Bộ Y tế đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ số giảm bớt gánh nặng cho người dân

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.

potal-dam-bao-cong-tac-cap-cuu-kham-chua-benh-trong-dip-tet-at-ty-2025-7830338.jpg
Khoa Cấp cứu A9 của Bệnh viện Bạch Mai luôn đảm bảo thực hiện thường trực 4 cấp: trực lãnh đạo, xử lý thông tin đường dây nóng; trực chuyên môn; trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Đây là một bước quan trọng nhằm cải thiện hiệu quả quản lý hành chính, giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến lĩnh vực y tế.

Theo kết luận thanh tra số 2555/KL-TTCP ngày 6/12/2024 của Thanh tra Chính phủ, việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế vẫn còn một vài điểm cần được khắc phục. Để thực hiện tốt, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế tập trung triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể: Thực hiện nghiêm quy định về kiểm soát thủ tục hành chính, đảm bảo việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thủ tục hành chính tuân thủ đúng quy định, tránh gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Bộ Y tế yêu cầu tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực y tế sẽ được công bố rõ ràng, minh bạch trên Cổng dịch vụ công của Bộ Y tế, giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thực hiện.

Ngoài ra, cần tăng cường triển khai các dịch vụ công trực tuyến, giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thực hiện đầy đủ, đúng hạn các chỉ đạo liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, đồng thời chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ, gây khó khăn cho người dân.

Về cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tham mưu ban hành thủ tục hành chính thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có chứa quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ; Thông tư số 29/2019/TT-BYT ngày 29/11/2019 của Bộ Y tế; Thông tư số 03/2022/TT-BTP ngày 10/2/2022 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản và soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ trưởng các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Bộ (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) hoàn thiện Quyết định công bố thủ tục hành chính trong quá trình hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính theo quy định; trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính đồng thời với việc ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc chậm nhất 3 ngày sau khi văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền ban hành để khắc phục việc chậm muộn khi công bố, công khai thủ tục hành chính theo quy định. Rà soát, khắc phục ngay tình trạng Quyết định công bố thủ tục hành chính thừa, thiếu yêu cầu, điều kiện. Thời hạn hoàn thành trong Quý I năm 2025.

Tổ chức sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ, trình Lãnh đạo Bộ phụ trách ký ban hành. Thời hạn, trong Quý 1/ 2025.

Chỉ thị cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự phối hợp giữa Bộ Y tế với các cơ quan liên quan, đặc biệt là Văn phòng Chính phủ, để đảm bảo quá trình cải cách thủ tục hành chính đạt hiệu quả cao nhất.

Việc ban hành Chỉ thị là một trong những bước đi quan trọng của Bộ Y tế nhằm hiện thực hóa mục tiêu cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, hướng tới một nền hành chính chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả.

PV

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Các địa phương khẩn trương thực hiện phòng, chống rét cho đàn vật nuôi

Các địa phương khẩn trương thực hiện phòng, chống rét cho đàn vật nuôi

Để chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đã có văn bản số 83/CN-KHCNMT&HTQT đề nghị các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi kéo dài.

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc

Ngày 6/2, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy ký ban hành Công văn số 418/BVHTTDL- VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.

Bộ Tài chính hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Tài chính hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 07/2025/TT-BTC ngày 24/01/2025 hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Các trường hợp được đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Các trường hợp được đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, quỹ phát triển đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) tuần tra, bảo vệ, phòng cháy rừng. Ảnh: Nguyễn Nam - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 2/2025

Trong tháng 2/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy văn; kinh doanh bảo hiểm; sửa quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; quy định mới về tổ chức và hoạt động của thanh tra Công an nhân dân; bãi bỏ một số quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện...

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Chính phủ thực hiện theo nguyên tắc tổ chức hợp lý các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì, thực hiện và chịu trách nhiệm chính, bảo đảm không chồng chéo, giao thoa, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh vào trường nội trú ở 11 huyện miền núi Thanh Hóa

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh vào trường nội trú ở 11 huyện miền núi Thanh Hóa

Ngày 16/1, thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa, đơn vị vừa có công văn gửi 11 huyện miền núi của tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện chỉ đạo kiểm tra công tác tuyển sinh vào lớp 6 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú - trung học cơ sở từ năm học 2021 - 2022 đến nay.

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành.