Tăng cường phân cấp, tinh gọn trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025

Chiều 19/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.

phamkimson.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì cuộc họp. Ảnh: moet.gov.vn

Báo cáo tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Huỳnh Văn Chương đã thông tin về những khác biệt cơ bản giữa mô hình tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 với kỳ thi năm 2024, cũng như tiến độ chuẩn bị cho kỳ thi đến thời điểm hiện tại.

Theo đó, với tầm quan trọng của Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông đầu tiên thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, công tác chuẩn bị đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện từ sớm, từ xa. Đến thời điểm này, cơ bản hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đã được ban hành.

Để đảm bảo cho công tác ra đề thi và xây dựng ngân hàng câu hỏi thi theo hướng mở, phát huy trí tuệ tập thể trong toàn ngành, đồng thời phù hợp với phương thức một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, Cục Quản lý chất lượng đã tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên trên toàn quốc. Kết quả, giáo viên đã làm quen với hình thức đánh giá năng lực theo đúng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tháng 10/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 18 đề tham khảo, đảm bảo đúng quy định về cấu trúc, định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025 đã được Bộ ban hành trước đó. Đề thi bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tập trung chủ yếu ở lớp 12, nhằm giúp giáo viên chủ động giảng dạy, ôn tập ngay từ đầu năm học. So với mọi năm, đề tham khảo năm nay công bố sớm trước 5 tháng.

Hệ thống công nghệ, kỹ thuật, phần mềm hỗ trợ đều được triển khai theo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo kịp thời cho công tác tổ chức kỳ thi năm 2025.

Về phía địa phương, đến nay, hầu hết các địa phương đã ban hành Chỉ thị hoặc văn bản chỉ đạo đối với ngành giáo dục triển khai các nhiệm vụ của Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 sau khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các địa phương cũng đã cho học sinh lớp 12 đăng ký thi thử lần 1 các môn dự kiến chọn thi tốt nghiệp (ngoài 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn); tổ chức học, thi thử theo dạng thức thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố.

Thời gian tới, Bộ sẽ ban hành công văn hướng dẫn tổ chức thi (dự kiến đầu tháng 3/2025); hoàn thiện các hệ thống phần mềm tổ chức thi và thử nghiệm trên diện rộng, kiểm tra đánh giá an ninh, an toàn trước khi đưa vào sử dụng; tiếp tục tập huấn đội ngũ giáo viên để xây dựng câu hỏi thi; tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn để các địa phương nắm rõ mô hình, cách thức tổ chức, cấu trúc định dạng đề thi, thời gian thi, lịch thi…

Các địa phương phân cấp, phân quyền rõ, đầy đủ, trách nhiệm, toàn diện kỳ thi tại địa phương; đồng thời, xây dựng phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhân lực, vật lực. Các nhà trường chú trọng tổ chức dạy học, đánh giá bám sát chương trình và nội dung thi, tổ chức thi thử để giáo viên, học sinh làm quen với cách thức tổ chức thi.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các đơn vị đã thông tin về công tác phối hợp, triển khai các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025; nêu ra những thuận lợi, khó khăn, đề xuất cách thức, giải pháp để tổ chức kỳ thi đảm bảo các yêu cầu đặt ra.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao sự chủ động trong công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 ở tất cả các khâu, đặc biệt là chuẩn bị về mô hình, cách thức tổ chức, khâu làm đề thi… Theo Bộ trưởng, các bước chuẩn bị cho kỳ thi năm 2025 đã chủ động hơn so với mọi năm ở tất cả các khâu, điều này cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của mùa thi năm 2025.

Với yêu cầu cần lường trước mọi vấn đề, thấy hết thách thức để chuẩn bị với tinh thần thận trọng, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị tập trung làm tốt một số khâu trong tổ chức kỳ thi, như: ra đề, tập huấn, thanh tra, truyền thông…

Với kỳ thi đầu tiên thực hiện theo tinh thần đổi mới, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý tới khâu tập dượt để rút kinh nghiệm. Mục tiêu đảm bảo chất lượng và có một kỳ thi an toàn không có gì thay đổi, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh yêu cầu về tăng cường phân cấp, tinh gọn và trách nhiệm của các địa phương trong tổ chức kỳ thi.

Việt Hà

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Chiều 10/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình và nhiệm vụ thời gian tới.

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Mô hình 5+1 ở Đắk Song (Đắk Nông) đang tạo làn gió mới thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo một cách bền vững. Trong ảnh: Một góc khu dân cư vùng dân tộc thiểu số ở xã biên giới Thuận Hà.

Hiệu quả mô hình 5+1 ở Đắk Song

Với cách làm sáng tạo, mô hình 5+1 (5 đảng viên giúp 1 hộ thoát nghèo) được triển khai tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã và đang giúp nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, tạo đổi thay tích cực trong đời sống đồng bào…

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật được Quốc hội thông qua

Sáng 28/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 3 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Phê chuẩn danh sách và số lượng Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội

Phê chuẩn danh sách và số lượng Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn danh sách và số lượng Phó Chủ nhiệm, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm tại các Ủy ban của Quốc hội khóa XV.