Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030

Ngày 9/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 64/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

quangnam.jpg
Tỉnh Quảng Nam ưu tiên các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh. Ảnh: quangnam.gov.vn

Theo Kế hoạch, về xác định các dự án đầu tư công, tỉnh Quảng Nam ưu tiên các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng của tỉnh; tăng cường hạ tầng kết nối các địa phương với Cảng hàng không quốc tế Chu Lai... bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả giữa các vùng, lĩnh vực.

Tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đê điều, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, xử lý rác thải và nghĩa trang; quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khác đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh.

Với dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công, đẩy mạnh thu hút đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Trong đó, ưu tiên thu hút các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế phát triển tập trung theo đúng định hướng 2 vùng kinh tế - 2 cụm động lực - 3 hành lang phát triển.

Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm: hạ tầng giao thông vận tải; hạ tầng logistics, hệ thống sân bay, cảng biển, bến cảng đường thủy nội địa; nguồn điện và lưới điện, hệ thống cấp nước sạch; tài nguyên, môi trường, xử lý chất thải; khai thác khoáng sản; hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các khu nông, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao; các khu đô thị, khu du lịch, khu thể thao; cơ sở hạ tầng giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin và truyền thông, an sinh xã hội.

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm trên 8% trong thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030, dự kiến cần huy động tổng số vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 630.000 tỷ đồng trong toàn thời kỳ quy hoạch.

Một trong những giải pháp được Kế hoạch đưa ra là giải pháp về thu hút đầu tư phát triển. Trong đó, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những dự án phát huy hiệu quả cao, các dự án quan trọng, cấp bách, có tính đột phá, lan tỏa; nâng cao tỷ lệ giải ngân gắn với chất lượng công trình và hoàn thành đúng tiến độ các dự án làm cơ sở để thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách theo phương châm "lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư".

Bên cạnh đó, chú trọng thu hút đầu tư có chọn lọc, các dự án đầu tư nước ngoài, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng trong khu vực và toàn cầu...

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh vào trường nội trú ở 11 huyện miền núi Thanh Hóa

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh vào trường nội trú ở 11 huyện miền núi Thanh Hóa

Ngày 16/1, thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa, đơn vị vừa có công văn gửi 11 huyện miền núi của tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện chỉ đạo kiểm tra công tác tuyển sinh vào lớp 6 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú - trung học cơ sở từ năm học 2021 - 2022 đến nay.

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành.

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Tại ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2025 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm.

Phân cấp 70% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám chữa bệnh về Sở Y tế

Phân cấp 70% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám chữa bệnh về Sở Y tế

Tiến sĩ, bác sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Thông tư số 57/2024/TT-BYT quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế vừa ban hành có nhiều điểm mới góp phần làm giảm khoảng 70% lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám, chữa bệnh; đẩy mạnh việc công khai, minh bạch, tinh gọn, rút ngắn thời gian; tăng cường năng lực quản lý, nhân sự thực hiện công tác quản lý nhà nước về cấp giấy phép hành nghề và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023.