Bổ sung quy định về nguồn vốn hợp pháp khác cho việc lập, công bố, điều chỉnh quy hoạch

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023.

potal-chien-luoc-phat-trien-nha-o-quoc-gia-giai-doan-2021-2030-day-manh-nha-o-gia-hop-ly-7812489.jpg
Một góc thành phố Cần Thơ - trung tâm phát triển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Trong đó, Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3a của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP đã được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 58/2023/NĐ-CP.

Về nguồn vốn hợp pháp khác cho việc lập, công bố, điều chỉnh quy hoạch, nguồn vốn hợp pháp khác cho việc lập, công bố, điều chỉnh quy hoạch bao gồm các nguồn lực hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều này.

Nguồn lực hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm kinh phí; kết quả nghiên cứu của cơ quan, tổ chức, chuyên gia; tài trợ giải thưởng cho tổ chức, cá nhân có ý tưởng quy hoạch được lựa chọn trên cơ sở kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch do cơ quan lập quy hoạch tổ chức (nếu có); hỗ trợ để tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo; sản phẩm quy hoạch; tài liệu phục vụ việc lập quy hoạch được tiếp nhận, quản lý và sử dụng như sau:

Nguồn lực hỗ trợ bằng kinh phí của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Nguồn lực hỗ trợ của cơ quan, tổ chức nước ngoài được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.

Nguồn lực hỗ trợ bằng hình thức kết quả nghiên cứu của cơ quan, tổ chức, chuyên gia; tài trợ giải thưởng cho tổ chức, cá nhân có ý tưởng quy hoạch được lựa chọn trên cơ sở kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch do cơ quan lập quy hoạch tổ chức (nếu có); hỗ trợ để tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo; tài liệu phục vụ việc lập quy hoạch được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan.

Nguồn lực hỗ trợ bằng sản phẩm là hồ sơ quy hoạch, hồ sơ điều chỉnh quy hoạch thì nhà tài trợ quyết định chi phí thực hiện, hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn lập điều chỉnh quy hoạch.

Nguyên tắc hỗ trợ và sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác cho việc lập, công bố, điều chỉnh quy hoạch

Tự nguyện; không vì lợi ích nhà tài trợ làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội; không vụ lợi.

Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; đúng mục tiêu, mục đích; tiết kiệm, hiệu quả.

Nghị định 22/2025/NĐ-CP cũng bổ sung Điều 6a vào sau Điều 6 của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP về tiêu chí đánh giá đột xuất thực hiện quy hoạch: Đánh giá khái quát tình hình thực hiện định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng; phương án phát triển các ngành, lĩnh vực và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trong quy hoạch tỉnh.

Đánh giá tình hình thực hiện các dự án theo các nội dung: Danh mục các dự án đã và đang triển khai thực hiện; Danh mục dự kiến các dự án quan trọng, dự án ưu tiên trong thời kỳ quy hoạch chưa triển khai thực hiện; nguyên nhân.

Đánh giá chung kết quả thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong quy hoạch; những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện quy hoạch; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện quy hoạch; kiến nghị điều chỉnh quy hoạch (nếu có).

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Các địa phương khẩn trương thực hiện phòng, chống rét cho đàn vật nuôi

Các địa phương khẩn trương thực hiện phòng, chống rét cho đàn vật nuôi

Để chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đã có văn bản số 83/CN-KHCNMT&HTQT đề nghị các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi kéo dài.

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc

Ngày 6/2, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy ký ban hành Công văn số 418/BVHTTDL- VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.

Bộ Tài chính hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Tài chính hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 07/2025/TT-BTC ngày 24/01/2025 hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Các trường hợp được đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Các trường hợp được đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, quỹ phát triển đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) tuần tra, bảo vệ, phòng cháy rừng. Ảnh: Nguyễn Nam - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 2/2025

Trong tháng 2/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy văn; kinh doanh bảo hiểm; sửa quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; quy định mới về tổ chức và hoạt động của thanh tra Công an nhân dân; bãi bỏ một số quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện...

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Chính phủ thực hiện theo nguyên tắc tổ chức hợp lý các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì, thực hiện và chịu trách nhiệm chính, bảo đảm không chồng chéo, giao thoa, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh vào trường nội trú ở 11 huyện miền núi Thanh Hóa

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh vào trường nội trú ở 11 huyện miền núi Thanh Hóa

Ngày 16/1, thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa, đơn vị vừa có công văn gửi 11 huyện miền núi của tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện chỉ đạo kiểm tra công tác tuyển sinh vào lớp 6 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú - trung học cơ sở từ năm học 2021 - 2022 đến nay.

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành.