ nông trường chè cũng mở cửa cho khách vào tự do để chụp ảnh, quay phim thoải mái.

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Năm 2024, Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch, cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả; vận dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề, từ đó thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng. Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Thực tế, xuất phát từ nhiều điều kiện liên quan đặc thù quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng, không phải làng nghề hay nghề truyền thống nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Song du lịch làng nghề vẫn một trong những nhóm sản phẩm du lịch quan trọng, làm nên giá trị đặc sắc cho điểm đến. Hiện nay, phát triển du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống ở nhiều địa phương đang có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay từ cộng đồng người dân làng nghề, các cấp, ngành chức năng, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm làng nghề cũng như các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Nhìn từ góc độ văn hóa, làng nghề, nghề thủ công là những di sản văn hóa cần được bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có kinh tế du lịch. Từ nguyên liệu cho đến các công đoạn sáng tạo, làm nên sản phẩm hoặc quan niệm về tín ngưỡng, nhân sinh thể hiện qua sản phẩm cùng các nghi thức tôn vinh tổ nghề đều thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân làng nghề, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Với lợi thế có gần 28.000 km đường thủy, du lịch sông nước gắn với nét văn hóa miệt vườn là những sản phẩm du lịch nổi bật thu hút du khách của Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, lợi thế này vẫn còn rất nhiều tiềm năng cần được các địa phương khai thác, phát huy hiệu quả hơn để sản phẩm du lịch tránh đơn điệu, trùng lặp khiến du khách cho rằng “chỉ cần đến một lần cho biết, đi một nơi biết được cả vùng”.

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Ngày 1/1, trong không khí rộn ràng của ngày đầu năm mới, tỉnh Hà Giang hân hoan chào đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến tham quan và trải nghiệm tại mảnh đất cực Bắc Tổ quốc. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang tổ chức nhằm khởi đầu cho chuỗi hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch trong suốt năm 2025.

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Kết thúc năm 2024, lĩnh vực du lịch của vùng Đông Nam Bộ - khu vực kinh tế năng động của cả nước tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Phát huy kết quả đạt được, đồng thời nhìn rõ những “gam trầm” trong bức tranh sáng, năm 2025 các địa phương có giải pháp tăng sức hút, giữ vững vị thế du lịch Đông Nam Bộ trên bản đồ du lịch cả nước.

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn thu hút bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Văn hóa truyền thống đang dần trở thành thế mạnh để ngành du lịch Cao Bằng khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt…

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Tối 30/12, tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức khai mạc Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều lần thứ 7 năm 2024.

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Từ tháng 11/2020, chợ phiên Mường Chon đi vào hoạt động, bày bán các sản phẩm đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc tại các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Tương Dương và là nơi bảo lưu, trao truyền, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao miền Tây xứ Nghệ.

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Từng là “vùng trũng” về du lịch nhưng trong năm 2024, ngành Du lịch Điện Biên đã vươn mình khẳng định là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách. Có thể khẳng định, việc tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” chính là bệ phóng vững chắc để ngành Du lịch có một năm bứt phá ngoạn mục với những con số ấn tượng và thành tựu đáng tự hào.

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) tạo ra trải nghiệm sống động, hấp dẫn, giúp hỗ trợ du khách khám phá các tour, tuyến, điểm đến, sản phẩm du lịch từ xa, tăng trải nghiệm cá nhân, làm phong phú các hoạt động du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng du lịch, nhưng việc ứng dụng VR/AR phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.

Yên Bái lần đầu tiên tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu

Yên Bái lần đầu tiên tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu

Ngày 29/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu lần thứ Nhất. Đây là cơ hội để các hướng dẫn viên du lịch trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp, qua đó quảng bá hình ảnh đẹp, địa điểm du lịch hấp dẫn của Yên Bái đến với du khách trong và ngoài tỉnh.

Cần Thơ lần đầu tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu

Cần Thơ lần đầu tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, tại thành phố Cần Thơ, UBND quận Ninh Kiều phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu, đánh dấu lần đầu tiên môn thể thao này xuất hiện tại thành phố Cần Thơ. Ngoài theo dõi cuộc đua, người dân và du khách còn có cơ hội trải nghiệm cảm giác lướt sóng trên sông Hậu với những chiếc thuyền buồm hiện đại.