Năm 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp tập trung phát triển du lịch thông qua đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch, xây dựng và kết nối tour tuyến du lịch để thu hút khách.
Chiều 7/3, trong khuôn khổ Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Hội thảo định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch muối Bạc Liêu.
Nhằm đạt mục tiêu đón trên 4 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu đạt trên 3.500 tỷ đồng trong năm 2025, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đang tập trung đẩy mạnh hợp tác, liên kết, xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, hình ảnh địa phương và mời gọi đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng...
Du lịch biển đảo Quảng Nam được xác định là đích đến bền vững của du lịch xanh trong mối liên kết với các trung tâm du lịch lớn của khu vực như: Huế, Đà Nẵng, Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tuy nhiên thực tế, du lịch biển đảo Quảng Nam chưa tương xứng với tiềm năng. Để biển đảo trở thành sản phẩm chủ lực, đích đến của du lịch xanh, các loại hình dịch vụ đi kèm cần được nâng cấp. Đồng thời, sản phẩm du lịch biển phải đa dạng, dịch vụ vận chuyển được cải thiện và dịch vụ lưu trú được quan tâm nhiều hơn.
Đắk Lắk có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguồn tài nguyên phong phú cùng sự đa dạng trong văn hóa của 49 dân tộc, truyền thống cách mạng hào hùng… đã tạo ra nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Bên cạnh khai thác các tiềm năng, lợi thế, ngành Du lịch Đắk Lắk cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng bá và liên kết phát triển du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Qua đó, góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch.
Năm 2024, Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch, cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả; vận dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề, từ đó thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng. Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.
Ngày 21/12, trong khuôn khổ Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024, Chương trình Tọa đàm tư vấn xây dựng sản phẩm “Lai Chau - City tour” được tổ chức tại thành phố Lai Châu. Tham dự có đại diện các khu/điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu; các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành các tỉnh trong cả nước; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch của châu Hồng Hà (huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế ban đêm, cung cấp các dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí, văn hóa - nghệ thuật nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Là tỉnh có vị trí địa lý chiến lược với các tuyến giao thông kết nối thuận lợi, Bình Phước giữ vai trò quan trọng, cửa ngõ kết nối, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Campuchia, Lào, Thái Lan. Đặc điểm về tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cùng với truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, phong phú.
Sáng 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Trưng bày và trình diễn di sản văn hóa kết hợp với các sản phẩm du lịch. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản” nhân kỷ kiệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh (2014 - 2024).
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm trên 30% dân số của tỉnh (khoảng 361.000 người). Toàn tỉnh có 93 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Tỉnh xác định phát triển du lịch đến năm 2030 là nền kinh tế mũi nhọn, trong đó phát triển du lịch tâm linh gắn với văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer là trọng tâm.
Để tiếp tục “hút khách” và hoàn thành mục tiêu đón 13,8 triệu lượt khách trong năm 2024, Thanh Hóa đang nỗ lực tung ra những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn…
Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), du lịch nông nghiệp, nông thôn đã góp phần đa dạng điểm đến, sản phẩm du lịch Việt Nam, kéo dài thời gian lưu trú của khách.
Năm 2024, ngành Du lịch tỉnh Quảng Bình phấn đấu đón 4,5 - 5 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ du lịch đạt trên 5.600 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu này, tỉnh đã chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, làm mới các điểm đến, đa dạng các sản phẩm du lịch để thu hút khách tham quan.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch truyền thông, quảng bá về Năm Du lịch quốc gia 2024 với chủ đề "Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận". Các hoạt động này nằm giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc của Điện Biên và đất nước, qua đó thúc đẩy phát triển du lịch toàn diện, bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm góp phần đưa quan hệ hợp tác văn hóa, du lịch giữa tỉnh Hà Giang (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) phát triển tốt đẹp, bền vững, trong hai ngày 16 - 17/2, tour du lịch bằng xe đạp "Một hành trình - Hai quốc gia" diễn ra tại Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang) - Thiên Bảo (Châu Văn Sơn, Trung Quốc).
Sáng 18/1, tại Khu dân cư làng Chăm Đa Phước, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư tỉnh An Giang tổ chức ra mắt sản phẩm du lịch Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc.
Năm 2024, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xác định sẽ tập trung xây dựng những sản phẩm du lịch cung đình đẳng cấp để phục vụ du khách, nhất là các sản phẩm du lịch về đêm trong khu vực Đại Nội Huế.
Ngày thứ hai trong kỳ nghỉ lễ Tết Dương lịch (31/12), tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đón hàng ngàn lượt du khách tham quan. Đặc biệt, nhiều du khách ấn tương, thích thú khi trải nghiệm các sản phẩm du lịch đặc trưng liên quan đến văn hóa cà phê và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên Cao nguyên Đắk Lắk.
Ngày 23/12, Làng du lịch Mỹ Khánh, huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ) phối hợp với các đơn vị liên quan khai trương điểm giới thiệu kinh doanh các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) Cần Thơ kết hợp tổ chức Ngày hội "Đặc sản miền Tây" năm 2024 và đón nhận quyết định của UBND thành phố Cần Thơ công nhận Làng du lịch Mỹ Khánh là sản phẩm OCOP 4 sao.
Ninh Bình được có tài nguyên thiên nhiên phong phú và độc đáo, là nơi sinh sống của hàng nghìn loài động, thực vật quý hiếm. Lợi thế này đang được tỉnh Ninh Bình xây dựng và phát triển thành sản phẩm du lịch riêng. Đến nay, nhiều đơn vị, cơ sở tại tỉnh Ninh Bình đã tổ chức nhiều cuộc thi, chương trình gắn với giáo dục bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã, giúp người dân, du khách biết cách học hỏi, tôn trọng và gìn giữ thiên nhiên.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Quảng Bình đã triển khai nhiều dự án, hoạt động tích cực. Bước đầu, tỉnh thu được kết quả khả quan trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên đia bàn để phát triển kinh tế, xã hội, ổn định cuộc sống…
Với tài nguyên du lịch vùng nông thôn đa dạng và nhiều giá trị văn hóa, Nghệ An hướng phát triển du lịch nông nghiệp thành một trong những loại hình du lịch chính. Tỉnh phát triển du lịch nông nghiệp thành kỳ nghỉ vùng quê, đồng thời liên kết với chương trình chuyển đổi ngành Nông nghiệp chuyên sản xuất nông sản sang làm kinh tế và dịch vụ. Cách làm này về lâu dài, Nghệ An muốn phát triển bền vững vùng nông thôn, đồng thời cung cấp cho ngành Du lịch nhiều sản phẩm mới.
Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang Võ Phạm Tân, nhờ có nhiều giải pháp phục hồi và phát triển ngành Du lịch sau đại dịch COVID-19, trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đón trên 600.000 lượt du khách, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng du khách quốc tế đạt gần 163.000 lượt người, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu trực tiếp từ du lịch đạt 380 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ năm trước.
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tỉnh Tuyên Quang đón khoảng 145.000 lượt khách, chủ yếu là khách nội địa; trong đó, khách lưu trú đạt khoảng 29.500 lượt. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 139 tỷ đồng, tăng 10% so với dịp nghỉ lễ năm 2022.
Thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh đã xây dựng, định hình, phát triển một số sản phẩm du lịch đặc trưng, có sức hút đối với khách du lịch.
Trong tháng 4/2023, tỉnh Quảng Ninh dự kiến đưa vào khai thác 24 sản phẩm du lịch mới tại 5 địa phương gồm: thành phố Hạ Long, Móng Cái, các huyện Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà.
Ngày 2/2, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên chủ trì cuộc họp xem xét dự thảo Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh năm 2023 và dự thảo Quyết định điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2386/QĐ-UBND ngày 8/12/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025”.