Hơn 30 người dân đại diện cho các khu phố xung quanh Khu lý chất thải rắn Gò Cát đã vào kiểm tra tình hình xử lý bãi rác đã đóng cửa cũng như công nghệ và quá trình vận hành Nhà máy điện - rác tại đây.
Đây là lần đầu tiên người dân trong khu vực được vào tận nơi để chứng kiến quá trình xử lý môi trường ở bãi rác trước đây từng gây ô nhiễm và ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.
Sống gần Khu xử lý chất thải rắn Gò Cát, bà Trịnh Thị Đò, 70 tuổi, ngụ tại 747 Quốc lộ 1A, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân cho biết: Cách đây hơn 10 năm, bãi rác Gò Cát ô nhiễm nghiêm trọng, mùi hôi thối bốc ra khu vực xung quanh khiến người dân rất khổ sở. Từ khi bãi rác đóng cửa, tình hình ô nhiễm đã giảm dần, đến nay không còn mùi hôi từ rác thải bốc lên nữa. Tôi rất ủng hộ chủ trương để người dân vào tận bãi rác kiểm tra vì đây là quyền chính đáng đối với vấn đề môi trường liên quan đến đời sống của các hộ gia đình xung quanh.
Theo ông Ngô Quang Sơn, người dân phường Bình Hưng Hòa: Qua kiểm tra bãi rác chôn lấp, tôi nhận thấy việc che chắn, xử lý nước rỉ rác, mùi hôi đã đảm bảo về môi trường. Tuy nhiên, tôi và người dân trong khu vực vẫn mong muốn phải tiếp tục xử lý phần rác đã chôn lấp, có thể xử lý bằng ép khối rồi đốt hoặc xử lý thành điện năng như mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy lực – Máy giới thiệu.
Đồng tình với công nghệ hiện đại của dự án thực nghiệm Nhà máy điện – rác Gò Cát, bà Nguyễn Thị Mai, người dân phường Bình Hưng Hòa cho biết: Công nghệ biến rác thành điện năng của Nhà máy điện - rác rất hiện đại, không đốt mà vẫn biến rác thành chất khí, trong đó không tạo ra khói bụi hay mùi hôi. Tuy nhiên, khi chính thức xây dựng Nhà máy điện - rác tại đây thì phải cam kết với người dân trong khu vực không để xảy ra vấn đề ô nhiễm môi trường. Nếu công ty để xảy ra ô nhiễm và ảnh ưởng đến cuộc sống người dân xung quanh thì phải di dời nhà máy đi nơi khác.
Ông Huỳnh Minh Nhựt - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Khu xử lý chất thải rắn Gò Cát đã đóng cửa từ năm 2007, tổng lượng rác đang chôn lấp tại đây là 5,3 triệu tấn. Năm 2007, Chính phủ Hà Lan hỗ trợ xây dựng Nhà máy điện - rác Gò Cát, thực hiện thu khí từ bãi rác đã đóng cửa để đốt phát điện. Tiếp nối kết quả của Nhà máy điện - rác Gò Cát, đầu năm 2017, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy lực – Máy thực hiện đề án thực nghiệm “Xây dựng Nhà máy điện - rác Gò Cát”, chuyển hóa chất thải rắn công nghiệp thành năng lượng điện, hòa vào lưới điện quốc gia.
Theo ông Nguyễn Gia Long, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy lực - Máy, giải pháp công nghệ điện rác hoàn toàn không chôn lấp hoặc đốt nên không có nước thải, không mùi hôi và không khói bụi. Hệ thống khí hóa đa nhiên liệu với nguồn nhiệt lớn bẻ gãy mạch hydrocacbon trong môi trường thiếu oxy biến rác thải rắn thành thể khí và chuyển hóa thành điện năng. Nhà máy đã xử lý ép viên 500 tấn rác công nghiệp không độc hại làm nhiên liệu và chuyển hóa 35 tấn rác thành 7 MW điện, hòa vào lưới điện quốc gia.
Vấn đề công khai quá trình xử lý rác thải và tăng cường vài trò giám sát của người dân được lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh rất quan tâm và chỉ đạo chủ đầu tư các bãi rác trên địa bàn thành phố mở cửa định kỳ cho người dân địa phương vào tham quan công nghệ và giám sát tình hình môi trường. Đồng thời, yêu cầu các tổ chức đoàn thể phải thường xuyên tham quan để tăng cường giám sát công nghệ xử lý ở các khu xử lý này, bảo đảm sự tin tưởng của người dân trong vấn đề môi trường.
Liên quan đến vấn đề tổ chức cho người dân giám sát các hoạt động xử lý rác trên địa bàn, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Sở sẽ phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện đưa người dân vào giám sát các khu xử lý rác thải trên địa bàn, đồng thời lắng nghe các đề xuất của bà con để có giải pháp xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong khu vực. Việc công khai quá trình xử lý rác thải và đưa người dân vào kiểm tra xử lý rác nhằm mục đích để người dân tận mắt chứng kiến, giám sát quá trình xử lý rác thải, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân./.
Người dân quận Bình Tân đến tham quan Nhà máy điện rác Gò Cát. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN |
Sống gần Khu xử lý chất thải rắn Gò Cát, bà Trịnh Thị Đò, 70 tuổi, ngụ tại 747 Quốc lộ 1A, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân cho biết: Cách đây hơn 10 năm, bãi rác Gò Cát ô nhiễm nghiêm trọng, mùi hôi thối bốc ra khu vực xung quanh khiến người dân rất khổ sở. Từ khi bãi rác đóng cửa, tình hình ô nhiễm đã giảm dần, đến nay không còn mùi hôi từ rác thải bốc lên nữa. Tôi rất ủng hộ chủ trương để người dân vào tận bãi rác kiểm tra vì đây là quyền chính đáng đối với vấn đề môi trường liên quan đến đời sống của các hộ gia đình xung quanh.
Theo ông Ngô Quang Sơn, người dân phường Bình Hưng Hòa: Qua kiểm tra bãi rác chôn lấp, tôi nhận thấy việc che chắn, xử lý nước rỉ rác, mùi hôi đã đảm bảo về môi trường. Tuy nhiên, tôi và người dân trong khu vực vẫn mong muốn phải tiếp tục xử lý phần rác đã chôn lấp, có thể xử lý bằng ép khối rồi đốt hoặc xử lý thành điện năng như mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy lực – Máy giới thiệu.
Đồng tình với công nghệ hiện đại của dự án thực nghiệm Nhà máy điện – rác Gò Cát, bà Nguyễn Thị Mai, người dân phường Bình Hưng Hòa cho biết: Công nghệ biến rác thành điện năng của Nhà máy điện - rác rất hiện đại, không đốt mà vẫn biến rác thành chất khí, trong đó không tạo ra khói bụi hay mùi hôi. Tuy nhiên, khi chính thức xây dựng Nhà máy điện - rác tại đây thì phải cam kết với người dân trong khu vực không để xảy ra vấn đề ô nhiễm môi trường. Nếu công ty để xảy ra ô nhiễm và ảnh ưởng đến cuộc sống người dân xung quanh thì phải di dời nhà máy đi nơi khác.
Ông Huỳnh Minh Nhựt - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Khu xử lý chất thải rắn Gò Cát đã đóng cửa từ năm 2007, tổng lượng rác đang chôn lấp tại đây là 5,3 triệu tấn. Năm 2007, Chính phủ Hà Lan hỗ trợ xây dựng Nhà máy điện - rác Gò Cát, thực hiện thu khí từ bãi rác đã đóng cửa để đốt phát điện. Tiếp nối kết quả của Nhà máy điện - rác Gò Cát, đầu năm 2017, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy lực – Máy thực hiện đề án thực nghiệm “Xây dựng Nhà máy điện - rác Gò Cát”, chuyển hóa chất thải rắn công nghiệp thành năng lượng điện, hòa vào lưới điện quốc gia.
Người dân quận Bình Tân đến tham quan Nhà máy điện rác Gò Cát. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN |
Vấn đề công khai quá trình xử lý rác thải và tăng cường vài trò giám sát của người dân được lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh rất quan tâm và chỉ đạo chủ đầu tư các bãi rác trên địa bàn thành phố mở cửa định kỳ cho người dân địa phương vào tham quan công nghệ và giám sát tình hình môi trường. Đồng thời, yêu cầu các tổ chức đoàn thể phải thường xuyên tham quan để tăng cường giám sát công nghệ xử lý ở các khu xử lý này, bảo đảm sự tin tưởng của người dân trong vấn đề môi trường.
Liên quan đến vấn đề tổ chức cho người dân giám sát các hoạt động xử lý rác trên địa bàn, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Sở sẽ phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện đưa người dân vào giám sát các khu xử lý rác thải trên địa bàn, đồng thời lắng nghe các đề xuất của bà con để có giải pháp xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong khu vực. Việc công khai quá trình xử lý rác thải và đưa người dân vào kiểm tra xử lý rác nhằm mục đích để người dân tận mắt chứng kiến, giám sát quá trình xử lý rác thải, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân./.
Nguyễn Xuân Dự
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi