Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Trà Vinh tầm nhìn đến 2050​

Ngày 13/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 84/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

potal-nhieu-chuyen-bien-o-vung-nong-thon-tra-vinh-7529332.jpg
Huyện Cầu Kè đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao. Ảnh: Thanh Hòa-TTXVN

Theo Kế hoạch, đối với các dự án đầu tư công, tỉnh Trà Vinh sẽ ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo động lực, sức lan tỏa, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng khu kinh tế, hạ tầng kỹ thuật đô thị bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông nhằm thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng (kết nối 2 vùng kinh tế - xã hội phía Đông và phía Tây của tỉnh) gắn với 3 trục động lực phát triển (trục phát triển theo tuyến đường bộ ven biển, trục phát triển theo hướng Bắc - Nam và trục phát triển theo hướng Đông - Tây) và 3 cửa ngõ kết nối của tỉnh (cửa ngõ phía Tây Bắc, cửa ngõ phía Tây Nam và cửa ngõ phía Đông); hạ tầng giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để thu hút các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả.

Bên cạnh đó, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đê điều, cấp nước, xử lý rác thải, nước thải, bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và bền vững; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn của tỉnh và phục vụ quốc phòng, an ninh.

Với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công, Trà Vinh sẽ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh trên cơ sở các công trình hạ tầng đã và đang được đầu tư dẫn dắt bởi các dự án đầu tư công, phát huy tối đa hiệu quả các công trình hạ tầng đã được đầu tư; ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm, các dự án lớn có tính chất liên kết, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm đúng quan điểm, định hướng phát triển, phù hợp với nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ; bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Các ngành, lĩnh vực, dự án ưu tiên thu hút đầu tư gồm: Hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế Định An; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hạ tầng thương mại; các Khu đô thị - Dịch vụ - Công nghiệp, Khu dịch vụ - công nghiệp; logistics; các khu sản xuất, chế biến nông, thủy sản; cảng thủy nội địa - hành khách; các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Kế hoạch nêu rõ, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển thực hiện Quy hoạch tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 387.762 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 160.000 tỷ đồng và khoảng 227.762 tỷ đồng trong giai đoạn 2026 - 2030.

Một trong những giải pháp được Kế hoạch đưa ra là giải pháp về thu hút đầu tư phát triển. Theo đó, sử dụng nguồn vốn đầu tư công hiệu quả, đóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt để thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác và tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước; xây dựng các cơ chế, chính sách huy động nguồn thu; ưu tiên nguồn vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn trung ương hỗ trợ, vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, triển khai các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm có tính lan tỏa và kết nối, liên kết vùng; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; có chế tài xử lý các dự án chậm triển khai thực hiện.

Cùng với đó, tỉnh tăng cường huy động vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); nghiên cứu, xây dựng danh mục các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hình thức PPP cho từng giai đoạn để thu hút nhà đầu tư, coi đây là giải pháp đột phá để hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hướng tới mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Trà Vinh triển khai hiệu quả các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo lợi thế trong việc thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, nhất là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư; thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong việc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư nhằm thu hút làn sóng đầu tư mới có chất lượng để phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

Về phát triển nguồn nhân lực, theo Kế hoạch, tỉnh sẽ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tăng cường liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; có cơ chế chính sách bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động làm việc, sinh sống ổn định, lâu dài trên địa bàn. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và nâng cao năng suất lao động, đặc biệt đối với các ngành ngành kinh tế, đặc biệt đối với các ngành, lĩnh vực quan trọng (thủy sản, nông nghiệp hữu cơ, du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng, logistics và cảng biển). Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh…

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành.

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Tại ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2025 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm.

Phân cấp 70% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám chữa bệnh về Sở Y tế

Phân cấp 70% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám chữa bệnh về Sở Y tế

Tiến sĩ, bác sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Thông tư số 57/2024/TT-BYT quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế vừa ban hành có nhiều điểm mới góp phần làm giảm khoảng 70% lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám, chữa bệnh; đẩy mạnh việc công khai, minh bạch, tinh gọn, rút ngắn thời gian; tăng cường năng lực quản lý, nhân sự thực hiện công tác quản lý nhà nước về cấp giấy phép hành nghề và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023.

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, gồm 22 chuẩn, 70 chỉ số thuộc 6 lĩnh vực: thể chất, tình cảm và xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức, thẩm mĩ, tiếp cận với việc học.

Việt Nam thực thi nhiều chính sách, bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực

Việt Nam thực thi nhiều chính sách, bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực

Luôn coi con người là trung tâm của mọi chính sách phát triển, trong suốt nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã không ngừng xây dựng và thực thi pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người toàn diện. Qua nhiều nỗ lực và bước tiến quan trọng, đất nước đạt được thành tựu nổi bật, thể hiện cam kết mạnh mẽ về quyền con người trên mọi lĩnh vực, hướng tới mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau.

10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Từ ngày 1/1/2025, mười luật sẽ có hiệu lực thi hành, bao gồm: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024; Luật Đường bộ năm 2024; Luật Thủ đô năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ năm 2024; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) năm 2024; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2024; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 2023; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản năm 2024; Luật Đầu tư công năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Nhiều quy định mới có lợi cho người dân khi đi khám bảo hiểm y tế từ ngày 1/1/2025

Nhiều quy định mới có lợi cho người dân khi đi khám bảo hiểm y tế từ ngày 1/1/2025

Từ ngày 1/1/2025, một số quy định mới có lợi cho người dân khi đi khám bệnh bảo hiểm y tế sẽ bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo… sẽ được được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu và được bảo hiểm y tế thanh toán 100%; trường hợp bệnh viện không có thuốc, người bệnh bảo hiểm y tế được hoàn tiền khi mua ngoài và một số quy định khác tạo thuận lợi cho người dân có thẻ bảo hiểm y tế...

Tinh gọn bộ máy: Đề xuất nghỉ trước tuổi được trợ cấp hưu trí một lần, không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Tinh gọn bộ máy: Đề xuất nghỉ trước tuổi được trợ cấp hưu trí một lần, không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Người nghỉ hưu trước tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm và được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm. Đây là đề xuất của Bộ Nội vụ trong dự thảo Nghị định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Dự thảo này vừa được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký trình Chính phủ.